Thoái hóa khớp gối: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị

Thoái hóa khớp gối là căn bệnh khá phức tạp và có mức độ phổ biến cao hiện nay, đặc biệt là ở những người lớn tuổi. Bệnh gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, thậm chí nếu không được điều trị đúng cách sẽ có thể dẫn đến tàn phế. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi liên quan đến tình trạng khớp gối bị thoái hóa, nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả!

Thoái hóa khớp gối là gì?

Thoái hóa khớp gối là tình trạng lớp đệm tự nhiên giữa các khớp và sụn bị mài mòn. Đây là hậu quả của quá trình sinh học và cơ học làm mất cân bằng giữa quá trình tổng hợp - hủy hoại của sụn, xương dưới sụn.

Khi điều này xảy ra, xương của khớp gối sẽ cọ xát với nhau nhiều hơn, dẫn đến hiện tượng đau, sưng tấy, cứng khớp, giảm khả năng cử động và thậm chí hình thành các gai xương ở vùng khớp gối.

Khớp gối thoái hóa là tình trạng lớp đệm tự nhiên giữa khớp và sụn bị mài mòn

Khớp gối thoái hóa là tình trạng lớp đệm tự nhiên giữa khớp và sụn bị mài mòn

Thoái hóa khớp gối thường gặp ở những người sau 45 tuổi. Tuy nhiên, hiện nay bệnh đang có xu hướng gia tăng ở những người trẻ có lối sống ít vận động, cùng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi thiếu khoa học. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí bại liệt suốt đời.

Dấu hiệu thoái hóa khớp gối

Bạn có thể nhận biết bệnh thoái hóa xương khớp gối thông qua những triệu chứng thông thường như:

  • Khớp gối bị sưng to, cảm giác nóng trong khớp.
  • Khớp trở nên mất linh hoạt, cứng và khó cử động vào buổi sáng hoặc khi ngồi một chỗ lâu.
  • Phía mặt trước hoặc bên trong khớp gối đau nhức, tình trạng đau tăng lên khi di chuyển từ tư thế ngồi sang đứng hoặc vận động, làm việc. Cơn đau sẽ tăng lên và kéo dài hơn theo thời gian.
  • Chân bị lệch trục kiểu chân chữ X hoặc kiểu chân chữ O (vòng kiềng), người bệnh còn có thể mất khả năng vận động.
  • Xuất hiện những âm thanh lục cục phát ra khi đầu gối cử động, khô khớp.
  • Khả năng vận động của đầu gối giảm, gây cảm giác khó khăn khi leo cầu thang hoặc đi bộ,...

Khớp gối sưng to là dấu hiệu điển hình của tình trạng thoái hóa khớp gối

Khớp gối sưng to là dấu hiệu điển hình của tình trạng thoái hóa khớp gối

Nguyên nhân gây tình trạng thoái hóa khớp gối

Bệnh thoái hóa khớp gối được chia thành 2 loại: Nguyên phát và thứ phát với những nguyên nhân điển hình riêng.

Thoái hóa khớp gối nguyên phát

Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh thoái hóa khớp gối nguyên phát chính là do tuổi tác. Cơ thể chúng ta bị thoái hóa theo thời gian. Khi tuổi cao, các sụn khớp gối bị bào mòn, dẫn đến khả năng chịu lực và đàn hồi trở nên kém hơn. 

Khi hàm lượng protein trong sụn bị giảm dần làm tăng hàm lượng nước, khiến sụn bắt đầu bong ra và phát triển thành những rãnh nhỏ. Điều này gây ra ma sát giữa các xương, dẫn đến tình trạng đau nhức, viêm và làm hạn chế khả năng vận động của khớp.

