Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp bao gồm nhận định dấu hiệu lâm sàng về tổn thương thực thể ở khớp và các xét nghiệm hình ảnh, trong phòng thí nghiệm. Dựa trên kết quả các xét nghiệm trên và tiêu chí chẩn đoán viêm khớp dạng thấp, bác sĩ sẽ đưa ra nhận định chính xác.
Thông tin bệnh viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp (RA) là bệnh xương khớp tự miễn, nghĩa là hệ thống miễn dịch nhận diện và tấn công nhầm tế bào khỏe mạnh, gây ra tình trạng viêm, sưng, đau ở các bộ phận bị ảnh hưởng của cơ thể.
Viêm khớp dạng thấp chủ yếu tấn công các khớp, thường là nhiều khớp cùng lúc như khớp ở bàn tay, cổ tay và đầu gối với tính chất đối xứng. Lớp niêm mạc của khớp bị viêm gây tổn thương mô khớp, dẫn đến cơn đau kéo dài hoặc mạn tính, mất thăng bằng khi vận động và thậm chí là biến dạng khớp.
Ngoài ra, bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến mô khác trên cơ thể và gây các vấn đề ở phổi, tim và mắt.
Bệnh viêm khớp dạng thấp cần được chẩn đoán và phát hiện sớm
Phương pháp chẩn đoán viêm khớp dạng thấp là gì?
Viêm khớp dạng thấp được chẩn đoán bằng cách nhận diện các triệu chứng, tiến hành khám sức khỏe hệ xương khớp và thực hiện xét nghiệm trong phòng thí nghiệm. Tốt nhất nên chẩn đoán viêm khớp dạng thấp sớm trong vòng 6 tháng kể từ khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng để tiến hành điều trị kịp thời nhằm làm chậm hoặc ngừng sự tiến triển của bệnh.
Các phương chẩn đoán viêm khớp dạng thấp bao gồm:
Dấu hiệu lâm sàng chẩn đoán viêm khớp dạng thấp
Có những thời điểm khi các triệu chứng viêm khớp dạng thấp trở nên tồi tệ được gọi là đợt bùng phát, xen kẽ giai đoạn cải thiện gọi là đợt thuyên giảm.
Trước tiên, khi chẩn đoán viêm khớp dạng thấp, bác sĩ sẽ hỏi bạn về các triệu chứng đang gặp phải. Các dấu hiệu của viêm khớp dạng thấp bao gồm:
- Đau hoặc nhức ở nhiều khớp.
- Căng cứng ở nhiều khớp.
- Đau và sưng ở nhiều khớp.
- Các triệu chứng giống nhau có tính đối xứng ở cả hai bên cơ thể (chẳng hạn như ở cả hai tay hoặc hai bên đầu gối).
- Giảm cân.
- Sốt.
- Mệt mỏi.
Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp thông qua triệu chứng lâm sàng
>>> XEM THÊM: Các triệu chứng viêm khớp dạng thấp giúp phát hiện bệnh sớm.
Xét nghiệm cận lâm sàng chẩn đoán viêm khớp dạng thấp
Các dấu hiệu viêm khớp dạng thấp giai đoạn đầu thường dễ gây nhầm lẫn với nhiều bệnh lý xương khớp khác. Do vậy, để xác định bạn có bị bệnh hay không, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các phương pháp xét nghiệm viêm khớp dạng thấp dưới đây:
Xét nghiệm tốc độ lắng hồng cầu (ESR)
Tốc độ lắng hồng cầu (ESR) đánh giá mức độ viêm nhiễm trong cơ thể. Các tế bào hồng cầu kết tụ lại với nhau và tách khỏi tế bào máu khác khi cơ thể bị viêm. Kết quả ESR cao cho thấy mức độ viêm cao và ngược lại.
Các bác sĩ sử dụng xét nghiệm này để chẩn đoán viêm khớp dạng thấp vì tình trạng bệnh có thể gây viêm khắp cơ thể. Tuy nhiên, chỉ dựa vào xét nghiệm ESR chưa đủ để chẩn đoán viêm khớp dạng thấp.
Bởi tình trạng viêm và mức độ ESR có thể tăng trong nhiều bệnh lý mạn tính khác. Hoặc mức ESR rất cao có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng chứ không phải do viêm khớp dạng thấp.
Thử nghiệm protein phản ứng C (CRP)
Xét nghiệm protein phản ứng C (CRP) giúp định mức lượng protein CRP trong máu. CRP là một loại protein được sản xuất ở gan. Khi cơ thể bị nhiễm trùng, gan sẽ giải phóng CRP để kích thích phản ứng của hệ thống miễn dịch.
Các bệnh tự miễn dịch như viêm khớp dạng thấp có thể làm tăng nồng độ CRP trong máu. Tương tự như xét nghiệm ESR, xét nghiệm CRP đơn lẻ không thể xác định chính xác bệnh viêm khớp dạng thấp.
Tuy nhiên, phương pháp này có thể cung cấp cho các bác sĩ về mức độ viêm nhiễm và hoạt động của hệ thống miễn dịch trong cơ thể.
Xét nghiệm protein phản ứng C hỗ trợ chẩn đoán viêm khớp dạng thấp
Xét nghiệm máu đầy đủ (CBC)
Xét nghiệm công thức máu hoàn chỉnh (CBC) giúp đánh giá các tế bào bạch cầu, hồng cầu, hemoglobin, hematocrit, tiểu cầu,...
Khi cơ thể khỏe mạnh sẽ giải phóng và điều chỉnh hàm lượng từng loại tế bào máu cần thiết cho các chức năng. Trong bệnh lý viêm khớp dạng thấp thường có thể gây tình trạng thiếu máu.
