Các xét nghiệm chẩn đoán viêm khớp dạng thấp bạn cần biết và cách cải thiện từ thảo dược

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể mang thương tật suốt đời khi các khớp xương đã bị tổn thương. Do đó, việc thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán viêm khớp dạng thấp sẽ giúp bạn sớm có được những phương pháp điều trị thích hợp với tình trạng bệnh, hạn chế gặp phải biến chứng nguy hiểm.

Viêm khớp dạng thấp xảy ra do đâu?

Viêm khớp dạng thấp có dấu hiệu rất đa dạng gồm các triệu chứng về khớp, triệu chứng toàn thân hoặc ở những cơ quan khác. Tuy nhiên, những dấu hiệu điển hình hay gặp ở người viêm khớp dạng thấp đó là: Cứng khớp về sáng (có thể kéo dài hàng giờ), sưng khớp, nóng da, đau khớp, người mệt mỏi, hạn chế vận động,…

Người bị viêm khớp dạng thấp sẽ trải qua 2 giai đoạn:

Giai đoạn khởi phát: Bệnh khởi phát từ từ, tăng dần về sau, chỉ khoảng 10-15% có dấu hiệu xuất hiện đột ngột và cấp tính. Ban đầu, bệnh nhân có biểu hiện mệt mỏi, gầy sút, ra nhiều mồ hôi, tê các đầu chi. Quá trình này diễn ra vài tuần đến vài tháng, sau đó mới đến thời kỳ toàn phát.

Giai đoạn toàn phát: Thường xuất hiện viêm đau nhiều khớp, hay gặp nhất là khớp cổ tay, ngón tay, khớp đầu gối, cổ chân, ngón chân,...

Có nhiều nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp như: Tuổi tác, giới tính, di truyền, nhiễm khuẩn,... Tuy nhiên, theo các chuyên gia xương khớp, nguyên nhân sâu xa gây ra tình trạng này đó là: Sự rối loạn miễn dịch (cụ thể là tình trạng tự miễn) và xương khớp thiếu dưỡng chất.

Tình trạng tự miễn xảy ra khi hệ thống miễn dịch bị rối loạn, dẫn đến sự nhận diện nhầm các tổ chức mô, sụn khớp, màng bao quanh khớp, màng hoạt dịch là tác nhân gây bệnh. Từ đó, cơ thể tự sinh kháng thể chống lại chính những tổ chức đó gây viêm khớp dạng thấp với những biểu hiện: Viêm nhiều khớp, có tính đối xứng, các khớp sưng tấy, đau nhức, nóng đỏ, thường cứng khớp vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và kéo dài nhiều giờ. Nếu người mắc không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: Biến dạng khớp (bàn tay gió thổi, bàn tay lưng lạc đà,...), lâu dần có thể dẫn đến nguy cơ tàn phế,... 

Vì sao phải làm xét nghiệm chẩn đoán viêm khớp dạng thấp?

Viêm khớp dạng thấp được biểu hiện bởi những triệu chứng như:

- Sau khi ngủ dậy vào buổi sáng thường có dấu hiệu cứng khớp, diễn ra trong 1 giờ, lặp lại nhiều lần.

- Có khoảng từ 3 khớp trở lên bị viêm, những dấu hiệu viêm có thể thấy bằng mắt thường như: Các khớp viêm đối xứng nhau, thường xảy ra ở bàn tay, kéo dài hơn 1 tuần.

- Xuất hiện những hạt cứng dưới da, kích thước khoảng 5- 15 mm, không đau, cố định, vị trí thường ở khuỷu tay, cổ tay, đầu gối.

- Da xanh, thiếu máu.

- Sốt, cơ thể mệt mỏi.

 Viêm khớp dạng thấp khiến các khớp ngón tay bị biến dạng

Viêm khớp dạng thấp khiến các khớp ngón tay bị biến dạng

Có thể thấy, những triệu chứng lâm sàng cũng như dấu hiệu viêm khớp dạng thấp dễ nhầm lẫn với các tình trạng bệnh xương khớp khác nên khi bệnh nhân có dấu hiệu nghi ngờ thì cần được thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán được chính xác nhất. Bên cạnh việc tăng tính chính xác trong chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp, các xét nghiệm còn góp phần đánh giá được mức độ cũng như diễn tiến của bệnh.

Các loại xét nghiệm chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Để chẩn đoán viêm khớp dạng thấp chính xác, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện những xét nghiệm sau:

Xét nghiệm cơ bản:

Sở dĩ cần thực hiện xét nghiệm cơ bản vì viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến các chức năng khác của cơ thể, điển hình là chức năng gan, tim, phổi,… Do đó, cần thực hiện các xét nghiệm chung sau:

- Xét nghiệm công thức máu, máu lắng, C- Reactive Protein (hay còn gọi là CRP),…

- Xét nghiệm chức năng gan, thận, X-quang tim, phổi, thực hiện ECG,…

 Xét nghiệm chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Xét nghiệm chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Xét nghiệm đặc hiệu

Thực hiện xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán chính xác bệnh viêm khớp dạng thấp, bao gồm:

- Xét nghiệm yếu tố dạng thấp (RF) cộng (có trong khoảng 60 - 70 % bệnh nhân).

- Xét nghiệm yếu tố Anti CCP (+) trong khoảng 75 - 80% bệnh nhân.

- Chụp X-quang khớp, thông thường là chụp hai bàn tay thẳng.

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp theo ARA – 1987 gồm 7 tiêu chuẩn:

- Viêm, sưng phần mềm hay tràn dịch tối thiểu 3 trong số các khớp: Khớp liên đốt ngón tay, khớp bàn tay, cổ tay, ngón chân, cổ chân, khuỷu tay, khuỷu chân,…

- Viêm các khớp ở bàn tay: Viêm, sưng tối thiểu một nhóm trong các khớp cổ tay, khớp ngón tay,…

- Cứng khớp vào buổi sáng, có thể kéo dài đến hơn 1 giờ.

- Có tính chất đối xứng.

Để phòng ngừa và cải thiện viêm khớp dạng thấp an toàn, hiệu quả, hãy chú ý những biểu hiện bất thường ở khớp để thăm khám kịp thời phát hiện bệnh, bạn nhé!



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp
    8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp không đơn giản chỉ điều trị một vài ngày đã khỏi ngay vì đây là bệnh viêm mạn tính. Do đó rất nhiều người lo lắng bệnh viêm khớp dạng thấp lâu ngày có gây tàn phế và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể không? Dưới đây là 8 điều cần biết về căn bệnh này, giúp bệnh nhân điều trị đúng hướng giúp bệnh ổn định, ngăn ngừa biến chứng.

  •         Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?
    Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?

    Ngoài việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất béo không no, rau xanh, hoa quả tươi…kết hợp với việc vận động tập luyện, kiên trì sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để bệnh viêm khớp nhanh được cải thiện. Bệnh nhân cần kiêng những gì để bệnh viêm khớp tái phát ?