Tuổi tác là một trong những nguyên nhân gây bệnh thoái hóa ở khớp gối

Tuổi tác là một trong những nguyên nhân gây bệnh thoái hóa ở khớp gối

Thoái hóa khớp gối thứ phát

Thoái hóa khớp gối thứ phát thường gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Những nguyên nhân gây bệnh có thể kể đến như:

  • Sự tăng cân quá nhanh hoặc béo phì: Điều này khiến áp lực lên xương gia tăng, lâu dần xương khớp bị đè nén và biến dạng.
  • Do các chấn thương: Những chấn thương ở khớp gối gây ảnh hưởng trực tiếp đến gân, dây chằng, túi hoạt dịch quanh khớp gối, làm cho trục khớp bị thay đổi. Một số chấn thương phổ biến như: Gãy xương, viêm gân bánh chè, viêm bao hoạt dịch, tổn thương sụn, rách dây chằng....
  • Do bẩm sinh: Các yếu tố bệnh khớp bẩm sinh như khớp gối quá duỗi, khớp gối quay vào trong, khớp gối quay ra ngoài cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
  • Hormone: Bệnh thường gặp ở nữ giới, có thể là liên quan đến lượng hormon estrogen.
  • Dinh dưỡng: Thiếu vitamin D cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa ở khớp gối.
  • Giới tính: Bệnh thường gặp ở nữ giới (chiếm 80%). Bởi theo thời gian, lượng nội tiết tố nữ trong cơ thể bị giảm đi đáng kể, gây ra các bệnh lý về xương khớp.
  • Di truyền: Điều này bao gồm các đột biến di truyền có thể làm cho một người tiềm ẩn nguy cơ cao phát triển bệnh viêm xương khớp ở đầu gối. Nó cũng có thể là do di truyền bất thường về hình dạng của xương bao quanh khớp gối.
  • Do những tổn thương viêm khác tại khớp gối như: Chảy máu trong khớp, bệnh gout, viêm mủ, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp,...

Biến chứng nguy hiểm của thoái hóa khớp gối

Bệnh thoái hóa xương khớp gối sẽ dần nặng hơn theo thời gian và thường dẫn đến những cơn đau mạn tính, gây khó chịu cho người mắc. Bệnh có thể trở nên nghiêm trọng, làm cản trở các công việc hàng ngày, ảnh hưởng đến sức khỏe và suy giảm chức năng vận động. Cụ thể:

  • Cứng khớp.
  • Đi lại khó khăn, hạn chế vận động, nhiều trường hợp phải sử dụng tới nạng để di chuyển.
  • Biến dạng khớp gối, chi dưới bị cong/vẹo ra ngoài hoặc vào trong.
  • Chứng vôi hóa sụn khớp.
  • Teo cơ.
  • Gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, gout, tiểu đường, tăng cân,… do ít vận động.
  • Bại liệt, thậm chí là tàn phế, phải ngồi xe lăn hoặc xe đẩy để hỗ trợ quá trình đi lại.

Ngoài ra, bệnh còn gây nhiều hệ lụy về tinh thần, ảnh hưởng đến cuộc sống:

  • Trầm cảm, lo âu.
  • Giảm năng suất làm việc.
  • Rối loạn giấc ngủ.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh thoái hóa xương khớp gối

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh thoái hóa xương khớp gối

Điều trị thoái hóa khớp gối

Nhiều người đặt ra câu hỏi thoái hóa khớp gối có chữa được không? Thực tế, bệnh này có khả năng chữa trị, tuy nhiên việc phục hồi hoàn toàn khó mà triệt để. Vậy có những phương pháp nào được áp dụng để hỗ trợ, điều trị bệnh thoái hóa ở khớp gối?

