Người bị khô khớp uống glucosamine có tốt không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Khô khớp là tình trạng xương khớp xảy ra khá phổ biến, tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến người mắc có thể chịu nhiều cơn đau nhức và tiếng kêu răng rắc. Để hiểu rõ về chứng bệnh này cũng như trả lời được câu hỏi trên, mời bạn cùng tìm đọc qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây khô khớp
Khô khớp là hiện tượng khi người bệnh vận động thì các khớp sẽ phát ra tiếng kêu lục cục do khớp không tiết ra được dịch bôi trơn, hoặc tiết ra quá ít. Đây có thể là triệu chứng của một bệnh xương khớp nào đó, gây khó khăn trong cuộc sống, công việc hàng ngày của người bệnh. Khô khớp thường gặp ở người cao tuổi và trung niên. Bệnh được gây ra bởi các nguyên nhân dưới đây:
- Do tình trạng lão hoá: Tuổi cao, các khớp xương của người bệnh dần bị bào mòn, dẫn đến rách bao sụn, biến dạng tổ chức sụn và gây ra tình trạng khô khớp.
- Do thoái hoá khớp: Tình trạng này khiến lớp sụn dần bị bào mòn, mất đi tính mềm mại, trở nên cứng, gây cọ xát, chèn ép vào các lớp màng xương, tạo ra tiếng lạo xạo và gây đau.
- Lười vận động: Khi các khớp xương người bệnh ít vận động làm khớp bị hỏng, dễ tổn thương. Tình trạng này làm tăng nguy cơ khô khớp và các bệnh về xương khớp khác.
- Thừa cân béo phì: Khi trọng lượng cơ thể càng tăng cao, các khớp xương càng chịu thêm nhiều áp lực. Đặc biệt, khớp gối là nơi chịu sức ép nhiều nhất. Vì vậy, tỷ lệ người béo phì mắc khô khớp gối là rất cao.
- Người bị khô khớp thường có các biểu hiện như: Đau nhức khớp, phát ra âm thanh tại khớp khi chuyển động, cứng khớp vào buổi sáng, sưng tấy nóng đỏ các khớp…
Khô khớp ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống người bệnh?
Theo các chuyên gia, bệnh khô khớp không quá nguy hiểm, cũng không ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể làm hạn chế vận động, gây mệt mỏi, mất cảm giác, đau nhức kéo dài, gây khó chịu. Nhiều trường hợp còn dẫn đến teo cơ, biến dạng khớp, liệt khớp … Ngoài ra, trong trường hợp bị nặng, khô khớp có thể làm tổn thương đến các dây thần kinh, đặc biệt là dây thần kinh tọa chạy từ cột sống thắt lưng đến gót chân. Về lâu dài sẽ gây đau vùng thắt lưng, nhức mỏi toàn thân.
Bị khô khớp uống glucosamine có tốt không?
Glucosamine là một amino-monosaccharide được tổng hợp từ glucose có ở hầu hết các mô của cơ thể, đặc biệt nhiều hơn ở các mô liên kết và mô sụn. Glucosamine dạng dược phẩm là thành phần được dùng để điều chế ra các sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm khớp gối mạn tính, giúp giảm triệu chứng của thoái hóa khớp. Do đó, với những người bị khô khớp gối thì có thể sử dụng glucosamin để hỗ trợ điều trị. Glucosamine được sử dụng để thúc đẩy tăng trưởng khớp và kích thích sản xuất sụn, do đó khiến các khớp hồi phục, đồng thời glucosamine cũng bảo vệ sụn và ngăn không cho sụn phân hủy. Nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung glucosamine đều đặn giúp tăng cường cấu trúc bền vững của khớp, làm khớp xương thư giãn, duy trì sự linh hoạt. Tác dụng của glucosamine mang tính tích lũy, thời gian dùng càng kéo dài thì càng nhận thấy kết quả rõ rệt. Tuy nhiên, người bị khô khớp cần xác định rõ, glucosamine không phải là thuốc giảm đau nên không thể có tác dụng tức thời, do vậy khi lựa chọn bổ sung các loại thuốc hay thực phẩm chức năng chứa glucosamine mà có tác dụng hỗ trợ điều trị nguyên nhân gây thoái hoá, gây đau khớp thì nên dùng trong một thời gian nhất định mới thấy được kết quả tốt.
Người bị khô khớp có thể sử dụng glucosamine
Những người có bệnh mạn tính về tim mạch, tăng huyết áp hoặc cảm cúm, bệnh nhiễm khuẩn tai mũi họng cần phải thận trọng khi dùng glucosamine. Glucosamine cũng có thể gây tăng huyết áp tạm thời, tăng nhịp tim, nhịp mạch nhanh. Trường hợp các người bệnh bị tiểu đường hoặc người bị hạ đường huyết, khi sử dụng glucosamine cần theo dõi kiểm tra đường huyết thường xuyên.
Để cải thiện tình trạng khô khớp, bên cạnh việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, kết hợp tập luyện thường xuyên, bổ sung sản phẩm thảo dược mỗi ngày nhé!