Sự thật cần biết về viêm khớp và cách phòng ngừa tái phát

Viêm khớp là tình trạng rối loạn tại khớp phổ biến. Viêm khớp gây ra viêm, sưng và những cơn đau khó chịu cho người bệnh. Hiện nay, chưa thể chữa khỏi viêm khớp hoàn toàn. Tuy vậy, bạn có thể “chung sống hòa bình” với bệnh nếu biết cách kiểm soát tốt. Nếu bạn đang bị các cơn đau do viêm khớp quấy rầy và gây khó chịu, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để nắm được bí quyết giúp sống chung với bệnh nhé.

Tìm hiểu về viêm khớp

Bạn cần xác định bệnh viêm khớp là gì và có những loại nào để có phương pháp điều trị, phòng ngừa phù hợp.

Viêm khớp là tình trạng gì?

Viêm khớp (bệnh về khớp) là tình trạng xảy ra những cơn đau, viêm hoặc bị tổn thương cấu trúc tại khớp. Viêm là một trong các phản ứng tự nhiên của cơ thể để đối phó với chấn thương, bệnh tật.

Tình trạng viêm khớp có thể diễn ra cấp tính và mạn tính. Viêm khớp cũng được hiểu theo định nghĩa khác là chứng rối loạn tại một hoặc nhiều khớp và gây viêm.

Khớp là bộ phận kết nối xương trong cơ thể với nhau. Từ đó tạo hệ xương thống nhất, đảm bảo cho các chuyển động của cơ thể được bình thường. Khi bị viêm khớp, chức năng này bị ảnh hưởng và khiến người bệnh đau đớn, khó khăn trong đi lại.

Theo CDC Hoa Kỳ (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh) dự báo, đến năm 2040, sẽ có khoảng 26% dân số (tương đương 78 triệu người) tại nước này từ 18 tuổi trở lên sẽ mắc viêm khớp. Tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp này khá cao và được dự đoán sẽ tạo ra gánh nặng cho ngành y tế và chính bản thân người bệnh trong tương lai.

Viêm khớp là tình trạng viêm, sưng, đau ở một hoặc nhiều khớp

Viêm khớp là tình trạng viêm, sưng, đau ở một hoặc nhiều khớp

Các loại viêm khớp phổ biến

Có hơn 100 loại bệnh viêm khớp khác nhau. Những loại viêm khớp này chủ yếu liên quan đến sự hao mòn, rách sụn hoặc rối loạn miễn dịch. Sau đây là một số loại viêm khớp phổ biến bạn có thể gặp phải:

Viêm khớp dạng thấp: Là bệnh tự miễn khi hệ thống miễn dịch tấn công lại các mô liên kết trong cơ thể. Viêm khớp dạng thấp gây ảnh hưởng đến lớp niêm mạc của khớp. Hệ quả cuối cùng là dẫn đến xói mòn xương, biến dạng khớp.

Thoái hóa khớp: Gây ảnh hưởng đến niêm mạc khớp, sụn, dây chằng và xương dưới khớp. Đặc biệt khi sụn bảo vệ đầu xương bị mòn sẽ dẫn đến đau, cứng khớp.

Viêm cột sống dính khớp: Đây là tình trạng viêm lâu dài, ảnh hưởng đến xương, cơ, dây chằng cột sống. Viêm cột sống dính khớp sẽ gây ra các vấn đề khác liên quan đến sưng gân, mắt, cứng khớp.

Viêm khớp phản ứng: Gây viêm, ảnh hưởng đến khớp, mắt và ống niệu đạo. Loại viêm khớp này thường xuất hiện nhiều nhất ở các khớp cổ chân, bàn chân, đầu gối.

Đau cơ xơ hóa: Tình trạng viêm khớp này khá phổ biến ở người cao tuổi. Bệnh thường gây ra một số cơn đau lan rộng, mệt mỏi, tê cứng bàn chân, tay, đau ở hàm,…

Gout: Xảy ra khi cơ thể bị dư thừa acid uric hoặc urat monosodium gây viêm tại các khớp. Đặc biệt là các ngón chân, chúng có thể phát triển bất thường, đỏ, sưng và đau dữ dội.

