Tôi bị đau nhức các khớp tay chân là bệnh gì?

Năm nay em 28 tuổi, là nữ, cao 1m54, nặng 40kg, làm văn phòng, năm nay, khi xét nghiệm máu, chỉ số axit uric của em là 391, trong khi đó ngưỡng cho phép của nữ giới là từ 150 - 360. Như vậy liệu em có bị bệnh gút không? Em thấy khoảng 6 tháng gần đây, cơ thể có một số biểu hiện như sau: khi ngồi xuống em hay bị đau nhói ở thắt lưng nhất là buổi sáng, chỉ đau khoảng 10 giây lại thôi. Đứng lên không thấy đau. Thi thoảng cho 2 tay ra đằng sau cả 2 tay hoặc 1 bên tay bị đau không cử động mạnh được, 1 lát sau lại hết. Khi đi lại em thấy khớp chỗ mắt cá chân bên phải hay kêu không đau, lúc đứng lên ngồi xuống thì khớp gối bên chân phải cũng kêu nhưng không đau, khi tập thể dục có động tác dang 2 tay và đưa chân phải ra đằng sau, em thấy khớp háng bên phải cũng kêu nhưng không đau, chỉ thi thoảng khớp gối phải, khớp háng bên phải bị đau khiến cho việc đi lại (nhất là leo cầu thang) chậm chạp. Em vẫn tập thể dục đều đặn (đi bộ hoặc chạy). Lúc tập không thấy đau chân hay đau khớp, vẫn bình thường.
Trả lời:

Bạn có chỉ số khối cơ thể bình thường, không béo phì. Còn axit uric 390micromol/lít thì cao hơn bình thường một chút. Khi bạn ăn quá nhiều thức ăn giàu đạm như thịt chó, hải sản và ngay sau đó 1 ngày bạn làm xét nghiệm thì chỉ số axit có thể tăng. Bạn nên đi khám lại, tôi tin là bạn chưa bị gút. Ở nữ, tỉ lệ mắc gút trong độ tuổi của bạn là rất hiếm gặp, thường là sau tuổi mãn kinh. Còn chủ yếu là ở nam giới. 

 Bạn cử động có tiếng kêu ở khớp nhưng lại không bị đau thì tôi nghĩ là không đáng ngại. Còn triệu chứng đau thắt lưng, có thể do bạn làm công việc văn phòng, ít vận động, thỉnh thoảng bị căng cơ quá mức nên gây đau. Theo tôi, bạn nên thỉnh thoảng đi lại, tập thể dục nhẹ nhàng, không ngồi quá lâu một chỗ. Về các thực phẩm, bạn không nên lạm dụng thức ăn giàu đạm vì khi đó cơ thể phải sử dụng năng lượng đặc biệt để chuyển hóa chất này. Và sản phẩm cuối cùng của chuyển hóa đạm là axit uric. Nếu tình trạng này kéo dài, đến khi mãn kinh rất có thể bạn sẽ mắc gút.

Chúc bạn sức khỏe

                                        Chuyên viên cơ xương khớp




Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp
    8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp không đơn giản chỉ điều trị một vài ngày đã khỏi ngay vì đây là bệnh viêm mạn tính. Do đó rất nhiều người lo lắng bệnh viêm khớp dạng thấp lâu ngày có gây tàn phế và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể không? Dưới đây là 8 điều cần biết về căn bệnh này, giúp bệnh nhân điều trị đúng hướng giúp bệnh ổn định, ngăn ngừa biến chứng.

  •         Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?
    Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?

    Ngoài việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất béo không no, rau xanh, hoa quả tươi…kết hợp với việc vận động tập luyện, kiên trì sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để bệnh viêm khớp nhanh được cải thiện. Bệnh nhân cần kiêng những gì để bệnh viêm khớp tái phát ?