Bị sưng ngón tay giữa - Nguyên nhân và giải pháp khắc phục

Bị sưng ngón tay giữa có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm như thoái hóa xương khớp, gút, viêm khớp dạng thấp,... Người bệnh cần quan tâm, theo dõi và thăm khám sớm để phát hiện nguyên nhân, điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm. 

Nguyên nhân bị sưng ngón tay giữa 

Bị sưng ngón tay giữa xảy ra khi có hiện tượng viêm mô xung quanh khớp, khiến các khớp tiết dịch nhiều quá mức cần thiết. Tình trạng này không chỉ gây đau, cản trở sự vận động của ngón tay mà còn là dấu hiệu của một số bệnh liên quan đến xương khớp.

Bị sưng khớp ngón tay giữa là dấu hiệu bệnh gì?

Bị đau sưng khớp ngón tay giữa có thể do một số nguyên nhân sau:

Bệnh gút

Bệnh gút thường có biểu hiện là bàn chân, bàn tay sưng vù, bao gồm ngón tay giữa đau nhức, khiến người mắc rất khó chịu và khó khăn trong di chuyển hay làm việc.

Thoái hóa khớp

Khi bị thoái hóa, các khớp ngón tay sẽ suy yếu, nứt vỡ, bong tróc. Từ đó, xương sụn trở nên xơ viêm, mọc gai và dẫn tới sưng, đau nhức. Tình trạng này xuất hiện chủ yếu ở người cao tuổi.

Bệnh tự miễn

Các bệnh tự miễn như lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến, xơ cứng bì,... xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các tế bào khỏe mạnh của cơ thể dẫn đến tình trạng viêm toàn bộ cơ thể, bao gồm cả ngón tay giữa. 

Ngoài ra, tình trạng đau, sưng ngón tay giữa còn có thể do các bệnh lý khác như: Loãng xương, loạn dưỡng cơ bắp, vôi hóa xương khớp, đa xơ cứng,...

Sưng ngón tay giữa có thể xuất hiện trong các bệnh tự miễn

Sưng ngón tay giữa có thể xuất hiện trong các bệnh tự miễn

>>> XEM THÊM: Tìm hiểu thêm về bệnh viêm khớp.

Yếu tố nguy cơ gây sưng ngón tay giữa

Ngoài nguyên nhân bệnh lý, sưng khớp ngón tay giữa còn có thể liên quan đến những yếu tố sau:

Tập thể dục

Khi tập thể dục, nhu cầu năng lượng tăng lên từ các cơ quan quan trọng sẽ chuyển dòng máu từ tứ chi (tay, chân) đến tim, phổi và cơ. Kết quả là bàn tay nhận được ít máu hơn. Các mạch máu của bàn tay mở rộng để làm tăng lưu lượng máu. Điều này có thể khiến các ngón tay sưng lên. 

Các loại thuốc đang sử dụng

Một số loại thuốc có thể gây sưng tấy khắp cơ thể, bao gồm cả ngón tay giữa. Những loại thuốc này bao gồm các loại được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường, thuốc huyết áp và steroid đường uống. Tuy nhiên, sưng ngón tay giữa không phải là tác dụng phụ phổ biến của những loại thuốc này.

Chấn thương

Trong các hoạt động hàng ngày, chúng ta gặp rất nhiều sự cố không thể tránh được như: Tai nạn giao thông, tai nạn lao động, bị ngã, trật khớp,... Những vết thương đó là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm khớp ngón tay và tổn thương các sụn bên trong, gây đau nhức, sưng tấy ngón tay giữa. 

Môi trường, thời tiết thay đổi

Khi có sự thay đổi thời tiết, đặc biệt là vào mùa đông thì triệu chứng sưng, đau khớp xuất hiện rất phổ biến. Các ngón tay trở nên tê cứng và đau nhức khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi, ảnh hưởng tới hoạt động hàng ngày.

Chế độ ăn nhiều muối

Tiêu thụ muối quá mức khiến cơ thể giữ lại nhiều nước để làm loãng nồng độ muối. Tình trạng này có thể gây sưng bàn tay và ngón tay. Tình trạng sưng tấy do ăn mặn thường nhẹ và sẽ khỏi trong vòng 1-2 ngày. 

Sưng khớp ngón tay giữa có thể do chế độ ăn thừa muối

Sưng khớp ngón tay giữa có thể do chế độ ăn thừa muối

Bị sưng khớp ngón tay giữa có nguy hiểm không?