Một số loại viêm khớp khác: Ví dụ như viêm khớp vảy nến, lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp thứ phát, đau đa cơ do thấp khớp, viêm khớp vị thành niên (JA),…

Viêm khớp là khái niệm chỉ chung cho hơn 100 bệnh khớp khác nhau

Viêm khớp là khái niệm chỉ chung cho hơn 100 bệnh khớp khác nhau

Làm thế nào để xác định viêm khớp?

Viêm, đau khớp có thể do nhiều nguyên nhân như chấn thương hoặc hoạt động quá sức. Tuy nhiên, nếu tình trạng viêm khớp xuất phát từ nguyên nhân không rõ ràng, bạn cần gặp bác sĩ ngay để kiểm tra chính xác bệnh lý. Bác sĩ có thể thông qua triệu chứng lâm sàng hoặc các phương pháp để xác định tình trạng bệnh.

Triệu chứng viêm khớp lâm sàng

Hầu hết các tình trạng viêm khớp đều sẽ gặp những dấu hiệu cảnh báo chính như sau:

Đau: Đau theo từng đợt hoặc đau liên tục các khớp. Trường hợp viêm nhẹ, cơn đau chỉ xảy ra khi vận động. Tuy vậy, nếu nghiêm trọng hơn, cơn đau sẽ xuất hiện ngay cả khi không vận động hoặc nằm nghỉ ngơi.

Sưng: Tại vị trí khớp bị viêm có thể nhìn thấy hiện tượng sưng, đỏ ở da. Khi dùng tay ấn vào sẽ thấy triệu chứng này rõ rệt hơn.

Cứng khớp: Đây là một triệu chứng điển hình. Một số trường hợp có thể xảy ra cứng khớp nghiêm trọng vào buổi sáng, sau khi ngồi trong một thời gian dài. Một số trường hợp khác có thể xảy ra ngay sau khi vận động hoặc bị cứng khớp kéo dài dai dẳng.

Khó cử động khớp, khó vận động: Xảy ra khi bạn chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác (ví dụ từ đang ngồi chuyển sang đứng dậy hoặc khi di chuyển,…).

Ngoài những triệu chứng trên, người bệnh có thể bị sốt, sưng hạch bạch huyết, phát ban, mệt mỏi, giảm cân bất thường, phát ban, ngứa, khó thở,… 

4 dấu hiệu cảnh báo đặc trưng của viêm khớp

4 dấu hiệu cảnh báo đặc trưng của viêm khớp

Chẩn đoán viêm khớp cận lâm sàng

Để chắc chắn hơn, bác sĩ sẽ thực hiện một số biện pháp thăm khám, chẩn đoán tình trạng viêm khớp bao gồm:

  • Hỏi bệnh: Bạn sẽ mô tả các triệu chứng đang gặp phải cho bác sĩ.
  • Thăm khám sức khỏe: Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng đau, đỏ, sưng, nóng tại các khớp.
  • Sử dụng chẩn đoán qua hình ảnh: Cung cấp cho bác sĩ hình ảnh rõ ràng hơn về khớp, xương, mô mềm. Những phương pháp hình ảnh được thực hiện như X-quang, MRI, siêu âm,…
  • Kiểm tra dịch khớp, xét nghiệm máu hoặc nước tiểu: Có thể thực hiện đơn lẻ hoặc phối hợp với nhau để xác định nguy cơ bị nhiễm trùng dẫn đến biến chứng viêm khớp.
  • Xét nghiệm đo kháng thể trong máu (chống CCP): Đây là phương pháp chẩn đoán khá mới. Sự xuất hiện của kháng thể chống CCP trong máu có thể liên quan đến người bị viêm khớp dạng thấp.

Biến chứng của viêm khớp là gì?