Điều trị bằng thuốc tây

Phương pháp sử dụng thuốc tây có tác dụng giảm đau, giảm viêm và ngăn ngừa bệnh trở nặng, đồng thời bổ sung dưỡng chất cho hệ thống sụn, khớp. Vậy bị thoái hóa khớp gối uống thuốc gì? Bạn có thể tham khảo:

  • Một số loại thuốc giúp giảm đau như: Paracetamol, Ibuprofen, Celecoxib,...
  • Nhóm thuốc có tác dụng chống viêm: Diclofenac, Aspirin,…
  • Thuốc giúp giãn các nhóm cơ, đặc biệt là cơ vân: Tolperisone, Eperisone,...
  • Đường tiêm nội khớp: Tùy thuộc vào tình trạng và mức độ bệnh sẽ có chỉ định riêng như: Thuốc có tác dụng nhanh - ngắn (Hydrocortison Acetat, Prednisolon Acetat), thuốc có tác dụng chậm - kéo dài (Betamethason, Dipropionat Diprospan, Depo Medrol,...).

Lưu ý: Việc sử dụng thuốc tây để điều trị thoái hóa khớp gối cần phải được bác sĩ chuyên khoa chỉ định, người bệnh không nên tùy tiện dùng.

Điều trị các vấn đề về thoái hóa khớp gối bằng thuốc tây

Điều trị các vấn đề về thoái hóa khớp gối bằng thuốc tây

Bài thuốc dân gian chữa thoái hóa khớp gối

Có rất nhiều bài thuốc dân gian mà bạn có thể tham khảo để áp dụng vào quá trình điều trị bệnh thoái hóa xương khớp gối như: Cao hy thiêm, cao sói rừng, cao bạch thược, nhũ hương,... Trong đó:

  • Cao hy thiêm: Là thảo dược tính mát, vị cay, đắng và có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, giảm đau, trừ thấp, lợi gân xương.
  • Cao sói rừng: Có tác dụng chống oxy hóa rất mạnh, tốt cho sức khỏe, đặc biệt là thải độc, giảm viêm trong cơ thể, rất phù hợp với người bệnh xương khớp, viêm sưng do thoái hóa khớp.
  • Cao bạch thược: Vị thuốc nổi tiếng được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh xương khớp, đau lưng mỏi gối.
  • Nhũ hương: Là thảo dược có tác dụng chống viêm rất tốt, dùng trong điều trị các bệnh lý viêm mạn tính, đặc biệt là thoái hóa khớp, viêm khớp, thấp khớp,...

Những vị thuốc có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, giảm đau, trừ thấp và lợi cho gân xương

Những vị thuốc có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, giảm đau, trừ thấp và lợi cho gân xương

Hiện nay, các vị thuốc này đã được nghiên cứu và kết hợp với nhau theo tỷ lệ phù hợp, tạo ra sản phẩm viên nang hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả.

Người bệnh nên kết hợp thuốc bác sĩ kê với sản phẩm thảo dược thiên nhiên để tăng hiệu quả và bổ khuyết cho các phương pháp tây y, giúp cải thiện tình trạng từ gốc đến ngọn, nhanh hơn, hiệu quả hơn, hạn chế được tác dụng phụ.

Ngoài ra, sản phẩm này còn có giúp điều hòa hệ miễn dịch, chống viêm, giảm đau xương khớp một cách an toàn cho cơ thể. Người bệnh có thể sử dụng lâu dài, ngăn ngừa tái phát.

Hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp tại nhà

Ngoài việc kết hợp những bài thuốc kể trên, người bị thoái hóa khớp cũng cần áp dụng chế độ ăn uống khoa học và các bài tập tại nhà để nâng cao hiệu quả điều trị.

Bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì?

  • Các loại cá nước lạnh như: Cá trích, cá ngừ, cá thu, cá hồi có chứa nhiều  acid béo omega-3, giúp nâng cao hiệu quả kháng viêm.
  • Các loại thịt gia cầm, thịt heo được nuôi hữu cơ.
  • Nước hầm từ sụn sườn bò/bê hay xương ống: Cung cấp nhiều chondroitin và glucosamin (đây là những hợp chất tự nhiên hình thành nên sụn), bổ sung lượng canxi dồi dào cho xương khớp.
  • Thực vật: Rau xanh, đậu nành, ngũ cốc giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống oxy hóa.
  • Trái cây: Cam, chanh, dứa, đu đủ chứa nhiều vitamin C và chất chống viêm, giúp tăng cường độ dẻo dai cho khớp.
  • Chất béo lành mạnh trong: Các loại hạt, dầu oliu nguyên chất, dầu dừa, bơ thực vật,.... có khả năng kích thích tế bào sản sinh ra collagen (thành phần chính trong xương, gân và sụn).

