Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống cảnh báo bệnh nguy hiểm

Triệu chứng đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống là vấn đề phổ biến nhiều người gặp phải. Đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý xương khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp,... Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống cảnh báo bệnh gì?

Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống là tình trạng phổ biến ở người lớn, gây ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày như đi bộ, cúi người, đứng và nâng chân. Cần cảnh giác bởi đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh xương khớp nguy hiểm như: 

Viêm khớp gối

Trong bệnh lý viêm khớp gối, mô mềm và sụn đệm khớp bị bào mòn, khiến các cử động như đứng lên ngồi xuống, bước đi trở nên đau đớn. Ngoài triệu chứng đau, viêm khớp gối có thể dẫn đến sưng, tấy đỏ. Nếu không điều trị kịp thời, đầu gối có thể bị tê liệt.

Viem-khop-goi-gay-dau-nhuc-khi-dung-len-ngoi-xuong

Viêm khớp gối gây đau nhức khi đứng lên ngồi xuống

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn do hệ thống miễn dịch tấn công các mô khớp. Theo thời gian, tình trạng viêm khiến các mô mềm bị phá vỡ. Bệnh thường xảy ra ở các khớp như ngón tay, bàn tay nhưng cũng có thể xuất hiện tại đầu gối gây cứng khớp, khó xoay chân hoặc uốn cong đầu gối, khi ngồi xuống khó mở rộng chân hay khó đứng lên. 

Thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là tình trạng sụn ở khớp gối bị mài mòn dần, thường xảy ra ở những người từ 50 tuổi trở lên. Ngoài ra, bệnh có liên quan đến cân nặng, di truyền, chấn thương, nhiễm trùng và tính chất công việc. 

Quá trình thoái hóa khiến các đầu xương cọ xát vào nhau gây đau đớn, đặc biệt cơn đau tồi tệ hơn khi cử động. Bên cạnh đó, thoái hóa khớp gối có thể gây các triệu chứng khác như: Giảm phạm vi chuyển động, cứng đầu gối, sưng khớp.

Nghiên cứu năm 2018 tại Viện Nghiên cứu & Trị ​​liệu về Viêm khớp cho thấy, đau đầu gối kéo dài hơn 1 năm thường liên quan đến bệnh thoái hóa khớp.

Viêm bao hoạt dịch

Bao hoạt dịch là túi chứa một lượng nhỏ chất lỏng nằm dưới da phía trên khớp giúp giảm ma sát khi khớp chuyển động. Nếu bộ phận này bị viêm nhiễm do vận động nhiều hoặc chấn thương có thể dẫn đến đau và sưng tấy khớp gối, khiến người bệnh khó khăn trong việc đứng lên ngồi xuống. 

Bệnh gút

Bệnh gút là một dạng viêm khớp gây đau đớn, thường ảnh hưởng đến ngón chân cái, nhưng cũng có thể phát triển ở nhiều khớp khác bao gồm cả đầu gối. Bệnh hình thành khi nồng độ axit uric cao tạo thành các muối urat tinh thể sắc nhọn tại khớp.

Các triệu chứng của bệnh gút bao gồm: Sưng tấy ở đầu gối và vùng lân cận, đau đột ngột, dữ dội, hạn chế phạm vi cử động đầu gối, thay đổi màu da quanh gối.

Gut-co-the-la-nguyen-nhan-dan-den-dau-dau-goi-khi-dung-len-ngoi-xuong

Gút có thể là nguyên nhân dẫn đến đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống

Yếu tố nguy cơ dẫn đến đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống

Bên cạnh nguyên nhân bệnh lý, có nhiều yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống bao gồm:

Ngồi quá lâu

Nếu ngồi hơn 6-8 giờ mỗi ngày, bạn có thể bị đau do các cơ và khớp cứng lại khi giữ nguyên tư thế. 

Tư thế ngồi

Tư thế ngồi cũng có thể ảnh hưởng đến cơn đau khớp. Nếu bạn thường xuyên có thói quen ngồi bắt chéo chân hoặc ngồi co chân sẽ gây áp lực cho xương bánh chè, dẫn đến đau nhức, cứng khớp, khó khăn khi đứng lên. 

