Top 5 thực phẩm người bị viêm khớp cần tránh xa. Click xem ngay!

Viêm khớp là một bệnh lý khá phổ biến, mà theo số liệu điều tra, cứ 100 người trưởng thành thì có 2 - 5 người bị mắc bệnh. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên, người cao tuổi và phụ nữ là những đối tượng dễ bị mắc nhất. Bên cạnh việc sử dụng thuốc, để điều trị bệnh hiệu quả, người mắc cần có một chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ “điểm danh” 5 loại thực phẩm nên tránh khi bị viêm khớp.

Bệnh viêm khớp là gì?

Viêm khớp trên cơ thể người như: Khớp cổ tay, khớp cổ chân, khớp đầu gối,... Dấu hiệu thường gặp nhất của viêm khớp đó là hạn chế vận động ở khớp và đau tại khớp. Ngoài ra, bệnh còn kèm theo những triệu chứng khác như: Sưng tấy, nóng đỏ tại khớp và cứng các cơ liên quan tới khớp.

Trong trường hợp viêm khớp cấp tính, giai đoạn đầu của bệnh có nhiều chuyển biến phức tạp. Dấu hiệu đặc trưng là: Khớp bị sưng tấy đỏ, khi sờ vào cảm thấy nóng và có cảm giác đau.

Khi bệnh bước vào giai đoạn mạn tính, các dấu hiệu kèm theo thường là: Cứng khớp vào buổi sáng, những khớp bị viêm và sưng tấy, lâu dần có thể biến dạng, cơ bắp yếu đi, thậm chí không vận động được. Do đó, người mắc cần phát hiện sớm, điều trị đúng cách kết hợp với chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học.

Nguyên nhân gây viêm khớp

Bệnh viêm khớp gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này đó là:

Tuổi tác: Khi tuổi tác càng cao thì khả năng bị viêm khớp càng tăng. Lúc này, khả năng hấp thu canxi của cơ thể giảm, đồng thời tăng thải trừ canxi, khiến cho mật độ canxi trong xương ngày một suy giảm, hệ thống xương khớp trở nên suy yếu, lỏng lẻo. Từ đó, lớp sụn khớp dễ bị bào mòn hơn, giảm ma sát, các đầu xương cọ xát vào nhau, gây viêm, khiến người bệnh đau nhức và khó vận động.

Tổn thương sụn khớp: Các khớp trong cơ thể được bảo vệ bởi lớp sụn. Khi lớp sụn bị suy giảm, vỡ hoặc bị bào mòn cũng khiến bạn phải đối mặt với nguy cơ bị viêm khớp.

Do dây chằng bị tổn thương: Dây chằng có khả năng co giãn, giúp cho việc vận động, di chuyển của con người trở nên dễ dàng. Trong quá trình lao động, nếu bạn bị va chạm hoặc va đập mạnh, khiến dây chằng bị tổn thương, hoặc đứt, gây viêm, đau nhức ở khớp cổ tay, cổ chân.

Thừa cân, béo phì: Nghiên cứu cho thấy, những người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc viêm khớp và các bệnh lý xương khớp cao hơn so với người bình thường. Thừa cân, béo phì làm tăng trọng lượng cơ thể, gia tăng áp lực lên khớp, đặc biệt ở các khớp: Khớp háng, khớp đầu gối, khớp cổ chân,... khiến người mắc đau nhức, lâu ngày gây ra viêm.

Bên cạnh đó, những yếu tố như: Chế độ dinh dưỡng, căng thẳng, stress, hoạt động thường ngày (khuân vác đồ nặng),... đều là nguyên nhân gây ra viêm khớp.

Các dạng viêm khớp

Theo thống kê, có khoảng 100 loại viêm khớp, trong đó có thể kể đến hai loại viêm khớp thường gặp nhất đó là: Viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp.

