Triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp qua các giai đoạn

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý tự miễn với các biểu hiện tại khớp, ngoài khớp và toàn thân ở nhiều mức độ khác nhau. Vậy triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp qua các giai đoạn có những biểu hiện như thế nào? Biện pháp khắc phục ra sao? Mời các bạn cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết sau đây!

Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp là bệnh thường gặp nhất trong các vấn đề về khớp. Đây là một bệnh lý tự miễn điển hình do cơ thể tự sinh ra những chất chống lại chính khớp và gây đau. Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc viêm khớp dạng thấp là 0,5%. Bệnh có diễn biến phức tạp, gây hậu quả nặng nề, do đó, cần được điều trị tích cực ngay từ đầu. Các biện pháp điều trị nhằm mục đích làm chậm tiến triển của bệnh, hạn chế tàn phế và nâng cao chất lượng sống cho người mắc.

 Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp là gì?

Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp là bệnh hệ thống với sự tham gia của nhiều yếu tố:

 - Tác nhân khởi phát: Mặc dù chưa được xác minh chắc chắn, nhưng đã có nhiều giả thiết cho rằng, nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp có thể là do một phần của hệ thống miễn dịch mất khả năng tiêu diệt vi khuẩn hoặc virus, gây nên tình trạng nhiễm trùng, sưng, đau.

- Giới tính: Thực tế cho thấy, bệnh gặp chủ yếu ở nữ giới chiếm tỷ lệ 70 - 80% và thường trên độ tuổi 30 (chiếm tỷ lệ 60 - 70%).

Bệnh viêm khớp dạng thấp thường xảy ra ở nữ giới 

Bệnh viêm khớp dạng thấp thường xảy ra ở nữ giới

- Yếu tố di truyền:  Nếu trong gia đình có bố, mẹ hoặc cả 2 bị viêm khớp dạng thấp thì con tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh rất lớn (chiếm tới 60 - 70% ở những bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp).

- Yếu tố thuận lợi: Sau sang chấn, cơ thể suy yếu, sinh đẻ, lạnh ẩm kéo dài.

- Thừa cân, béo phì: Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên hệ giữa béo phì với những vấn đề sức khỏe (chẳng hạn như hội chứng chuyển hóa) có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng viêm khớp dạng thấp. Ví dụ, viêm là một đặc điểm chung của cả hội chứng béo phì và chuyển hóa.

Các triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp

Các triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp ban đầu rất mơ hồ nên hay bị nhầm lẫn với tình trạng viêm khớp thông thường. Sau đây là những biểu hiện của bệnh qua các giai đoạn mà chúng ta cần lưu ý:

Khởi phát

Theo nghiên cứu, có 85% người mắc nói rằng, các triệu chứng bệnh thường bắt đầu từ từ với tình trạng đau các khớp, sau đó mức độ đau tăng dần, khoảng 15% trường hợp gặp phải các dấu hiệu viêm cấp, đột ngột. Đa số đều xuất hiện viêm tại khớp nhỏ như: Cổ tay, ngón chân, cổ chân, đầu gối. Tình trạng này kéo dài từ vài tuần đến vài tháng rồi chuyển qua giai đoạn toàn phát.

Toàn phát

Ở giai đoạn này, bệnh viêm khớp dạng thấp có các triệu chứng rõ ràng hơn với tình trạng đau, viêm tại nhiều khớp trên cơ thể cùng những biểu hiện:

- Viêm: Biểu hiện sớm nhất là viêm tại các khớp ở chi như: Cổ tay, bàn ngón tay, cổ chân, bàn ngón chân, khớp gối,… Dấu hiệu muộn là ở các khớp: Khuỷu, vai, háng, đốt sống cổ,…

- Đối xứng: Tình trạng viêm xảy ra ở 2 khớp đối xứng nhau như 2 đầu gối, 2 ngón tay cùng vị trí ở 2 bàn tay,…

- Cứng khớp buổi sáng: Khi thức dậy, người bệnh không thể vận động được ngay mà phải xoay khớp, xoa bóp chừng 10 - 15 phút mới có thể xuống giường.