Sử dụng đồ đạc thiết kế không phù hợp

Nếu bạn thường xuyên sử dụng một chiếc ghế quá thấp, bàn quá cao cũng có thể gây triệu chứng đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống. 

Thừa cân

Trong các hoạt động đứng và đi lại, trọng lượng cơ thể sẽ gây căng thẳng lên khớp, đặc biệt là đầu gối. Nếu thừa cân hoặc béo phì, bạn có nhiều khả năng sẽ bị đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống.

Biến chứng của đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống

Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống không chỉ gây phiền toái cho người mắc mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời: 

  • Tổn thương khớp: Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống diễn ra thường xuyên có thể làm tăng ma sát và nguy cơ bị viêm nhiễm. Tình trạng này kéo dài dẫn đến thoái hóa sụn và tổn thương khớp xương. 
  • Tổn thương cơ, dây chằng hoặc dây thần kinh: Đau đầu gối do bệnh lý nếu không được điều trị kịp thời có thể làm rách hoặc tổn thương các mô mềm lân cận, bao gồm dây chằng, dây thần kinh,... 
  • Biến dạng khớp: Nếu đau đầu gối do các bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, người bệnh dễ bị lồi lõm, lệch khớp gây mất thẩm mỹ, suy giảm chức năng và khả năng vận động.

Dau-dau-goi-keo-dai-co-the-gay-bien-dang-khop

Đau đầu gối kéo dài có thể gây biến dạng khớp

Điều trị đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống như thế nào?

Lựa chọn phương pháp điều trị đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống còn phụ thuộc vào nguyên nhân, tiền sử bệnh lý mắc kèm. Dưới đây là một số phương pháp có thể được áp dụng: 

Sử dụng phương pháp tây y

Người bị đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống có thể được chỉ định một số phương pháp theo tây y như sau: 

  • Thuốc: Thường sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) giúp giảm đau nhức, viêm nhiễm, khó chịu,...
  • Tiêm: Nếu tình trạng đau, sưng khớp gối không thuyên giảm mặc dù đã tự chăm sóc điều trị, bác sĩ có thể chỉ định tiêm cortisone vào đầu gối. Đây là loại thuốc tác dụng mạnh để điều trị viêm.
  • Vật lý trị liệu: Người bệnh đau khớp gối sẽ được sử dụng các kỹ thuật và bài tập khác nhau để tăng cường sức mạnh, cải thiện khả năng vận động.
  • Phẫu thuật: Nếu các biện pháp trên đều không cho hiệu quả, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định phẫu thuật. Phương pháp này được sử dụng để sửa chữa các hư hỏng trong cấu trúc khớp gối. Hiện nay, có 2 phương pháp chính được áp dụng đó là: Phẫu thuật nội soi khớp gối và phẫu thuật thay thế đầu gối.

Dieu-tri-dau-khop-goi-bang-phuong-phap-phau-thuat

Điều trị đau khớp gối bằng phương pháp phẫu thuật

Sử dụng biện pháp trị đau đầu gối tại nhà

Để cải thiện tình trạng đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống tại nhà, người bệnh có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Tập thể dục: Một số bộ môn tốt cho khớp gối như đi bộ, yoga, đạp xe, bơi lội,... người bệnh nên tham khảo. Duy trì thói quen tập luyện thường xuyên, vừa sức có thể giúp cải thiện cơn đau và tăng cường sự dẻo dai của khớp gối. 
  • Kiểm soát cân nặng: Duy trì cân nặng hợp lý giúp giảm bớt căng thẳng cho đầu gối. 
  • Chườm lạnh: Sử dụng đá để chườm khớp gối cũng là cách giảm đau được áp dụng phổ biến. Hãy nhớ không chườm trực tiếp đá lên da và chỉ chườm khoảng 15 - 20 phút/lần.
  • Massage: Xoa bóp bằng những động tác đơn giản, người bệnh có thể tự thực hiện sẽ giúp giảm đau đầu gối.
  • Sử dụng thảo dược tự nhiên: Từ xa xưa, đông y đã tìm thấy nhiều thảo dược tốt cho hệ xương khớp của cơ thể, giúp giảm đau, chống viêm hiệu quả như hy thiêm, bạch thược, sói rừng, nhũ hương,... Đây là một trong những giải pháp đảm bảo tính an toàn, người bệnh có thể áp dụng lâu dài mà không cần lo lắng về tác dụng phụ. 

