Viêm đa khớp là bệnh lý gây đau cho người mắc ở nhiều khớp khác nhau, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày. Vậy, có những cách điều trị viêm đa khớp nào đang được áp dụng hiện nay? Bài viết chi tiết sau đây sẽ giới thiệu cho bạn các cách điều trị viêm đa khớp hiệu quả.
Tìm hiểu tổng quan về viêm đa khớp
Trước khi đến với các cách điều trị viêm đa khớp, bạn cần hiểu viêm đa khớp là gì. Ngoài ra, những thông tin liên quan đến nguyên nhân, triệu chứng viêm đa khớp cũng sẽ hỗ trợ bạn điều trị bệnh an toàn hơn.
Viêm đa khớp là tình trạng gì?
Viêm đa khớp (Polyarthritis) là tình trạng viêm, đau nhức trên nhiều khớp của cơ thể cùng một lúc. Thông thường, nếu bị viêm từ 5 khớp trở lên, bác sĩ có thể xác định bạn mắc viêm đa khớp.
Viêm đa khớp gồm các loại như sau:
- Viêm đa khớp cấp tính: Cơn đau diễn ra theo từng đợt, không kéo dài quá lâu.
- Viêm đa khớp mạn tính: Tình trạng viêm đa khớp cấp tính diễn trên 6 tuần được xem là mạn tính.
Nguyên nhân gây viêm đa khớp
Nguyên nhân chính gây viêm đa khớp là do rối loạn tự miễn của cơ thể. Đây là tình trạng hệ thống miễn dịch tự tấn công vào các tế bào, mô khỏe mạnh của mình. Tuy vậy, nguyên nhân cụ thể của rối loạn tự miễn chưa được biết chính xác, nó có thể liên quan đến yếu tố môi trường xung quanh, di truyền khác.
Những bệnh tự miễn thường gặp có thể dẫn đến viêm đa khớp đó là: Gout, lupus, viêm khớp vảy nến, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp tự phát thiếu niên, bệnh xơ cứng bì,…
Ngoài ra, viêm đa khớp cũng có thể xảy ra do một số bệnh lý cấp tính khác như sốt thấp khớp, bệnh nhiễm virus alpha, virus Mayaro, sốt xuất huyết, viêm gan,...
Có nhiều yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng bị viêm đa khớp bao gồm: Lối sống không lành mạnh, thói quen sử dụng thuốc lá, rượu bia, caffeine quá nhiều, người cao tuổi, phụ nữ hoặc do yếu tố di truyền.
Xác định nguyên nhân sẽ giúp điều trị viêm đa khớp hiệu quả hơn
>>> XEM THÊM: Thông tin về bệnh viêm khớp và cách phòng ngừa.
Các cách điều trị viêm đa khớp hiện nay
Trước khi điều trị viêm đa khớp, bác sĩ sẽ cần thực hiện các chẩn đoán để xác định mức độ viêm. Sau đó, căn cứ vào tình trạng bệnh lý, khả năng đáp ứng, bạn sẽ được chỉ định phương pháp điều trị viêm đa khớp phù hợp.
Chẩn đoán viêm đa khớp trước điều trị
Để có thể chẩn đoán chính xác về tình trạng viêm đa khớp trước khi điều trị, bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng lâm sàng. Ngoài ra, có thể thực hiện thêm một số phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng khác.
Triệu chứng viêm đa khớp lâm sàng
Viêm đa khớp thường có các triệu chứng tương tự với viêm khớp dạng thấp hoặc những bệnh tự miễn khác. Các triệu chứng này có thể xuất hiện đột ngột hoặc kéo dài âm ỉ trong thời gian dài. Cụ thể:
- Dấu hiệu cơ bản gồm sưng, nóng, đau ở khu vực bị viêm khi vận động.
- Cử động bị hạn chế, cứng khớp, đặc biệt là khó cử động vào buổi sáng, tình trạng này có thể kéo dài từ 1 tiếng trở lên.