Các bệnh lý viêm khớp ở mức độ nặng hoặc không được kiểm soát đúng cách có thể gây ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Tùy thuộc vào loại bệnh viêm khớp gặp phải, biến chứng xảy ra cũng sẽ khác nhau. Ví dụ như:

  • Giảm khả năng vận động, ảnh hưởng và gây trở ngại đến vấn đề giao tiếp xã hội của người bệnh.
  • Tăng nguy cơ bị rối loạn chuyển hóa, từ đó tăng khả năng mắc những bệnh như tiểu đường loại 2, cholesterol cao, huyết áp cao, bệnh tim mạch.
  • Gây viêm các vùng cơ thể khác: Đặc biệt khi bạn bị viêm khớp do rối loạn tự miễn dịch. Tình trạng viêm có thể ảnh hưởng đến mạch máu, phổi, mắt, da,…
  • Nguy cơ bị té ngã: Theo Tổ chức Viêm khớp Hoa Kỳ (Arthritis Foundation), người bệnh viêm khớp có khả năng bị té ngã cao hơn và dễ dẫn đến gãy xương.
  • Giảm sút khả năng làm việc: CDC ước tính có khoảng 60% số người bị viêm khớp trong độ tuổi lao động gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng di chuyển, làm việc của họ.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần: Viêm khớp làm tăng nguy cơ bị trầm cảm do những cơn đau, viêm liên tục diễn ra. Người bệnh cũng có xu hướng tự cô lập với xã hội.

Viêm khớp có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của người bệnh

Viêm khớp có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của người bệnh

>>> XEM THÊM: Tìm hiểu thêm về các biến chứng của bệnh viêm khớp.

Nguyên nhân gây viêm khớp là gì?

Thông thường viêm khớp có liên quan đến những nguyên nhân sau:

  • Sự lão hóa tự nhiên: Đây là nguyên nhân dẫn đến những tình trạng như thoái hóa khớp.
  • Rối loạn tự miễn: Hệ thống miễn dịch chuyển sang tấn công các mô, tế bào khỏe mạnh. Ví dụ bệnh lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp.
  • Chấn thương (dẫn đến viêm xương khớp).
  • Sự bất thường trong chuyển hóa: Ví dụ như với bệnh gout là sự bất thường về nồng độ acid uric trong máu.
  • Tác động trực tiếp/gián tiếp của nhiễm trùng: Vi khuẩn gây bệnh có thể di chuyển qua máu và ảnh hưởng đến khớp. Ví dụ như bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn.

Bên cạnh những nguyên nhân chính trên còn có một số tác nhân, yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm khớp như sau:

  • Di truyền: Nếu gia đình có người từng bị viêm khớp, khả năng bạn mắc bệnh sẽ cao hơn.
  • Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc viêm khớp cao hơn nam giới. CDC cũng đã có số liệu liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ mắc ở nữ giới là 26% trong đó ở nam giới là 19,1%.
  • Thừa cân: Cân nặng quá mức có thể gây áp lực, căng thẳng cho các khớp xương, đặc biệt là cột sống, đầu gối, hông. Thống kê từ CDC cho thấy, 23% số người thừa cân, 31% số người béo phì mắc viêm khớp. Trong khi đó, người có cân nặng bình thường chỉ khoảng hơn 16% trường hợp bị bệnh.
  • Chế độ ăn uống: Nếu bạn thường xuyên ăn thực phẩm giàu purin, nhiều acid uric sẽ có nguy cơ bị các chứng viêm khớp cao hơn.
  • Tuổi tác: Nếu bạn trên 65 tuổi sẽ có nguy cơ bị viêm khớp cao hơn. Theo CDC Hoa Kỳ, có 49,6% trường hợp viêm khớp xảy ra ở người từ độ tuổi này trở lên.