Cai-thien-tinh-trang-dau-khop-goi-khi-dung-len-ngoi-xuong-bang-thao-duoc-hy-thiem

Cải thiện tình trạng đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống bằng thảo dược hy thiêm

Phòng ngừa đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống

Để tăng cường sức khỏe xương khớp nói chung và khớp gối nói riêng, hãy chú ý thực hiện những điều sau:

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh

Hãy thực hiện chế độ ăn uống chống viêm với nhiều trái cây, rau quả, sinh tố, đậu, ngũ cốc nguyên hạt, các loại cá và bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày. Bên cạnh đó, tránh các thực phẩm, đồ uống không tốt cho xương khớp, tăng nguy cơ gây viêm nhiễm như đồ ăn sẵn, đồ nướng, rượu, bia, cafe,...

Thường xuyên vận động

Tập thể dục vừa phải là cách tuyệt vời giúp bảo vệ khớp gối và tăng cường sức khỏe của cơ thể. Hãy duy trì thói quen tập luyện từ 15-30 phút mỗi ngày với bộ môn thể thao mà bạn yêu thích để tránh xa chứng đau khớp gối nhé.

Mang giày phù hợp

Kích thước bàn chân có thể tăng lên theo thời gian, hãy kiểm tra cỡ giày để đảm bảo rằng chúng không gây chèn ép các ngón chân, khó khăn trong đi lại. Đặc biệt là ở nữ giới, đối tượng có thể bị đau đầu gối do thói quen đi giày cao gót.

Tư thế ngồi

Thay đổi cách ngồi sang tư thế thuận tiện hơn, giữ chân trên sàn và lưng thẳng để tạo thành thói quen tốt. Sử dụng giá để chân có thể giúp khớp đầu gối được giữ ở đúng vị trí. Đồng thời, đảm bảo ghế được đặt ở vị trí phù hợp với bàn làm việc, không quá xa hoặc quá gần.

Dam-bao-tu-the-ngoi-dung-tranh-bi-dau-khop-goi

Đảm bảo tư thế ngồi đúng tránh bị đau khớp gối

Đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống không chỉ gây nhiều phiền toái cho người mắc mà còn tiềm ẩn bệnh lý nguy hiểm. Nếu bạn đang bị những cơn đau khớp gối thường xuyên, hãy thăm khám sớm hoặc để lại bình luận, chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp tận tình. 

Link tham khảo: 

https://www.asahq.org/madeforthismoment/pain-management/types-of-pain/knee-pain/

https://www.verywellhealth.com/knee-pain-when-sitting-5095805

https://www.verywellhealth.com/knee-pain-when-standing-5094605

https://www.asahq.org/madeforthismoment/pain-management/types-of-pain/knee-pain/



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp
    8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp không đơn giản chỉ điều trị một vài ngày đã khỏi ngay vì đây là bệnh viêm mạn tính. Do đó rất nhiều người lo lắng bệnh viêm khớp dạng thấp lâu ngày có gây tàn phế và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể không? Dưới đây là 8 điều cần biết về căn bệnh này, giúp bệnh nhân điều trị đúng hướng giúp bệnh ổn định, ngăn ngừa biến chứng.

  •         Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?
    Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?

    Ngoài việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất béo không no, rau xanh, hoa quả tươi…kết hợp với việc vận động tập luyện, kiên trì sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để bệnh viêm khớp nhanh được cải thiện. Bệnh nhân cần kiêng những gì để bệnh viêm khớp tái phát ?