Giải đáp: “Viêm khớp chườm nóng hay lạnh thì tốt?”. XEM NGAY TẠI ĐÂY!

Chườm lạnh, chườm nóng là một trong những phương pháp giúp xoa dịu cơn đau hiệu quả tại nhà khi bị đau nhức xương khớp. Tuy nhiên nhiều người thắc mắc khi bị viêm khớp chườm nóng hay lạnh thì tốt? Để giải đáp cho câu hỏi này cùng xem bài viết dưới đây.

Chườm lạnh, chườm nóng là gì?

Chườm lạnh là việc sử dụng hơi lạnh một cách gián tiếp hoặc trực tiếp tại vùng cần điều trị. Phương pháp này giúp co mạch máu, giảm lưu lượng máu đến vùng bị thương, từ đó làm chậm quá trình viêm và giảm nhẹ sưng tấy cũng như tổn thương mô xung quanh vị trí chườm. Chườm lạnh mang lại hiệu quả tốt nhất trong khoảng 48 giờ bắt đầu từ khi cơn đau xuất hiện và được sử dụng phổ biến cho những trường hợp bị đau nhức xương khớp, nhưng không phải tất cả, cụ thể những trường hợp như sau:

- Bong gân, trật khớp do chấn thương thể thao, tai nạn giao thông hoặc lao động… 

- Bệnh gout giai đoạn cấp tính

- Viêm xương khớp cấp tính

- Đau lưng trên hoặc đau lưng dưới

- Đau cổ, đau vai, khớp gối

Phương pháp chườm nóng gần như đi ngược lại với chườm lạnh. Hơi nóng sẽ làm giãn mạch máu, từ đó thúc đẩy lưu thông máu giúp các vùng bị đau nhức và căng cứng được thư giãn. Ngoài ra, hơi nóng tỏa ra còn có công dụng đặc biệt đó là điều hòa thần kinh cảm giác, giúp người bệnh cảm nhận về cơn đau một cách nhẹ nhàng hơn. Chườm nóng phù hợp với những trường hợp đau do bệnh mạn tính hoặc đau sau chấn thương 48 giờ, bao gồm:

- Viêm xương khớp mạn tính

- Bệnh gout mạn tính

- Viêm gân 

- Đau lưng, đau cổ, đau vai, khớp gối do chấn thương.

Viêm khớp chườm nóng hay chườm lạnh thì tốt?

Như vậy, chườm nóng hay chườm lạnh đều là những biện pháp hữu hiệu giúp giảm đau nhức rất tốt đối với những bị người đau nhức xương khớp. Tuy nhiên hiện nay, chườm nóng được sử dụng thường xuyên và cũng có tác dụng chuyên sâu hơn trong quá trình điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp thuộc thể mạn tính, đặc biệt là viêm khớp. Theo các chuyên gia, nếu khớp bị viêm thì người bệnh nên chườm nóng để giảm cơn đau nhức. Người bệnh nên chườm nóng khi có những vết đau mạn tính hay những chấn thương đã gặp sau 48 giờ: Hội chứng đau khuỷu tay, đau khuỷu tay do viêm gân, đau gót chân, viêm bao gân,… Chườm nóng có tác dụng thư giãn cơ khi chúng bị quá tải, làm cho quá trình lưu thông máu diễn ra dễ dàng và làm dịu những cơn đau. Nhiệt có tác dụng với những cơn đau mạn tính dai dẳng, loại bỏ những độc tố gây hại và sự căng cứng, khó chịu ở cơ. Để đảm bảo an toàn khi chườm nóng, người bệnh nên đặt thiết bị chườm vào chiếc khăn để giảm khả năng tiếp xúc, đặc biệt không chườm nóng khi đang ngủ và không chườm quá 20 phút.

Những lưu ý khi thực hiện các biện pháp chườm nóng, chườm lạnh

Khi thực hiện những phương pháp này, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

Lưu ý khi chườm lạnh

- Không nên chườm lạnh nếu có nguy cơ bị chuột rút, vì hơi lạnh có thể làm cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn.

- Không chườm lạnh lên khu vực bị tê, mất cảm giác.

- Không chườm đá lên vị trí có vết thương hở hoặc da bị phồng rộp.

- Không chườm lạnh cho người có tiền sử bệnh hoặc chấn thương mạch máu, rối loạn thần kinh giao cảm.

Lưu ý khi chườm nóng

- Không chườm nóng lên vùng bị tổn thương đang có biểu hiện nóng, đỏ.

- Không chườm nóng lên vết thương hở hoặc vùng bị tê liệt (mất cảm giác).

- Không chườm nóng cho người mắc vấn đề về thần kinh ngoại biên hoặc rối loạn thần kinh giao cảm.

Để cải thiện và phòng ngừa viêm khớp, hãy thử áp dụng những biện pháp gợi ý trên ngay hôm nay, bạn nhé!



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp
    8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp không đơn giản chỉ điều trị một vài ngày đã khỏi ngay vì đây là bệnh viêm mạn tính. Do đó rất nhiều người lo lắng bệnh viêm khớp dạng thấp lâu ngày có gây tàn phế và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể không? Dưới đây là 8 điều cần biết về căn bệnh này, giúp bệnh nhân điều trị đúng hướng giúp bệnh ổn định, ngăn ngừa biến chứng.

  •         Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?
    Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?

    Ngoài việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất béo không no, rau xanh, hoa quả tươi…kết hợp với việc vận động tập luyện, kiên trì sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để bệnh viêm khớp nhanh được cải thiện. Bệnh nhân cần kiêng những gì để bệnh viêm khớp tái phát ?