Viêm khớp dạng thấp không đơn giản chỉ điều trị một vài ngày đã khỏi ngay vì đây là bệnh viêm mạn tính. Do đó rất nhiều người lo lắng bệnh viêm khớp dạng thấp lâu ngày có gây tàn phế và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể không? Dưới đây là 8 điều cần biết về căn bệnh này, giúp bệnh nhân điều trị đúng hướng giúp bệnh ổn định, ngăn ngừa biến chứng.
8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn: Có rất nhiều người nghĩ rằng viêm khớp dạng thấp là bệnh do tổn thương xương khớp gây viêm đau, tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho thấy viêm khớp dạng thấp là do rối loạn hệ miễn dịch của cơ thể gây ra. Vì vậy việc tăng cường hệ miễn dịch đối với mỗi người đặc biệt là bệnh nhân viêm khớp dạng thấp là điều khá quan trọng.
Viêm khớp dạng thấp gây tổn thương nhiều cơ quan: Bệnh viêm khớp dạng thấp nếu không điều trị kịp thời, để lâu ngày gây tổn thương khớp thậm chí tàn phế và ảnh hưởng nhiều đến các bộ phận khác trong cơ thể như: tim, thận,…
Bệnh hay gặp ở phụ nữ: Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, viêm khớp dạng thấp gặp ở 95% phụ nữ, đặc biệt là chị em sau khi sinh hoặc bước vào giai đoạn mãn kinh, độ tuổi từ 30-65, tuy nhiên bệnh đang dần trẻ hóa nên chị em hãy chú ý sức khỏe xương khớp của mình ngay từ bây giờ để hạn chế tối đa biến chứng.
Sống lạc quan, yêu đời sẽ hạn chế đau do viêm khớp dạng thấp
Thời tiết và tâm lí có ảnh hưởng đến bệnh: Viêm khớp dạng thấp thường tái phát mạnh nhất khi thời tiết thay đổi đột ngột từ nắng nóng sang lạnh, đặc biệt là thời tiết mưa ẩm. Ngoài ra, khi cơ thể mệt mỏi, hệ miễn dịch suy yếu, tâm lý không tốt như: căng thẳng, stress, lo lắng cũng khiến những cơn đau xuất hiện và làm bệnh nhân cảm thấy rất đau đớn.
Giải tỏa lo lắng giúp bệnh phục hồi nhanh: Lo lắng khiến nguy cơ viêm khớp dạng thấp cũng như thúc đẩy bệnh tiến triển nặng hơn. Do đó, bên cạnh việc điều trị bệnh bằng thuốc, giảm thiểu tối đa những lo lắng cũng là liều thuốc hữu ích cho bệnh nhân giúp bệnh nhanh được phục hồi.
Hệ xương có thể gặp nguy hiểm: Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có thể bị loãng xương, thậm chí xương giòn, dễ gãy do tác dụng phụ của thuốc tây điều trị kháng viêm. Việc bổ sung các dưỡng chất giàu canxi và vitamin D từ sữa, rau xanh, cá nước mặn,… giúp bạn có hệ xương chắc khỏe.
Từ bỏ thói quen hút thuốc lá: Thuốc lá không chỉ có hại cho phổi mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh viêm khớp dạng thấp. Theo nghiên cứu đăng tải trên trang Annals of the Rheaumatic Diseases, các nhà nghiên cứu cho biết rằng 1/3 các trường hợp viêm khớp dạng thấp nặng có liên quan đến hút thuốc lá.
Hoàn toàn có thể “sống hòa bình” với chứng bệnh này: Hãy thường xuyên vận động để có sức khỏe dẻo dai, các khớp hoạt động trơn tru giúp giảm thiểu các cơn đau, giảm thiểu nguy cơ dính khớp, biến dạng khớp bằng những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe hiện tại như đi bộ, bơi, đạp xe,…