Kiểm tra yếu tố dạng thấp (RF)
Yếu tố dạng thấp là protein của hệ thống miễn dịch tấn công các mô khỏe mạnh trong cơ thể. Xét nghiệm yếu tố dạng thấp giúp đo mức độ của protein yếu tố dạng thấp trong máu. Yếu tố dạng thấp mức cao là trên 20u/ml.
Kết quả yếu tố thấp khớp ở mức cao có thể là dấu hiệu của viêm khớp dạng thấp, hội chứng Sjogren và một số bệnh tự miễn dịch khác.
Tuy nhiên, những người không mắc bệnh tự miễn dịch đôi khi cũng có lượng protein yếu tố dạng thấp cao. Bởi vậy, thực tế không phải ai bị viêm khớp dạng thấp cũng có lượng protein yếu tố dạng thấp cao.
Thử nghiệm kháng thể CCP
Các kháng thể peptid xitôzin theo chu kỳ (CCP) là một loại protein của hệ thống miễn dịch còn có tên gọi khác là tự kháng thể. Chúng là những protein bất thường tấn công các tế bào và mô máu khỏe mạnh.
Khoảng 60-80% những người bị viêm khớp dạng thấp có kháng thể CCP trong máu. Xét nghiệm chống CCP còn có thể giúp bác sĩ xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm khớp dạng thấp. Mức độ CCP cao khi được chẩn đoán cho thấy nguy cơ gia tăng sự tiến triển nhanh của tổn thương khớp.
Các bác sĩ thường thực hiện cả xét nghiệm yếu tố dạng thấp (RF) và xét nghiệm chống CCP khi nghi ngờ mắc viêm khớp dạng thấp. Kết quả dương tính đối với một trong hai xét nghiệm hoặc cả hai cho thấy nguy cơ mắc bệnh rất cao. Kết quả anti-CCP mức độ cao là trên 20u/ml.
Xét nghiệm chống CCP có giá trị trong chẩn đoán viêm khớp dạng thấp
Xét nghiệm kháng thể kháng nhân (ANA)
Kháng thể kháng nhân (ANA) là loại tự kháng thể được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch. Chúng hoạt động bất thường và tấn công các mô và tế bào khỏe mạnh. Sự hiện diện của ANA có thể là dấu hiệu của tình trạng tự miễn dịch.
Xét nghiệm ANA cho kết quả dương tính và âm tính có thể giúp xác nhận chẩn đoán viêm khớp dạng thấp.
Các xét nghiệm hình ảnh
Xét nghiệm hình ảnh có thể giúp bác sĩ đánh giá mức độ nghiêm trọng và theo dõi sự tiến triển của bệnh viêm khớp dạng thấp theo thời gian. Một số xét nghiệm có thể được chỉ định đó là:
- Chụp X-quang cho biết mức độ tổn thương khớp, mặc dù các tổn thương có thể không xuất hiện sớm.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI) và siêu âm cho hình ảnh chi tiết hơn về khớp. Những lần chụp này thường không được sử dụng để chẩn đoán viêm khớp dạng thấp nhưng chúng có thể giúp bác sĩ phát hiện sớm bệnh.
Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm khớp dạng thấp bằng thảo dược
Với sự phát triển của y học hiện nay, có rất nhiều phương pháp giúp hỗ trợ chẩn đoán, điều trị viêm khớp dạng thấp. Bên cạnh áp dụng phương pháp hiện đại, nhiều người tìm đến các thảo dược tự nhiên để phòng ngừa từ giai đoạn sớm và cải thiện triệu chứng bệnh, nâng cao sức khỏe xương khớp.
Nổi bật hiện nay là sự xuất hiện của sản phẩm chứa thành phần chính hy thiêm kết hợp với nhiều thảo dược và dưỡng chất tốt cho khớp xương.
Hy thiêm - Thảo dược hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm khớp dạng thấp
Theo đông y, hy thiêm là vị thuốc được sử dụng từ rất lâu đời trong các bài thuốc chữa bệnh xương khớp. Hiện nay, nhiều nghiên cứu về thảo dược hy thiêm cho thấy tác dụng hỗ trợ điều hòa miễn dịch, cải thiện triệu chứng sưng, đau khớp và phòng bệnh tự miễn, trong đó có viêm khớp dạng thấp.
Kết quả nghiên cứu năm 2015 đăng trên tạp chí của Hội liên hiệp hóa chất thực vật Châu Âu và Bắc Mỹ về thảo dược hy thiêm như sau: Thảo dược hy thiêm có đặc tính giảm đau, kháng viêm tại chỗ khá mạnh, mức độ tương đương với thuốc giảm đau piroxicam.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và kết hợp hy thiêm với một số thảo dược khác tốt cho xương khớp như bạch thược, sói rừng, nhũ hương tạo nên công thức hoàn hảo với công dụng:
- Bổ sung dưỡng chất cho sụn khớp, cải thiện triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp như đau nhức, sưng tấy, cứng khớp,...
- Nâng cao chức năng miễn dịch, chống bệnh tự miễn, phòng ngừa viêm khớp dạng thấp tái phát.
Như vậy, chẩn đoán viêm khớp dạng thấp bao gồm nhiều bước và các xét nghiệm khác nhau tùy nhận định của bác sĩ thăm khám. Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường, bạn nên đến cơ sở y tế sớm để được hướng dẫn chẩn đoán và áp dụng phương pháp điều trị hợp lý.
Để được giải đáp mọi thắc mắc, xin vui lòng để lại bình luận bên dưới, đội ngũ chuyên gia sẽ phản hồi sớm nhất.
Link tham khảo:
https://www.nhs.uk/conditions/rheumatoid-arthritis/diagnosis/
https://creakyjoints.org/diagnosis/rheumatoid-arthritis-diagnosis-criteria/