Nếu không chữa trị kịp thời và áp dụng đúng phương pháp, tình trạng đau sưng khớp ngón tay giữa có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như:

- Cứng khớp: Khớp ngón tay giữa có dấu hiệu cứng, hoạt động kém linh hoạt, đôi khi còn phát ra tiếng lục cục bên trong. Nhiều trường hợp, người bệnh không thể cầm chắc các vật dụng như đũa, muỗng, ly uống nước,… 

- Teo cơ, biến dạng khớp: Sau một thời gian, ngón tay giữa có dấu hiệu co rút cơ, bắt đầu biến dạng, cong vẹo bất thường, khả năng vận động giảm đáng kể.

- Bại liệt: Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất, ngón tay giữa có thể bị liệt nếu tình trạng đau nhức xảy ra trong thời gian dài và không được điều trị.

Phương pháp khắc phục tình trạng sưng khớp ngón tay giữa

Xác định chính xác nguyên nhân gây sưng khớp ngón tay giữa sẽ giúp điều trị bệnh nhanh và hiệu quả. Đồng thời để cải thiện cơn đau nhức, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp sau: 

Cải thiện sưng khớp ngón tay giữa bằng thuốc

  • Nhóm thuốc steroid có thể được sử dụng để điều trị sưng tấy do rối loạn tự miễn dịch. Thuốc giúp ngăn chặn hệ thống miễn dịch tự tấn công. Steroid cũng có thể được sử dụng để điều trị bệnh gút.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) không kê đơn như ibuprofen, naproxen,... có thể được sử dụng để điều trị sưng ngón tay giữa.
  • Thuốc kháng sinh để loại bỏ nhiễm trùng.
  • Nếu ngón tay giữa sưng kèm nhiều mủ hoặc không đáp ứng với thuốc kháng sinh, bạn có thể cần phải được tiến hành dẫn lưu.

Su-dung-thuoc-dieu-tri-sung-khop-ngon-tay-giua

Sử dụng thuốc điều trị sưng khớp ngón tay giữa

Cải thiện sưng khớp ngón tay giữa không dùng thuốc

Hiện nay, có một số biện pháp điều trị sưng khớp ngón tay giữa tự nhiên mà không cần dùng thuốc nhận được nhiều phản hồi tích cực, bao gồm: 

Bột nghệ trị sưng đau khớp ngón tay giữa

Nghệ chứa curcumin giúp chống oxy hóa, kháng viêm và kiểm soát tình trạng sưng khớp ngón tay giữa.

Cách thực hiện: Trộn 1 thìa bột nghệ và dầu dừa thành hỗn hợp đồng nhất dạng sệt giống như mặt nạ dính trên da (không để loãng quá). Thoa hỗn hợp vào vùng khớp ngón tay giữa bị sưng đau và massage nhẹ nhàng từ 3 - 5 phút. Sau khi đắp khoảng 1 - 3 tiếng, bạn sử dụng nước ấm để rửa sạch.

Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần, kiên trì trong nhiều ngày sẽ thấy cải thiện.

Chườm đá lạnh

Nếu bạn đang bị sưng và đau ngón tay giữa thì chườm đá lạnh là phương pháp giảm đau tuyệt vời. Bạn chỉ cần lấy vài viên đá và quấn trong một chiếc khăn, sau đó đắp lên ngón tay giữa trong 5 - 10 phút sẽ giúp giảm sưng viêm hiệu quả.

Ngâm tay

Phương pháp này bao gồm cả ngâm tay trong nước lạnh và nước ấm. Đầu tiên, ngâm ngón tay giữa trong nước ấm khoảng 4 phút. Sau đó, tiếp tục ngâm vào nước lạnh trong 1 phút. Lặp lại quá trình này 3 lần/ngày để giảm tình trạng sưng đau.

Massage

Massage với tinh dầu sẽ làm giảm sưng ngón tay giữa nhờ thư giãn các cơ và cải thiện lưu thông máu. Bạn chỉ cần làm ấm một ít dầu mù tạt và massage ngón tay giữa trong 5 phút. Thực hiện mỗi ngày sẽ cảm nhận được sự thay đổi tích cực.

Massage giúp cải thiện tình trạng sưng ngón tay giữa

Massage giúp cải thiện tình trạng sưng ngón tay giữa

Giảm sưng đau khớp ngón tay bằng giấm táo

Theo nghiên cứu, giấm táo rất giàu kali, giúp kháng viêm và làm mềm khớp, đồng thời loại bỏ độc tố khỏi cơ thể để duy trì tính linh hoạt, dẻo dai của khớp.