Người già trên 65 tuổi có nguy cơ bị viêm khớp cao hơn

Người già trên 65 tuổi có nguy cơ bị viêm khớp cao hơn

Cách điều trị viêm khớp hiện nay

Mục đích chung trong điều trị viêm khớp là giúp hạn chế cơn đau và cải thiện được chức năng vận động tốt nhất. Thông thường sẽ sử dụng nhiều phương pháp kết hợp như điều trị không dùng thuốc, điều trị dùng thuốc hoặc phẫu thuật. Cụ thể như sau:

Sử dụng thuốc trị viêm khớp

Sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm là một trong những biện pháp để kiểm soát tình trạng viêm khớp. Một số loại thuốc thường được sử dụng như:

  • Thuốc giảm đau: Có tác dụng giảm đau, ví dụ như paracetamol, tramadol, oxycodone, hydrocodone,...
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Có tác dụng giảm đau, viêm. Bạn có thể sử dụng thuốc uống, gel bôi hoặc miếng dán. Ví dụ như ibuprofen, naproxen, salicylat,…
  • Thuốc chống phản ứng: Thường được sản xuất dưới dạng thuốc mỡ, kem bôi có chứa capsaicin hoặc tinh dầu bạc hà. Thuốc làm giảm đau, điều chỉnh tín hiệu đau từ khớp.
  • Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDs): Có tác dụng làm chậm, ngăn chặn hệ thống miễn dịch tấn công lại các mô, tế bào, khớp khỏe mạnh. Ví dụ như methotrexate, hydroxychloroquine,…
  • Thuốc sinh học: Thường được sử dụng cùng với DMARDs. Nhóm thuốc này sẽ điều chỉnh các phản ứng sinh học, thực hiện biến đổi gen nhằm vào các phân tử protein tham gia vào phản ứng miễn dịch. Từ đó giúp người bệnh giảm đau, viêm. Ví dụ như etanercept, infliximab,…
  • Corticosteroid: Chống viêm, ức chế hệ miễn dịch. Bạn có thể dùng theo đường uống hoặc tiêm trực tiếp vào khớp, khoang mô mềm để giúp giảm đau do viêm khớp. Ví dụ một số loại thuốc như prednisone, cortisone,…

Phẫu thuật điều trị viêm khớp

Trong trường hợp viêm khớp nặng, các loại thuốc hoặc phương pháp điều trị khác (điều trị bảo tồn không dùng thuốc) không làm thuyên giảm bệnh, bạn có thể được chỉ định phẫu thuật. Một số lựa chọn phẫu thuật có thể được thực hiện đó là:

  • Thay khớp: Thay thế khớp hỏng bằng khớp nhân tạo.
  • Hợp nhất: Thực hiện hợp nhất 2 hoặc nhiều xương vĩnh viễn với nhau.

Phẫu thuật có thể được thực hiện nếu tình trạng viêm khớp nặng

Phẫu thuật có thể được thực hiện nếu tình trạng viêm khớp nặng

Làm thế nào để sống chung với viêm khớp?

Bên cạnh các phương pháp điều trị trên, người bệnh cần kết hợp thêm các biện pháp bảo tồn để có thể sống chung với viêm khớp. Những biện pháp này có thể gồm kiểm soát chế độ ăn uống, lối sống, bổ sung dưỡng chất cho khớp. Cụ thể:

Chế độ dinh dưỡng cho người viêm khớp

Ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bạn cân bằng và kiểm soát tình trạng đau, viêm khớp. Khi ăn uống khoa học, lành mạnh, xương khớp sẽ được cung cấp các dưỡng chất cần thiết. Chế độ ăn uống phù hợp cũng sẽ giúp bạn duy trì cân nặng, giảm căng thẳng cho khớp.