- Các triệu chứng khác: Chán ăn, đổ mồ hôi, phát ban, sưng hạch bạch huyết, sốt trên 38 độ C, thường xuyên mệt mỏi và thiếu năng lượng, bị giảm cân không rõ nguyên do.
Chẩn đoán viêm đa khớp cận lâm sàng
Bên cạnh những triệu chứng trên, bác sĩ sẽ thực hiện thêm một số xét nghiệm, chẩn đoán khác để chắc chắn hơn về tình trạng viêm đa khớp. Một số phương pháp chẩn đoán thường được thực hiện như sau:
- Xét nghiệm máu: Kiểm tra tình trạng máu, số lượng bạch cầu, tiểu cầu, đo độ lắng hồng cầu (ESR), đo protein phản ứng C (CRP) để xác định nguyên nhân liên quan đến bệnh tự miễn.
- Xét nghiệm kháng thể Peptide citrulline chống chu kỳ (chống CCP): Xác định nguyên nhân viêm khớp dạng thấp.
- Chụp X – quang, siêu âm xương cơ, chụp cộng hưởng từ (MRI), chọc dò khớp (phân tích dịch khớp): Xem xét hình ảnh viêm và kiểm tra thêm các nguyên nhân nghi ngờ khác.
Để điều trị viêm đa khớp hiệu quả, bác sĩ cần thực hiện các chẩn đoán về bệnh
Sử dụng thuốc điều trị viêm đa khớp
Với viêm đa khớp, bạn sẽ được sử dụng thuốc điều trị. Một số loại thuốc thường được sử dụng là:
Thuốc chống viêm không Steroid (NSAIDS)
Ví dụ như ibuprofen, diclofenac, naproxen,… giúp giảm đau, kháng viêm. Tác dụng phụ của nhóm thuốc này thường gặp đó là tiêu chảy, khó tiêu, viêm loét dạ dày, dị ứng,…
Nhóm thuốc Corticosteroid
Ví dụ như methylprednisolon, triamcinolon, prednisone, prednisolone,… Nhóm này giúp giảm đau, kiểm soát viêm. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn bởi có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho cơ thể.
Những tác dụng phụ của nhóm thuốc này có thể tác động lên hệ tiêu hóa làm viêm loét dạ dày, tá tràng; tác động lên hệ thần kinh gây rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, hưng phấn quá đà; nhiễm trùng, giảm sức đề kháng.
Thuốc sinh học
Nhóm thuốc sinh học sẽ bao gồm 3 nhóm thuốc nhỏ hơn là:
Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD): Thuốc sẽ nhắm mục tiêu vào hệ thống miễn dịch của cơ thể, ức chế protein, tế bào gây viêm và giảm triệu chứng viêm đa khớp. Nhóm này có thể gồm thuốc tocilizumab, sarilumab, anakinra, rituximab, abatacept,…
Chất ức chế yếu tố hoại tử khối u (TNF): Giảm viêm và các triệu chứng của bệnh. Bao gồm một số loại thuốc như infliximab, adalimumab, golimumab, etanercept, adalimumab,…
Nhóm thuốc sinh học tương tự Biosimilars: Nhóm này có hiệu quả tương tự với những nhóm thuốc sinh học khác. Các loại thuốc sinh học như adalimumab – afzb, adalimumab – atto, adalimumab – adbm, etanercept – szzs, etanercept – ykro, infliximab – axxq, infliximab – dyyb,…
Nhóm thuốc này tuy có thể ngăn chặn được hệ thống miễn dịch nhưng tác dụng phụ là làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài ra, còn có thể gây một số tác dụng phụ khác như tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, vấn đề thị lực,…
Thuốc chống viêm, giảm đau được sử dụng trong điều trị viêm đa khớp
Điều trị khắc phục viêm đa khớp tại nhà
Ngoài sử dụng thuốc điều trị viêm đa khớp, bạn cũng cần áp dụng thêm các biện pháp khắc phục tại nhà để hỗ trợ cải thiện bệnh. Cụ thể như sau:
Quản lý cân nặng: Tổ chức Bệnh khớp và Thấp khớp Hoa Kỳ (ARC/AF) khuyến cáo rằng, bạn nên giảm cân, quản lý cân nặng hợp lý nếu đang bị các bệnh lý về khớp. Cân nặng phù hợp sẽ giúp giảm căng thẳng cho khớp, giảm đau đa khớp và ngăn ngừa được tổn thương trong tương lai tốt hơn.
