Cẩn trọng nguy cơ SƯNG KHỚP NGÓN TAY TRỎ vì 6 nguyên nhân này!

Sưng khớp ngón tay trỏ là tình trạng ngày càng trở nên phổ biến. Cùng với triệu chứng sưng, các cơn đau nhức cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người bệnh nếu không chữa kịp thời. Vậy hiện tượng này bắt nguồn từ nguyên nhân nào và làm sao để điều trị hiệu quả, ngăn chặn biến chứng? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh này.

Nguyên nhân sưng khớp ngón tay trỏ

Trừ ngón tay cái có 2 khớp ra thì mỗi ngón tay gồm 3 khớp. Khớp ngón tay là khớp nhỏ nhất trong cơ thể con người, có thể vận động một cách rất linh hoạt. Sưng khớp ngón tay xảy ra khi có hiện tượng viêm mô xung quanh khớp, khiến các khớp tiết ra chất dịch nhiều quá mức cần thiết. Tình trạng này không chỉ gây đau, cản trở sự vận động của ngón tay mà còn là dấu hiệu của một số bệnh liên quan đến xương khớp. Bị đau, sưng khớp ngón tay trỏ có thể là do các nguyên nhân sau:

- Chấn thương: Nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng đau khớp ngón tay trỏ là do chấn thương, có thể là té ngã, tai nạn lao động, gãy xương,...

- Thoái hóa khớp: Khi bị thoái hóa, các khớp sẽ bị suy yếu, nứt vỡ, bong tróc. Từ đó, xương sụn trở nên xơ viêm, mọc gai và dẫn tới sưng, đau nhức. Nguyên nhân này xuất hiện chủ yếu ở người cao tuổi.

Sưng, đau khớp ngón tay trỏ do rất nhiều nguyên nhân

Sưng, đau khớp ngón tay trỏ do rất nhiều nguyên nhân

- Yếu tố thời tiết: Môi trường sống ẩm ướt, thời tiết lạnh, các dây thần kinh cơ sẽ bị ảnh hưởng, từ đó gây ra tình trạng đau nhức, sưng ở đầu ngón tay, đặc biệt là ngón trỏ.

- Bệnh gout: Người bị gout sẽ có các triệu chứng như  ngón tay sưng lên, đau nhức bên trong, thậm chí là cảm thấy nóng ran, khó chịu vô cùng.

- Bệnh viêm khớp dạng thấp: Sưng, đau nhức đầu ngón tay trỏ cũng có thể là do viêm khớp dạng thấp. Bệnh xảy ra do hệ thống miễn dịch bị suy yếu. Mặc dù bất cứ ai cũng có thể bị viêm khớp dạng thấp, nhưng bệnh phổ biến nhất ở người lớn tuổi và thường gặp ở nữ giới hơn nam giới với tỷ lệ 3:1.

- Ngoài ra, tình trạng sưng, đau khớp ngón tay trỏ còn có thể do các bệnh lý khác như: Loãng xương, loạn dưỡng cơ bắp, vôi hóa xương khớp, đa xơ cứng,...

Biến chứng của tình trạng sưng khớp ngón tay

Đau, sưng khớp ngón tay có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào mức độ bệnh lý. Tuy nhiên, nếu không chữa trị kịp thời và áp dụng đúng phương pháp có thể phát sinh nhiều biến chứng nghiêm trọng như:

Cứng khớp: Các khớp ngón tay có dấu hiệu cứng, hoạt động kém linh hoạt, đôi khi còn phát ra tiếng lục cục bên trong. Nhiều trường hợp, người bệnh không thể cầm chắc các vật dụng như đũa, muỗng, ly uống nước,…

Tình trạng cứng khớp khiến người bệnh không cầm chắc được đồ vật

Tình trạng cứng khớp khiến người bệnh không cầm chắc được đồ vật

Teo cơ, biến dạng khớp: Sau một thời gian, các ngón tay có dấu hiệu co rút cơ, bắt đầu biến dạng, ngón tay cong vẹo bất thường, ngón dài ngón ngắn, khả năng vận động giảm đáng kể.

