3 bài thuốc dân gian chữa khô khớp hay nhất có thể bạn đã bỏ lỡ!

Các bài thuốc dân gian chữa khô khớp với các nguyên liệu thiên nhiên là cách trị bệnh được nhiều người áp dụng bởi tính an toàn và hiệu quả. Khi thực hiện, bạn cần làm đúng các bước để tối ưu công dụng bài thuốc giúp cải thiện bệnh tốt nhất.

Khô khớp là gì?

Khô khớp gối là hiện tượng khớp không tiết dịch bôi trơn hoặc lượng dịch khớp tiết ra quá ít nên khi vận động thường phát ra tiếng động lạo xạo. Đây là một triệu chứng của bệnh khớp gối, thường gặp ở người trên 40 tuổi. Tuy nhiên hiện nay, chứng khô khớp ở người trẻ có dấu hiệu tăng nhanh, xuất hiện nhiều ở một bộ phận nhân viên văn phòng ngồi liên tục, ít vận động.

Người bị khô khớp có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau như: Khớp gối, khớp háng, khớp cổ chân,... và thấy những biểu hiện như sau:

- Khớp phát ra tiếng kêu lạo xạo, lục cục mỗi khi cử động bằng các động tác như co, duỗi, gập, xoắn… Những tiếng lạo xạo này ngày càng nhiều và tình trạng nặng hơn nếu không được điều trị kịp thời.

- Đau là triệu chứng không thể thiếu, các cơn đau ban đầu khá nhẹ không quá ảnh hưởng tới sinh hoạt cũng như việc đi lại của người bệnh. Dần dần, các cơn đau đến nhiều và kéo dài hơn, thậm chí cả trong lúc ngủ.

- Khớp hơi sưng, cứng gây đau đớn và khó chịu.

- Bệnh kéo dài khiến cho cơ có hiện tượng yếu dần, lâu ngày có thể bị teo cơ, bại liệt.

Nguyên nhân gây khô khớp 

Nguyên nhân hàng đầu gây khô khớp đó là do xương khớp thiếu dưỡng chất và hệ miễn dịch bị suy yếu gây ra tình trạng suy giảm miễn dịch. Ngoài ra, bệnh còn do một số yếu tố khác gây nên, đó là:

- Khớp bị chật sau chấn thương.

- Ổ khớp bị vôi hóa do sự lắng đọng canxi khiến các hoạt động của khớp bị trở ngại, dẫn đến khô khớp.

- Bệnh viêm khớp, bệnh vẩy nến, bệnh thống phong.

- Do cơ bị căng giãn quá mức nên vị trí các khớp bị lệch dẫn đến sự cọ xát, phát ra những tiếng lạo xạo.

- Béo phì dễ dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp, do đó bệnh viêm khớp cũng nặng hơn vì sức nặng của cơ thể gây đè nén lên trên ổ khớp.

- Do một số hoạt động thể thao như: Điền kinh, di chuyển quá nhanh, chạy nhảy, vận động mạnh.

3 bài thuốc dân gian chữa khô khớp hiệu quả

Để có thể điều trị bệnh khô khớp ngay tại nhà mà không sợ tốn kém, bạn có thể tham khảo 3 bài thuốc sau đây:

Bài thuốc trị khô khớp từ gừng

Gừng từ lâu đã trở thành vị thuốc dân gian quen thuộc được sử dụng trong các bài thuốc chữa đau nhức xương khớp. Có rất nhiều cách sử dụng gừng để chữa khô khớp, trong đó những cách phổ biến bao gồm:

Ngâm chân với gừng: Gừng tươi sau khi được làm sạch sẽ đem thái lát và thêm cùng với nước đã được làm ấm ở nhiệt độ 50-60 độ C cùng với một ít muối hột. Ngâm chân vào nước gừng muối ấm mỗi ngày khoảng 20 - 30 phút trước khi đi ngủ sẽ giúp các khớp gối, cổ chân được thoải mái, thư giãn hơn.

Đắp gừng tươi lên khớp bị khô: Giã nát gừng tươi rồi đem bọc trong chiếc khăn sạch. Đun 2 lít nước sau đó thả bọc vải chứa gừng vào trong nồi nước rồi nhấc lên. Gấp khăn làm 4 phần sau đó đắp lên khớp bị khô và đau. Thời gian đắp tối thiểu từ 25 - 30 phút, mỗi ngày nên đắp 3 lần để thấy hiệu quả.

Trị khô khớp từ lá ngải cứu

Ngải cứu có tác dụng giảm sưng, tiêu viêm do bệnh xương khớp rất tốt. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, hoạt chất sterol tự nhiên trong ngải cứu có thể kiểm soát tốt hiện tượng khô khớp. Bài thuốc dân gian chữa khô khớp từ ngải cứu được thực hiện như sau:

- Chuẩn bị khoảng 100g ngải cứu tươi, lấy cả thân thuốc; 2 chén rượu trắng. 

- Ngải cứu phải rửa sạch để đảm bảo loại bỏ hết bụi bẩn, vi khuẩn.

- Cho ngải cứu vào sao đều trên chảo nóng, thêm rượu đã chuẩn bị.

- Khi thấy lá ngải mềm ra thì tắt bếp, lấy lá đắp trực tiếp lên khớp gối bị sưng, đau, nóng.

Lá lốt trị khô khớp 

Các tinh chất trong lá lốt có tác dụng hỗ trợ cơn đau nhức, cứng khớp, trừ thấp và kháng khuẩn rất tốt. Bài thuốc giảm khô cứng khớp từ lá lốt được thực hiện theo các bước như sau:

- Lấy 1 nắm lá lốt đem phơi héo trong bóng râm vì nếu phơi ngoài nắng sẽ làm giảm công dụng của lá lốt. 

- Sau khi lá lốt héo, đem vào rửa sạch rồi cho vào nồi đun. 

- Đun trong khoảng 20 phút, đợi sôi 5 phút cho dược tính của lá lốt có thể tan chảy ra thì tắt bếp. 

- Sử dụng nước lá lốt thu được để uống hoặc nấu ăn giúp giảm viêm khớp, khô khớp.
 

 


Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp
    8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp không đơn giản chỉ điều trị một vài ngày đã khỏi ngay vì đây là bệnh viêm mạn tính. Do đó rất nhiều người lo lắng bệnh viêm khớp dạng thấp lâu ngày có gây tàn phế và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể không? Dưới đây là 8 điều cần biết về căn bệnh này, giúp bệnh nhân điều trị đúng hướng giúp bệnh ổn định, ngăn ngừa biến chứng.

  •         Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?
    Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?

    Ngoài việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất béo không no, rau xanh, hoa quả tươi…kết hợp với việc vận động tập luyện, kiên trì sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để bệnh viêm khớp nhanh được cải thiện. Bệnh nhân cần kiêng những gì để bệnh viêm khớp tái phát ?