Viêm khớp ngón tay: Nguyên nhân và cách điều trị! Xem ngay để biết

Chào chuyên gia! Năm nay tôi 50 tuổi, làm nghề thợ may. Gần đây các ngón tay của tôi trở nên đau nhức, sưng tấy và bị cứng khớp vào sáng sớm. Tôi có đi khám thì được kết luận bị viêm khớp ngón tay. Bác sĩ kê đơn thuốc giảm đau chống viêm nhưng tôi vẫn rất lo lắng. Không biết tình trạng này có nguy hiểm không và nên làm gì để cải thiện bệnh? Mong chuyên gia giải đáp! (Lê Vân, Nam Định)
Trả lời:

Chào cô Lê Vân! Cảm ơn cô đã gửi câu hỏi đến đội ngũ chuyên gia chúng tôi. Với câu hỏi này, đội ngũ chuyên gia xin trả lời như sau:

Viêm khớp ngón tay có nguy hiểm không?

Với tình trạng đau nhức, sưng tấy, cứng khớp ngón tay cùng sự chẩn đoán của bác sĩ đã cho thấy cô đang gặp phải tình trạng viêm khớp ngón tay. Đây là tình trạng xương khớp thường gặp, đặc biệt ở người từ trung niên trở đi. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng hoạt động và cuộc sống của người mắc.

 viem-khop-ngon-tay-anh-huong-nhieu-den-kha-nang-van-dong-cua-nguoi-benh.jpg

Viêm khớp ngón tay ảnh hưởng nhiều đến khả năng vận động của người bệnh

Viêm khớp ngón tay có thể khiến đau dữ dội, sưng, giảm sức mạnh và phạm vi chuyển động, gây khó khăn cho việc thực hiện các nhiệm vụ đơn giản, chẳng hạn như xoay tay nắm cửa và mở lọ. Những tác hại của việc viêm khớp ngón tay không được điều trị kịp thời đó là:

- Biến dạng khớp ngón tay, hỏng hoàn toàn các khớp ngón tay

- Hoại tử ngón tay hoặc các đốt, trường hợp xấu nhất người bệnh cần phải phẫu thuật cắt bỏ phần bị hoại tử.

- Nhiễm trùng máu do vi khuẩn tại các ổ khớp gây ra có thể nguy hiểm đến tính mạng.

- Nhiễm trùng phần mềm và dẫn đến nguy cơ hoại tử vùng da.

Nguyên nhân gây viêm khớp ngón tay

Theo các chuyên gia, viêm khớp ngón tay có thể khởi phát từ một hoặc nhiều yếu tố nội, ngoại sinh khác nhau, cụ thể là:

Lão hóa, thoái hóa

Tuổi càng cao, sụn khớp càng suy yếu, xương dưới sụn xơ hóa, tạo điều kiện khởi phát tình trạng viêm các khớp ngón tay.

Chấn thương

Những tổn thương tại khớp tay khi chơi thể thao, lao động, vui chơi có thể gây trật khớp, viêm khớp. Chấn thương sẽ gây ảnh hưởng tới bất kỳ khớp ngón tay nào, thậm chí cả khi không trực tiếp tác động đến sụn khớp nó cũng có thể làm thay đổi hoạt động của khớp.

Nhiễm khuẩn

Virus, vi khuẩn từ máu di chuyển vào màng bao quanh khớp tạo ra chất gây viêm TNF-alpha và kích hoạt phản ứng viêm khớp cổ tay, ngón tay.

Tính chất công việc

Nếu công việc thường xuyên phải sử dụng đến cổ tay, ngón tay sẽ khiến cho các khớp ở vị trí này hoạt động quá tải, lâu ngày sẽ dẫn tới viêm đau khớp ngón tay.

Ngoài ra, thừa cân béo phì, chế độ ăn uống không lành mạnh, hút thuốc lá, stress, môi trường sống ẩm thấp, nhiễm lạnh,… cũng là những yếu tố tiềm tàng có thể gây bệnh.

Điều trị viêm khớp ngón tay

Việc điều trị viêm khớp ngón tay phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân cũng như mức độ biểu hiện bệnh. Một số biện pháp điều trị viêm khớp ngón tay mà cô có thể tham khảo đó là:

Sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm

Một số loại thuốc giảm đau chống viêm thường được sử dụng trong các trường hợp viêm khớp đó là:

- Thuốc bôi: Điển hình như capsaicin hoặc diclofenac được áp dụng bôi vùng da trên khớp.

- Thuốc giảm đau không kê đơn: Chẳng hạn như acetaminophen (efferalgan), ibuprofen.

- Thuốc giảm đau theo toa: Chẳng hạn như celecoxib (Celebrex) hoặc tramadol.

Sử dụng nẹp

Một thanh nẹp có thể hỗ trợ khớp và hạn chế chuyển động của ngón tay cái và cổ tay của bạn. Người bệnh có thể đeo nẹp vào ban đêm hoặc suốt cả ngày và đêm.

Nẹp có thể giúp:

- Giảm đau

- Định vị đúng khớp

- Giúp khớp được nghỉ ngơi

su-dung-nep-giup-co-dinh-khop-ngon-tay-giam-dau-viem.jpg

Sử dụng nẹp giúp cố định khớp ngón tay, giảm đau, viêm

Phẫu thuật

Nếu bạn không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác hoặc hầu như không thể gấp duỗi ngón tay cái, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Các lựa chọn phẫu thuật bao gồm:

- Phẫu thuật làm cứng khớp: Khớp bị ảnh hưởng được cố định vĩnh viễn. Sau khi làm cứng thì khớp có thể chịu trọng lượng mà không đau, nhưng không linh hoạt.

- Thay khớp: Tất cả hoặc một phần của khớp bị ảnh hưởng được loại bỏ và thay thế bằng một khớp nhân tạo.

Phòng ngừa và cải thiện viêm khớp ngón tay từ sản phẩm thảo dược

Để phòng ngừa và cải thiện viêm khớp ngón tay, ngoài các biện pháp điều trị trên, cô Vân nên quan tâm đến cả vấn đề dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt hàng ngày. Nên dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, không nên để bàn tay làm việc quá nhiều, mang vác vật nặng; Bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, ăn nhiều rau xanh, đặc biệt là bông cải xanh, cải bẹ xanh, cải ngọt; Hạn chế thực phẩm giàu đạm, đồ ăn cay… Bên cạnh đó, cô nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ điều trị viêm, đau khớp. 

Chúc bạn sức khỏe!




Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp
    8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp không đơn giản chỉ điều trị một vài ngày đã khỏi ngay vì đây là bệnh viêm mạn tính. Do đó rất nhiều người lo lắng bệnh viêm khớp dạng thấp lâu ngày có gây tàn phế và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể không? Dưới đây là 8 điều cần biết về căn bệnh này, giúp bệnh nhân điều trị đúng hướng giúp bệnh ổn định, ngăn ngừa biến chứng.

  •         Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?
    Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?

    Ngoài việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất béo không no, rau xanh, hoa quả tươi…kết hợp với việc vận động tập luyện, kiên trì sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để bệnh viêm khớp nhanh được cải thiện. Bệnh nhân cần kiêng những gì để bệnh viêm khớp tái phát ?