Tập thể dục đều đặn và đầy đủ: Thường xuyên vận động sẽ giúp bạn quản lý được cân nặng tốt hơn. Ngoài ra, điều này cũng sẽ giữ cho các khớp được linh hoạt, tăng cường cơ xung quanh khớp. Những môn thể thao bạn có thể áp dụng như đi bộ, đạp xe, bơi lội nhẹ nhàng,…
Sử dụng liệu pháp nóng/lạnh: Ví dụ như tắm bằng vòi hoa sen nước ấm, chườm túi đá qua một lớp bọc,… có thể giúp giảm căng thẳng cho khớp. Phương pháp này cũng giúp giảm đau nhanh chóng hơn.
Thiền, châm cứu: ARC/AF khuyên bạn nên thực hiện thiền, yoga hoặc châm cứu để giúp làm giảm đau do viêm đa khớp. Ngoài ra, những phương pháp này cũng giúp hạn chế căng thẳng, lo lắng hoặc trầm cảm ở người viêm đa khớp.
Chế độ ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn nhiều rau, trái cây tươi, thực phẩm giúp tăng cường miễn dịch được khuyến khích để hỗ trợ điều trị viêm đa khớp. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế các loại thịt đỏ, chất béo bão hòa, muối, đồ ăn có đường,… bởi chúng sẽ làm bệnh viêm đa khớp trầm trọng hơn.
Bổ sung thảo dược: Hiện nay, có nhiều loại thảo dược bổ sung có thể hỗ trợ quá trình điều trị viêm đa khớp hiệu quả hơn. Ví dụ như hy thiêm, bạch thược, nhũ hương,… Đây đều là những thảo dược giúp giảm triệu chứng viêm đa khớp, chống viêm, giảm đau, giảm sưng hiệu quả. Nghiên cứu năm 2017 kết luận rằng, hy thiêm có tác dụng giảm đau, chống viêm và chống tăng acid uric máu, cơ chế liên quan đến tác dụng ức chế XO của các hợp chất phenol.
Ngoài ra, các thảo dược thiên nhiên cũng có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Điều này sẽ giúp làm chậm được tiến trình bệnh, ngăn ngừa biến dạng khớp.
Một số thảo dược giúp hỗ trợ điều trị viêm đa khớp
Hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị viêm đa khớp khỏi hoàn toàn. Do đó, bạn cần tuân thủ theo chỉ định từ bác sĩ, áp dụng các biện pháp hỗ trợ tại nhà để kiểm soát bệnh tốt hơn. Trên đây là những thông tin tham khảo về viêm đa khớp và cách điều trị. Nếu còn bất kỳ vấn đề nào cần giải đáp, vui lòng bình luận câu hỏi hoặc để lại số điện thoại, đội ngũ chuyên gia sẽ hỗ trợ chi tiết cho bạn.
Tham khảo chung
https://www.sciencedirect.com/topics/immunology-and-microbiology/polyarthritis
https://www.aafp.org/afp/2015/0701/p35.html
https://www.verywellhealth.com/what-is-polyarthritis-189659
https://patient.info/doctor/acute-polyarthritis
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK537170/
https://www.healthline.com/health/arthritis/polyarthritis#diagnosis
https://www.cmaj.ca/content/162/13/1833#sec-2
https://www.healthline.com/health/osteoarthritis/arthritis-natural-relief#herbs