- Viêm xương khớp: Viêm xương khớp là loại viêm khớp phổ biến nhất. Vị trí tổn thương chủ yếu của viêm xương khớp là lớp sụn khớp. Khi bị viêm xương khớp sẽ làm các khớp khó chuyển động, biến dạng. Các khớp thường bị viêm đó là: Khớp bàn tay, cột sống, đầu gối, hông. Bệnh thường xuất hiện ở lứa tuổi trung niên, đặc biệt từ 40 tuổi trở lên. Tuy nhiên, viêm xương khớp cũng có thể gặp ở người trẻ, đặc biệt là sau các chấn thương tại khớp.

- Viêm khớp dạng thấp: Đây là một bệnh có liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể, gây viêm các tổ chức liên kết ngoại vi. Đối tượng thường mắc viêm khớp dạng thấp là phụ nữ trên 40 tuổi. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hại, thậm chí tàn phế.

Top 5 thực phẩm người bị viêm khớp cần tránh xa

Viêm khớp không chỉ gây đau đớn cho bệnh nhân mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình dạng các khớp. Ngoài việc tuân thủ chỉ định điều trị bằng thuốc bác sĩ đã kê, bệnh nhân vẫn phải chú ý tới chế độ luyện tập và ăn uống. Dưới đây là 5 loại thực phẩm mà người bị viêm khớp cần tránh xa để quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.

Đồ uống chứa cồn và các chất kích thích

Bia rượu là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh lý về xương khớp như: Viêm khớp dạng thấp, đau thần kinh tọa, gout,... Lạm dụng rượu bia và chất kích thích khiến hàm lượng Protein C - reactive trong máu tăng cao, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho phản ứng viêm diễn ra mạnh hơn.

Đồ ăn nhanh và thực phẩm nhiều dầu mỡ

Trong đồ ăn nhanh và thực phẩm nhiều dầu mỡ có chứa hàm lượng lớn đường, muối, chất bảo quản và chất béo bão hòa, khiến cho tình trạng sưng tấy ở bề mặt khớp trở nên nghiêm trọng hơn, tần suất đau tăng lên và làm tăng nguy cơ viêm. Do đó, người bị viêm khớp nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm này.

Muối

Muối được biết đến là một tác nhân thường gây sưng và viêm ở bệnh nhân viêm khớp. Vì muối gây tích nước và sưng phù, từ đó làm tăng áp lực lên các khớp và dẫn đến đau nhức mạn tính. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo, chỉ nên dùng tối đa 10g muối/ngày.

 Đường tinh luyện

Không thể loại bỏ carbohydrates trong chế độ ăn uống của bạn, nhưng đường tinh luyện nên hạn chế tối đa. Sản phẩm này không chỉ làm suy yếu hệ thống miễn dịch, tăng huyết áp mà còn làm gia tăng tình trạng viêm sưng của bệnh viêm khớp.

Các loại thịt đỏ

Thịt đỏ chứa một lượng lớn chất béo bão hòa, có khả năng kích thích phản ứng viêm và làm tăng trọng lượng cơ thể. Khi cơ thể bị thừa cân, béo phì sẽ khiến quá trình điều trị viêm khớp bị ảnh hưởng. Một số loại thịt đỏ mà bạn nên kiêng đó là: Thịt trâu, thịt bò, thịt chó, thịt dê,...



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp
    8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp không đơn giản chỉ điều trị một vài ngày đã khỏi ngay vì đây là bệnh viêm mạn tính. Do đó rất nhiều người lo lắng bệnh viêm khớp dạng thấp lâu ngày có gây tàn phế và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể không? Dưới đây là 8 điều cần biết về căn bệnh này, giúp bệnh nhân điều trị đúng hướng giúp bệnh ổn định, ngăn ngừa biến chứng.

  •         Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?
    Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?

    Ngoài việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất béo không no, rau xanh, hoa quả tươi…kết hợp với việc vận động tập luyện, kiên trì sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để bệnh viêm khớp nhanh được cải thiện. Bệnh nhân cần kiêng những gì để bệnh viêm khớp tái phát ?