Tuy vậy, chưa có một chế độ ăn kiêng nào được nghiên cứu là phù hợp cho người bệnh viêm khớp. Sau đây là một số lưu ý về ăn uống mà người bệnh có thể tham khảo:

  • Đảm bảo cân bằng dinh dưỡng theo tỷ lệ cơ thể.
  • Trong một số trường hợp, bạn có thể áp dụng chế độ ăn kiêng Địa Trung Hải. Chế độ này ưu tiên bổ sung nhiều cá, đậu, dầu oliu, các loại hạt, trái cây.
  • Ưu tiên các chất béo bão hòa thay vì chất béo không bão hòa. Ví dụ như nên ăn dầu thực vật, quả bơ, hạt thay vì nạp chất béo từ thịt gia cầm, thịt đỏ, sữa.
  • Tăng cường bổ sung omega-3, ví dụ từ các loại cá nhiều dầu.
  • Nên kiểm soát lượng calo hàng ngày để quản lý cân nặng tốt hơn, hạn chế tình trạng tăng cân, béo phì.
  • Cung cấp đầy đủ canxi cần thiết cho xương khớp. Ví dụ như canxi từ các sản phẩm như sữa, phô mát, cá trắng,…

Ngoài ra, bạn nên hạn chế các thực phẩm có thể khiến tình trạng viêm khớp trở nên nghiêm trọng hơn. Ví dụ như đồ ăn chiên xào, thực phẩm chế biến sẵn, thịt, đường,… Trong trường hợp bị gout, lưu ý nên tránh xa những thực phẩm có chứa nhiều purin (thực phẩm lên men, một số loại hải sản,…).

Chế độ dinh dưỡng cân bằng sẽ giúp hỗ trợ kiểm soát tốt viêm khớp

Chế độ dinh dưỡng cân bằng sẽ giúp hỗ trợ kiểm soát tốt viêm khớp

Lối sống kết hợp các bài tập vật lý trị liệu

Viêm khớp có thể khiến bạn bị đau và khó chịu khi vận động. Tuy vậy, để giảm thiểu tình trạng viêm, cứng khớp, hãy cố gắng vận động mỗi khi có thể. Tập luyện sẽ giúp hỗ trợ quá trình kiểm soát bệnh viêm khớp.

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, loại viêm khớp, bạn có thể lựa chọn các bài tập phù hợp theo hướng dẫn của bác sĩ. Ví dụ như một trong 3 nhóm vận động sau:

  • Bài tập chuyển động: Cải thiện được sự linh hoạt, sức mạnh cơ thể tốt. Ví dụ như bơi lội, thái cực quyền, đi bộ,...
  • Bài tập tăng cường sức mạnh: Đây là nhóm bài tập giúp bạn có thể xây dựng cơ bắp, hỗ trợ tốt hơn trong việc kiểm soát triệu chứng viêm xương khớp. Bạn có thể thử những bài tập liên quan đến tạ hoặc bài tập kháng lực nhẹ nhàng.
  • Bài tập aerobic: Đây là bài tập tốt cho tim mạch, cải thiện mức độ thể chất, từ đó tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. 
  • Vật lý trị liệu nếu cần thiết: Bạn có thể áp dụng thêm một số liệu pháp khác như liệu pháp nóng (tắm nước nóng, chườm nóng vào khớp sưng viêm), xoa bóp, châm cứu, kích thích dây thần kinh điện qua da, kỹ thuật chánh niệm,… nếu cần thiết để hỗ trợ kiểm soát viêm khớp tốt hơn.

Đi bộ nhanh là một bài tập phù hợp để cải thiện tình trạng viêm khớp

Đi bộ nhanh là một bài tập phù hợp để cải thiện tình trạng viêm khớp

Ngoài tập luyện thể dục, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây trong lối sống hàng ngày. Bao gồm:

  • Kiểm soát cân nặng phù hợp: Cân nặng quá cao sẽ khiến các khớp phải chịu trọng lượng, áp lực nhiều hơn, từ đó gây đau, viêm khớp.
  • Hạn chế rượu bia, các loại đồ uống có thể kích thích đến hệ thần kinh, cơ chế gây viêm của cơ thể. Bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt.
  • Quản lý căng thẳng bằng cách thiền định, nghe nhạc, kết nối với gia đình, bạn bè hoặc những hoạt động thư giãn khác.
  • Đảm bảo ngủ đủ giấc.