Bại liệt: Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất, các ngón tay có thể bị liệt đến suốt đời nếu tình trạng đau nhức nghiêm trọng, xảy ra trong thời gian dài và không được điều trị.

Phương pháp điều trị sưng, đau khớp ngón tay

Khi bị đau khớp ngón tay trỏ, bạn có thể điều trị bằng nhiều cách như dùng thuốc, áp dụng vật lý trị liệu. Mỗi cách sẽ có những cách thức và công dụng riêng.

Điều trị viêm khớp ngón tay trỏ bằng tây y

- Điều trị nội khoa: Biện pháp chính là áp dụng những loại thuốc giảm đau như tramadol, acetaminophen, thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) điển hình là aspirin, naproxen, ibuprofen. Những loại thuốc này có tác dụng giảm đau khớp nhanh chóng và cải thiện chức năng của sụn khớp.

- Điều trị ngoại khoa: Nếu bệnh ở mức độ nặng, điều trị bằng thuốc không khỏi, bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng ngoại khoa để chữa bệnh. Biện pháp hiệu quả nhất trong điều trị ngoại khoa đó chính là làm phẫu thuật thay khớp. Biện pháp này có hiệu quả lâu dài nhưng khá tốn kém.

- Áp dụng vật lý trị liệu: Song song với việc điều trị bằng thuốc Tây y là những bài tập vật lý trị liệu nhằm cải thiện chức năng của sụn khớp. Các bài tập giúp sụn khớp có thể phục hồi nhanh chóng như massage, vận động khớp, xoa bóp,... Nếu ngón trỏ bị đau và cứng, bạn nên làm ấm bằng một miếng dán giảm đau nóng hoặc ngâm trong nước muối gừng ấm có trong 5 -10 phút. Trong trường hợp đau nhiều, bạn nên xoa một ít dầu nóng rồi mang găng tay cao su, cuối cùng là ngâm vào nước ấm trong vài phút. Sau khi ngâm tay xong, bạn thực hiện một số bài tập như sau:

Bài tập giúp giảm triệu chứng sưng, đau khớp ngón tay

Bài tập giúp giảm triệu chứng sưng, đau khớp ngón tay

- Nắm chặt tay rồi bung mạnh: Ban đầu bạn nhẹ nhàng nắm các ngón vào với nhau, ngón cái bao quanh chúng. Giữ trong khoảng 30 - 60 giây rồi bung rộng các ngón tay. Thực hiện ít nhất 4 lần cho cả 2 tay.

- Duỗi thẳng các ngón tay: Đặt lòng bàn tay lên mặt bàn phẳng, duỗi thẳng các ngón tay tới mức tối đa (như hình trên).

- Nâng cao ngón tay: Tương tự như cách trên, bạn nâng cao ngón tay khỏi mặt bàn rồi từ từ hạ xuống. Có thể nâng tất cả các ngón cùng một lúc rồi hạ thấp xuống, lặp lại từ 8 - 12 lần.



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp
    8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp không đơn giản chỉ điều trị một vài ngày đã khỏi ngay vì đây là bệnh viêm mạn tính. Do đó rất nhiều người lo lắng bệnh viêm khớp dạng thấp lâu ngày có gây tàn phế và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể không? Dưới đây là 8 điều cần biết về căn bệnh này, giúp bệnh nhân điều trị đúng hướng giúp bệnh ổn định, ngăn ngừa biến chứng.

  •         Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?
    Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?

    Ngoài việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất béo không no, rau xanh, hoa quả tươi…kết hợp với việc vận động tập luyện, kiên trì sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để bệnh viêm khớp nhanh được cải thiện. Bệnh nhân cần kiêng những gì để bệnh viêm khớp tái phát ?