Cách thực hiện: Bạn có thể làm một loại dầu massage hỗn hợp với giấm táo. Chỉ cần trộn 1 muỗng canh dầu ô liu hoặc dầu dừa với 2 muỗng canh giấm táo. Thoa hỗn hợp này vào khớp ngón tay giữa bị đau trong vài phút. Lặp lại thường xuyên trong ngày để có hiệu quả tốt nhất.

Tập thể dục cho ngón tay

Tập thể dục rất hữu ích trong trường hợp ngón tay giữa sưng do máu lưu thông kém hoặc bị viêm.

Cách thực hiện: Nắm tay của bạn và giữ trong 1 phút. Mở ngón tay ra chầm chậm và kéo giãn ngón tay. Làm điều này nhiều lần trong ngày sẽ giúp giảm đau hiệu quả.

Giảm sưng đau khớp ngón tay giữa bằng thảo dược tự nhiên

Bên cạnh những phương pháp khắc phục tình trạng sưng khớp ngón tay giữa nêu trên, nhiều người chia sẻ giải pháp sử dụng thảo dược tự nhiên như hy thiêm, sói rừng, bạch thược, nhũ hương,... giúp hỗ trợ giảm đau, sưng và tăng cường sức khỏe xương khớp. 

Các thảo dược đều đã được nghiên cứu về tác dụng với hệ xương khớp, cụ thể như sau:

- Hy thiêm: Cho tác dụng giảm viêm, giảm đau, điều hòa miễn dịch. Tác dụng này đặc biệt quan trọng với người bị đau khớp ngón tay giữa do bệnh lý.

Giảm sưng ngón tay giữa bằng thảo dược hy thiêm

Giảm sưng ngón tay giữa bằng thảo dược hy thiêm

- Bạch thược: Giúp chống viêm do ức chế sản xuất kháng thể IgE. Tác dụng này được khẳng định từ nghiên cứu của một trường y khoa ở Trung Quốc.

- Nhũ hương: Chứa acid boswellic giúp chống viêm, tăng lưu lượng máu nuôi dưỡng tổ chức khớp ngón tay, đẩy nhanh quá trình phục hồi bệnh.

- Sói rừng: Được khẳng định tác dụng tăng cường miễn dịch trong một nghiên cứu tại trường Đại học Thẩm Dương năm 2009. 

Sự kết hợp của các thảo dược trên mang đến tác dụng toàn diện vừa giúp cải thiện triệu chứng đau khớp khuỷu tay, vừa tăng cường sức khỏe cho hệ xương khớp từ bên trong. Từ đó, ngăn ngừa mắc các bệnh xương khớp hiệu quả.

Kết quả nghiên cứu trên lâm sàng cho thấy, tỷ lệ người bệnh cải thiện các triệu chứng sưng, đau và chức năng vận động khớp ở nhóm kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược cao hơn so với nhóm đối chứng. Đặc biệt, với tính an toàn của dược liệu, người bệnh có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe.

Bị đau khớp ngón tay giữa là triệu chứng thường gặp ảnh hưởng nhiều đến vận động và sức khỏe của người mắc. Nếu gặp phải tình trạng trên, bạn tuyệt đối không được chủ quan. Hãy tuân thủ phác đồ điều trị kịp thời, xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược để tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra! Mọi thắc mắc về tình trạng sưng ngón tay giữa, hãy bình luận phía dưới bài viết để nhận được tư vấn.

Link tham khảo:

https://www.healthline.com/health/swollen-fingertip#seek-medical-help

https://www.osmosis.org/answers/swollen-fingers

https://www.medicalnewstoday.com/articles/one-swollen-finger#gout

https://www.verywellhealth.com/sudden-pain-and-swelling-in-finger-joint-5193498

 



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp
    8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp không đơn giản chỉ điều trị một vài ngày đã khỏi ngay vì đây là bệnh viêm mạn tính. Do đó rất nhiều người lo lắng bệnh viêm khớp dạng thấp lâu ngày có gây tàn phế và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể không? Dưới đây là 8 điều cần biết về căn bệnh này, giúp bệnh nhân điều trị đúng hướng giúp bệnh ổn định, ngăn ngừa biến chứng.

  •         Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?
    Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?

    Ngoài việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất béo không no, rau xanh, hoa quả tươi…kết hợp với việc vận động tập luyện, kiên trì sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để bệnh viêm khớp nhanh được cải thiện. Bệnh nhân cần kiêng những gì để bệnh viêm khớp tái phát ?