Khớp gối kêu lục cục nhưng không đau: Nguyên nhân và cách cải thiện từ thảo dược

Khớp gối kêu nhưng không đau là vấn đề mà nhiều người gặp phải trong quá trình vận động. Đây có thể là dấu hiệu báo trước của một bệnh lý xương khớp hoặc đơn giản chỉ là tình trạng vận động quá mức. Tuy nhiên, nếu người mắc không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển ngày một nặng hơn.

Nguyên nhân khiến khớp gối kêu lục cục nhưng không đau

Khớp gối kêu lục cục nhưng không đau khi chúng ta vận động thường ít nguy hiểm, tình trạng này có thể là kết quả của một số nguyên nhân sau đây:

Khớp gối kêu do bệnh xương khớp

Một trong những bệnh xương khớp thường gặp khiến khớp gối phát ra tiếng kêu lục cục mỗi khi vận động đó là thoái hóa khớp gối. Thoái hóa khớp gối xảy ra khi sụn khớp bị tổn thương, dẫn đến ma sát ở các đầu xương và gây ra âm thanh lục cục ở đầu gối. Tình trạng này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng thường phổ biến ở người trên 50 tuổi. Điều này có thể dẫn đến viêm khớp, đau đớn nếu không được điều trị kịp thời. Ngoài ra, một số bệnh như viêm khớp, khô khớp,... cũng có thể gây ra tình trạng này.

Chấn thương khớp gối

Đôi khi đầu gối kêu lục cục có thể liên quan đến chấn thương, đặc biệt là các chấn thương xung quanh xương bánh chè hoặc những bộ phận khác của khớp gối. Một số loại chấn thương khiến khớp gối chịu tổn thương, từ đó gây kêu lạo xạo khi vận động đó là: Rách sụn chêm, tổn thương sụn bên dưới xương bánh chè, hội chứng xương bánh chè,...

Khớp gối kêu sau phẫu thuật

Thống kê cho thấy, có khoảng 18% tình trạng khớp gối kêu nhưng không đau liên quan đến phẫu thuật điều chỉnh hoặc thay thế toàn bộ khớp gối. Điều này xảy ra bởi cơ thể đang thay đổi để phù hợp với khớp gối mới. Do đó, trong trường hợp này, đầu gối kêu chưa nghiêm trọng và có thể tự khỏi mà không cần điều trị.

Cách xử lý tình trạng khớp gối kêu nhưng không đau

Khi gặp phải tình trạng khớp gối kêu lục cục nhưng không đau, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau:

- Tránh chạy nhanh ở đoạn đường dốc. 

- Khi sử dụng xe đạp, giữ lực căng ở bàn đạp thấp.

- Khi nâng tạ, tập trung vào nhóm cơ tứ đầu hoặc cơ gân kheo, sử dụng tạ nhẹ hơn và thực hiện động tác nhiều lần thay vì tập tạ nặng.

- Khi luyện tập thể dục, người tập cần chú ý đến các dấu hiệu của cơ thể. Nếu cảm thấy đau đớn hoặc khó chịu, nên ngừng lại và nghỉ ngơi. 

Trong trường hợp khớp gối kêu kèm theo các cơn đau hoặc khó chịu, người bệnh có thể cần đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp. Các biện pháp điều trị còn phụ thuộc vào nguyên nhân bao gồm:

- Kiểm soát cân nặng.

- Sử dụng thuốc chống viêm,  thuốc theo toa, bao gồm thuốc tiêm steroid vào khớp.

- Chườm nóng hoặc chườm lạnh để giảm viêm.

- Thực hiện vật lý trị liệu và các bài tập tăng cường hỗ trợ khớp hoặc tăng phạm vi chuyển động.

- Phẫu thuật thay thế khớp nếu các biện pháp bảo tồn không mang lại hiệu quả điều trị.

Phòng ngừa khớp gối kêu nhưng không đau như thế nào?

Để hạn chế tình trạng khớp gối kêu lục cục, người bệnh có thể thực hiện các bài tập tăng cường sức mạnh cơ tứ đầu. Đây là các cơ ở mặt trước của đùi và nhằm hỗ trợ hoạt động bình thường của khớp gối. Tăng cường sức mạnh cơ tứ đầu có thể giảm tải trọng lên xương chậu, giảm nguy cơ mài mòn sụn và ngăn ngừa âm thanh ở khớp gối.

Ngoài ra, một số cách bảo vệ khớp gối khác bao gồm:

- Đi giày phù hợp khi vận động, hạn chế mang giày cao gót khi không cần thiết.

- Khởi động trước khi tập thể dục và kéo giãn các cơ sau khi luyện tập.

- Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh để giảm căng thẳng cho đầu gối.

- Thường xuyên đi bộ và bơi lội cũng có thể tăng cường sức mạnh ở cơ bắp chân và phục hồi chức năng ở đầu gối.

Để khớp gối luôn khỏe mạnh, không còn kêu lạo xạo mỗi khi vận động, bên cạnh việc luyện tập, người bệnh nên tìm hiểu rõ nguyên nhân để can thiệp kịp thời!



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp
    8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp không đơn giản chỉ điều trị một vài ngày đã khỏi ngay vì đây là bệnh viêm mạn tính. Do đó rất nhiều người lo lắng bệnh viêm khớp dạng thấp lâu ngày có gây tàn phế và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể không? Dưới đây là 8 điều cần biết về căn bệnh này, giúp bệnh nhân điều trị đúng hướng giúp bệnh ổn định, ngăn ngừa biến chứng.

  •         Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?
    Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?

    Ngoài việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất béo không no, rau xanh, hoa quả tươi…kết hợp với việc vận động tập luyện, kiên trì sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để bệnh viêm khớp nhanh được cải thiện. Bệnh nhân cần kiêng những gì để bệnh viêm khớp tái phát ?