Bổ sung dưỡng chất cho khớp qua thảo dược

Như bạn đã biết, hầu hết người bị viêm khớp đều sẽ cần sử dụng các loại thuốc điều trị phối hợp với ăn uống, tập luyện để có thể “sống chung” với bệnh. Tuy vậy, việc sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm có thể đem lại nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng.

Ngoài ra, sử dụng thuốc tây y trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư so với những người ít sử dụng. Do đó, rất nhiều người bệnh đã lựa chọn việc bổ sung dưỡng chất, hỗ trợ giảm đau, viêm từ các thảo dược thiên nhiên.

Cụ thể, những dược liệu như sói rừng, hy thiêm, nhũ hương, bạch thược,… đang được ưu tiên sử dụng cùng với quá trình điều trị bằng thuốc tây y. Những thảo dược này có công dụng như sau:

  • Sói rừng: Có tác dụng hoạt huyết, tiêu viêm, giải độc, giảm đau, chống thấp khớp, hỗ trợ giảm các chứng viêm khớp do rối loạn tự miễn gây ra.
  • Hy thiêm: Tác dụng trừ thấp, khu phong, lợi gây cốt, chữa phong thấp, giảm sưng đỏ, đau nhức hoặc đau mỏi các khớp xương, mỏi gối. Theo khoa học hiện đại, trong cây hy thiêm có chứa hàm lượng darutin lớn (một dẫn xuất của acid salicylic), daturosid, orientin,... Những chất này có tác dụng tốt trong kháng viêm, giãn cơ, hạ huyết áp ở người bị các bệnh viêm khớp.
  • Bạch thược: Giảm đau nhức chân tay.
  • Nhũ hương: Hoạt huyết, lưu thông, điều khí.

Khi phối hợp những vị thuốc này với nhau có thể hỗ trợ cải thiện, điều trị các chứng viêm khớp, giảm đau, chống viêm, giảm sưng tấy do viêm khớp. Ngoài ra, sự phối hợp này còn giúp các khớp xương bị tổn thương có thể tăng cường khả năng phục hồi.

Một số thảo dược giúp giảm đau, giảm viêm khớp an toàn

Một số thảo dược giúp giảm đau, giảm viêm khớp an toàn

Trên đây là những thông tin tham khảo về bệnh viêm khớp. Để có thể chung sống hòa bình với bệnh, hãy thực hiện đúng theo chỉ định điều trị của bác sĩ và kết hợp thêm các phương pháp hỗ trợ. Nếu còn bất kỳ vấn đề nào cần giải đáp về viêm khớp, bạn có thể để lại bình luận, số điện thoại dưới bài viết này, đội ngũ chuyên gia sẽ giải đáp giúp bạn.

Tham khảo

Thống kê của CDC về viêm khớp:

https://www.cdc.gov/arthritis/data_statistics/arthritis-related-stats.htm

https://www.cdc.gov/arthritis/data_statistics/index.htm

tài liệu chung

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK518992/

https://en.wikipedia.org/wiki/Arthritis

https://www.nhs.uk/conditions/arthritis/living-with/

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/arthritis/diagnosis-treatment/drc-20350777



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp
    8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp không đơn giản chỉ điều trị một vài ngày đã khỏi ngay vì đây là bệnh viêm mạn tính. Do đó rất nhiều người lo lắng bệnh viêm khớp dạng thấp lâu ngày có gây tàn phế và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể không? Dưới đây là 8 điều cần biết về căn bệnh này, giúp bệnh nhân điều trị đúng hướng giúp bệnh ổn định, ngăn ngừa biến chứng.

  •         Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?
    Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?

    Ngoài việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất béo không no, rau xanh, hoa quả tươi…kết hợp với việc vận động tập luyện, kiên trì sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để bệnh viêm khớp nhanh được cải thiện. Bệnh nhân cần kiêng những gì để bệnh viêm khớp tái phát ?