 Viêm khớp dạng thấp gây cứng khớp buổi sáng

Viêm khớp dạng thấp gây cứng khớp buổi sáng

- Đi kèm với tình trạng viêm là đau khớp, nhất là các khớp nhỏ như: Khớp bàn ngón tay, cổ tay, bàn ngón chân, cổ chân.

- Các khớp đều có đặc điểm chính là viêm đau, có thể sưng, ít nóng đỏ.

Ngoài các triệu chứng xảy ra tại khớp, bệnh nhân có thể gặp một hoặc nhiều các biểu hiện toàn thân sau:

- Gầy sút, mệt mỏi, ăn ngủ kém, da và niêm mạc xanh nhợt.

- Xuất hiện hạt dưới da ở trên xương trụ (gần khớp khuỷu tay), trên xương chày (gần khớp gối), quanh khớp cổ tay. Hạt có đường kính 5 – 15 mm nổi lên trên mặt da, chắc, không đau, không di động.

- Viêm mao mạch: Nổi ban đỏ tại gan bàn chân và lòng bàn tay.

- Teo cơ ở vùng quanh khớp tổn thương do giảm khả năng vận động.

- Viêm gân và bao gân quanh khớp.

- Dây chằng khớp viêm co kéo hoặc giãn gây lỏng lẻo khớp.

- Bao khớp phình to.

Ngoài ra, bệnh còn gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác trên cơ thể với biểu hiện hiếm gặp như: Tràn dịch màng tim, tràn dịch màng phổi, xương mất chất vôi gãy tự nhiên, rối loạn thần kinh thực vật,...

Biến chứng của viêm khớp dạng thấp

Hiện nay, vẫn chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn viêm khớp dạng thấp. Nếu không có biện pháp khắc phục phù hợp, bệnh sẽ để lại biến chứng nguy hiểm ở các khớp xương và nhiều cơ quan khác trên cơ thể. Dưới đây là một số biến chứng của bệnh:

- Mất khả năng lao động: Hiện tượng cứng khớp gây ảnh hưởng đến khả năng vận động, sức đề kháng cơ thể giảm, đau nhiều,… nên người mắc gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

- Nguy cơ tàn phế: Bệnh diễn tiến lâu ngày có thể dẫn tới teo cơ, dính khớp, biến dạng khớp gây ra tàn phế. Có khoảng 89% người bệnh viêm khớp dạng thấp bị cứng khớp. Sau 10 năm, nhiều người gặp khó khăn khi thực hiện các động tác đơn giản như cầm nằm, đi lại.

Người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ tàn phế 

Người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ tàn phế

- Các vấn đề về tim mạch: Viêm khớp dạng thấp làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch gấp 4 lần. Nhiều nghiên cứu cho thấy, có tới 30% người bệnh có biến chứng tim mạch và 50% dẫn tới tử vong.

- Gây khó thụ thai: Khoảng 25% phụ nữ bị viêm khớp dạng thấp gặp khó khăn trong việc thụ thai.



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp
    8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp không đơn giản chỉ điều trị một vài ngày đã khỏi ngay vì đây là bệnh viêm mạn tính. Do đó rất nhiều người lo lắng bệnh viêm khớp dạng thấp lâu ngày có gây tàn phế và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể không? Dưới đây là 8 điều cần biết về căn bệnh này, giúp bệnh nhân điều trị đúng hướng giúp bệnh ổn định, ngăn ngừa biến chứng.

  •         Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?
    Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?

    Ngoài việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất béo không no, rau xanh, hoa quả tươi…kết hợp với việc vận động tập luyện, kiên trì sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để bệnh viêm khớp nhanh được cải thiện. Bệnh nhân cần kiêng những gì để bệnh viêm khớp tái phát ?