Chế độ ăn uống khoa học dành cho người bị thoái hóa xương khớp

Chế độ ăn uống khoa học dành cho người bị thoái hóa xương khớp

Bị thoái hóa khớp gối không nên ăn gì?

Để giảm thiểu những cơn đau do thoái hóa khớp gối 2 bên gây ra cũng như phòng chống bệnh tái phát, người mắc nên tránh xa những thực phẩm sau:

  • Thịt đỏ (thịt dê, thịt lợn, thịt cừu, thịt bò): Khi nhóm thức ăn này đi vào cơ thể, hệ tiêu hóa phải tiết ra axit để xử lý. Lúc này, cơ thể sẽ phải dùng một lượng lớn canxi để trung hòa axit. Một khi không cung cấp đủ canxi thì cơ thể sẽ rút canxi từ xương, khiến quá trình thoái hóa khớp ở người bệnh diễn ra nhanh hơn.
  • Thực phẩm chứa nhiều carbohydrate và đường (chè, bánh ngọt, bánh quy...) làm cho việc hấp thụ canxi bị ảnh hưởng, gây viêm và tổn thương protein có trong cơ thể, khiến hệ xương khớp yếu dần đi.
  • Thực phẩm chế biến sẵn (khoai tây chiên, đồ chiên rán, đồ nướng...) có chứa chất béo công nghiệp, dễ làm tăng cân và gây áp lực lên hệ thống xương khớp.
  • Ăn mặn cũng sẽ khiến cho hệ xương giòn và dễ gãy, đồng thời làm cho tình trạng viêm nặng hơn, dẫn đến các cơn đau khó chịu.
  • Nước ngọt có ga, cà phê, bia, rượu ảnh hưởng lớn tới việc phục hồi và điều trị bệnh. Nếu tiêu thụ trong thời gian dài có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Thực hiện các bài tập đơn giản tại nhà

Người bệnh cũng có thể áp dụng một số bài tập sau để cải thiện tình trạng khớp gối bị thoái hóa ngay tại nhà:

Kéo giãn cơ bắp chuối

Bài tập kéo giãn cơ bắp chuối giúp cải thiện lưu thông máu và giảm cơ thắt cơ, đẩy lùi cơn đau ở khớp gối. 

Thực hiện như sau:

  • Giữ tư thế đứng thẳng, hai chân đặt song song với nhau.
  • Bước chân trái lên trước, đồng thời hơi đưa người về phía trước. Dùng hai tay vịn vào lưng ghế (mắt nhìn thẳng, duy trì tư thế thẳng lưng).
  • Giữ thẳng chân phải và khụy gối chân trái, giữ nguyên tư thế trong 20 giây sau đó quay lại tư thế ban đầu.
  • Thực hiện bài tập 5 lần sau đó đổi chân để kéo căng nhóm cơ bắp chuối ở cả 2 chân.

Squat

Bài tập đứng lên ngồi xuống (Squat) có khả năng cải thiện sức mạnh cho nhóm cơ ở đùi, bắp chuối và cổ chân. Nhờ vậy mà lực đè lên khớp gối cũng sẽ được giải phóng, hạn chế những cơn đau tái phát.

Cách thực hiện:

  • Đứng thẳng lưng, mở rộng vai và hai chân đặt ngang nhau.
  • Khụy hai chân xuống, người hơi ngả về phía trước (chú ý giữ đầu gối song song với mũi chân và lưng luôn thẳng).
  • Giữ nguyên tư thế trong khoảng 10 giây và lặp lại động tác từ 5 - 10 lần trong mỗi đợt tập. Sau đó lặp lại bài tập Squat 3 đợt.

