Lý do dẫn đến viêm khớp cổ tay và phương pháp điều trị. Xem tại đây!

Viêm khớp cổ tay thường gặp ở những nhân viên văn phòng, những người sử dụng cổ tay nhiều để làm việc với bàn phím máy tính, các nhiếp ảnh gia, vận động viên,... Tình trạng này khiến người mắc gặp nhiều khó khăn trong công việc và sinh hoạt hàng ngày. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến chứng bệnh này? Cách điều trị ra sao? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho những câu hỏi trên.

Viêm khớp cổ tay là gì?

Viêm khớp cổ tay là tình trạng những bộ phận cấu thành nên khớp (màng hoạt dịch, mô sụn, đầu xương, dây chằng) bị tổn thương, từ đấy kích thích phản ứng viêm của mô mềm bao xung quanh, dẫn tới triệu chứng đau nhức, sưng nóng, đau nhức, ê mỏi, tê cứng,...

Dấu hiệu của viêm khớp cổ tay còn phụ thuộc vào nguyên nhân cũng như mức độ thương tổn. Cơn đau có thể khởi phát đột ngột, dữ dội hoặc xuất hiện mờ nhạt, âm ỉ, kéo dài. Ngoài biểu hiện đau nhức, bệnh còn kèm theo những triệu chứng khác như:

- Khớp có biểu hiện tê cứng, khó cầm nắm.

- Cổ tay sưng tấy, nóng đỏ.

- Xuất hiện cảm giác ngứa ran và tê bì.

- Có thể phát ra âm thanh lạo xạo khi cử động khớp.

Nếu viêm khớp cổ tay được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, người mắc hoàn toàn có thể kiểm soát cơn đau, cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Nguyên nhân nào dẫn đến viêm khớp cổ tay

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, nhưng chủ yếu sẽ được chia thành 2 nhóm chính, đó là: Nguyên nhân bên ngoài và nguyên nhân bên trong. Cụ thể là:

Nguyên nhân bên ngoài

Chấn thương: Tai nạn trong công việc, thể thao, giao thông,... khiến cho khớp cổ tay phải chịu tác động một lực quá lớn, dẫn đến trật khớp, viêm khớp.

Tính chất công việc: Thống kê cho thấy, viêm khớp cổ tay thường gặp ở nhân viên văn phòng, những người thường xuyên sử dụng khớp cổ tay, công nhân nhà xưởng, nhiếp ảnh gia, vận động viên,... Khi sử dụng khớp cổ tay trong một thời gian dài và liên tục, không được nghỉ ngơi thì viêm khớp rất dễ xảy ra.

Môi trường, thời tiết: Khi giao mùa, trời chuyển lạnh, cơ thể bạn chưa kịp thích ứng, sức đề kháng giảm, khiến một số biểu hiện sưng đau khớp cổ tay khởi phát lại.

Do cơ thể nhiễm virus, vi khuẩn: Một số loại virus, vi khuẩn, ký sinh trùng qua máu xâm nhập vào màng hoạt dịch bao khớp cổ tay cũng dẫn đến tình trạng viêm.

Nguyên nhân bên trong

Di truyền: Nghiên cứu cho thấy, nếu như người thân trong gia đình bạn có tiền sử về bệnh xương khớp, viêm đau khớp cổ tay thì bạn cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những đối tượng khác.

Do mắc viêm khớp dạng thấp: Viêm khớp dạng thấp là bệnh mạn tính, do sự rối loạn tự miễn gây ra. Bệnh lý này thường gây tổn thương khớp ngoại vi như: Khớp bàn tay, ngón tay gần bàn, cổ tay, cổ chân, đầu gối,... Ngoài biểu hiện sưng đau khớp cổ tay, bệnh còn kèm theo một số triệu chứng khác như: Ê mỏi, tê bì, giảm khả năng vận động.

Thoái hóa khớp: Viêm khớp cổ tay cũng có thể là biểu hiện của thoái hóa khớp, thường xuất hiện ở người cao tuổi và trung niên, xảy ra do hệ quả của quá trình lão hóa. Thoái hóa khớp thường dẫn tới đau nhức, viêm đỏ, phát ra tiếng kêu lạo xạo khi cử động.

Bệnh gout: Gout là tình trạng tổn thương khớp, xảy ra do lượng axit uric trong máu tăng cao. So với những bệnh xương khớp khác, cơn đau do gout dữ dội hơn, khớp sưng viêm, nóng đỏ và phù nề nghiêm trọng hơn.

Hội chứng ống cổ tay: Đây là bệnh lý thường gặp ở khớp cổ tay. Tình trạng này xảy ra khi dây thần kinh giữa bị chèn ép, dẫn đến những biểu hiện như: Sưng đau khớp cổ tay, đau nhức, tê bì một số đầu ngón tay,...

Cách điều trị viêm khớp cổ tay

Điều trị viêm khớp cổ tay phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ bệnh, giúp lựa chọn biện pháp điều trị phù hợp. Một số phương pháp điều trị mà người mắc thường dùng đó là:

Dùng thuốc giảm đau, chống viêm: Một số loại thuốc thường dùng trong điều trị viêm khớp cổ tay đó là: Thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, thuốc chống viêm không steroid, thuốc giãn cơ, corticoid,... giúp giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, lạm dụng những loại thuốc này quá mức, hoặc dùng không đúng cách có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm. Do đó, người dùng phải tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Vật lý trị liệu: Thực hiện một số bài tập vật lý trị liệu giúp giảm đau, tăng cường khả năng vận động khớp cổ tay. Những kỹ thuật vật lý trị liệu được áp dụng có thể kể đến đó là:

- Mang nẹp: Sử dụng nẹp giúp cố định khớp, giảm áp lực cơ học và áp lực tới cổ tay, cải thiện tình trạng đau nhức, hỗ trợ phục hồi thương tổn ở ổ khớp.

- Chườm nóng hoặc chườm lạnh: Những biện pháp này đều giúp cải thiện cơn đau và giảm sưng viêm, nên thực hiện trong khoảng thời gian từ 15 - 20 phút.

Tiểu phẫu: Trong trường hợp viêm khớp cổ tay ở mức độ nặng và không đáp ứng những biện pháp trên, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật:

- Cắt bỏ gai xương nếu thoái hóa khớp tiến triển nặng.

- Phẫu thuật dòng bỏ hạt tophi đối với bệnh nhân gout.

- Nếu khớp cổ tay tổn thương nghiêm trọng, bác sĩ có thể phẫu thuật để thay thế cơ quan tổn thương bằng những vật liệu nhân tạo.



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp
    8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp không đơn giản chỉ điều trị một vài ngày đã khỏi ngay vì đây là bệnh viêm mạn tính. Do đó rất nhiều người lo lắng bệnh viêm khớp dạng thấp lâu ngày có gây tàn phế và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể không? Dưới đây là 8 điều cần biết về căn bệnh này, giúp bệnh nhân điều trị đúng hướng giúp bệnh ổn định, ngăn ngừa biến chứng.

  •         Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?
    Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?

    Ngoài việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất béo không no, rau xanh, hoa quả tươi…kết hợp với việc vận động tập luyện, kiên trì sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để bệnh viêm khớp nhanh được cải thiện. Bệnh nhân cần kiêng những gì để bệnh viêm khớp tái phát ?