Tăng sức mạnh cho cơ bên hông đùi

Bài tập này sẽ giúp khớp gối cải thiện độ cứng, phục hồi tổn thương nhanh hơn và nâng cao khả năng chống đỡ với áp lực.

Cách thực hiện:

  • Nằm nghiêng trên mặt phẳng (giường hoặc sàn nhà), duỗi thẳng hai chân.
  • Nâng một chân phía trên lên cao, tạo một góc 60 độ so với mặt sàn (giữ chân luôn thẳng).
  • Giữ nguyên tư thế khoảng 5 giây rồi hạ chân xuống. Lặp lại động tác 5 - 10 lần cho mỗi đợt tập (tập khoảng 3 đợt) sau đó đổi bên và đổi chân.

Người bị thoái hóa khớp gối nên thực hiện các bài tập đơn giản tại nhà

Người bị thoái hóa khớp gối nên thực hiện các bài tập đơn giản tại nhà

Làm sao để phòng ngừa thoái hóa khớp gối?

Dưới đây là một số biện pháp được các nhà chuyên môn đề nghị áp dụng để phòng ngừa tình trạng khớp gối bị thoái hóa:

  • Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức độ phù hợp, bởi trọng lượng càng lớn thì sức nặng đè lên khớp càng nhiều.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe cho cơ thể, máu huyết lưu thông, tăng cường dưỡng chất cho sụn khớp.
  • Giữ tư thế cơ thể luôn thẳng để giảm lực ép tối đa lên các khớp, đồng thời thường xuyên thay đổi tư thế sinh hoạt, tránh ngồi/đứng/nằm quá lâu gây ứ trệ tuần hoàn và cứng khớp.
  • Khéo léo sử dụng nguyên tắc đòn bẩy ở những khớp lớn khi nâng hoặc xách đồ nặng để tránh làm tổn thương các khớp nhỏ.
  • Luôn giữ nhịp sống thoải mái, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý, hài hòa.
  • Lắng nghe cơ thể, nếu cảm thấy đau, hãy ngừng các vận động.
  • Duy trì thói quen sinh hoạt khoa học, chế độ ăn uống lành mạnh, không sử dụng các chất kích thích gây hại cho cơ thể.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc tái khám thường xuyên để được bác sĩ kiểm tra, đánh giá và có những phương pháp điều trị thích hợp…

Hướng dẫn cách phòng ngừa thoái hóa và các bệnh về xương khớp gối

Hướng dẫn cách phòng ngừa thoái hóa và các bệnh về xương khớp gối

Trên đây là một số thông tin quan trọng liên quan đến bệnh thoái hóa khớp gối. Nếu bạn còn câu hỏi nào hay cần hỗ trợ thêm, hãy bình luận phía bên dưới để được các chuyên gia tư vấn chi tiết và cho lời khuyên bổ ích nhất.

Tài liệu tham khảo:

https://www.webmd.com/osteoarthritis/ostearthritis-of-the-knee-degenerative-arthritis-of-the-knee 

https://orthocenter-si.com/content/knee-degenerative-joint-disease 

https://thephysiocompany.co.uk/degenerative-knee-disease/

https://orthocenter-si.com/content/knee-degenerative-joint-disease



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp
    8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp không đơn giản chỉ điều trị một vài ngày đã khỏi ngay vì đây là bệnh viêm mạn tính. Do đó rất nhiều người lo lắng bệnh viêm khớp dạng thấp lâu ngày có gây tàn phế và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể không? Dưới đây là 8 điều cần biết về căn bệnh này, giúp bệnh nhân điều trị đúng hướng giúp bệnh ổn định, ngăn ngừa biến chứng.

  •         Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?
    Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?

    Ngoài việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất béo không no, rau xanh, hoa quả tươi…kết hợp với việc vận động tập luyện, kiên trì sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để bệnh viêm khớp nhanh được cải thiện. Bệnh nhân cần kiêng những gì để bệnh viêm khớp tái phát ?