6 nguyên nhân gây KHÔ KHỚP GỐI ở người trẻ và biện pháp khắc phục hiệu quả, an toàn

Nếu như trước kia khô khớp gối thường xảy ra ở người từ 50 tuổi trở lên thì những năm trở lại đây tình trạng khô khớp gối ở người trẻ lại ngày càng phổ biến. Vậy nguyên nhân do đâu, biện pháp khắc phục như thế nào cho hiệu quả mà vẫn an toàn? Mời các bạn cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây.

Mô tả bệnh khô khớp gối

Cấu tạo của khớp gối gồm xương, lớp sụn bao bọc đầu xương và cấu trúc mềm. Trong đó, cấu trúc mềm bao gồm dây chằng, gân, cơ và bao khớp. Bao khớp là nơi tiết dịch khớp để hạn chế ma sát và tổn thương giữa các đầu khớp. Đồng thời, nó giúp cho việc di chuyển dễ dàng. Bên cạnh đó, chất dịch còn giữ vai trò nuôi dưỡng sụn khớp.

 Hình ảnh minh họa tình trạng khô khớp gối

Hình ảnh minh họa tình trạng khô khớp gối

Cấu tạo của bao khớp gồm 2 lớp. Lớp ngoài chứa các sợi collagen và dây thần kinh cảm giác. Lớp trong là nơi có rất nhiều mạch máu, các sợi đàn hồi và tế bào tiết dịch. Khô khớp gối là tình trạng xảy ra khi các tế bào này giảm hoặc ngừng hoạt động, mỗi lần bước đi hoặc cử động bạn sẽ nghe thấy những tiếng lạo xạo trong đầu gối. Việc di chuyển sẽ trở nên khó khăn vì đau. Nếu tình trạng này kéo dài, lớp sụn sẽ bị mòn dần, hai đầu khớp ma sát với nhau gây đau nhức ngay cả những lúc cử động bình thường. Thông thường, khớp gối bị khô sẽ đi kèm với quá trình lão hóa tự nhiên. Thế nhưng trong nhiều năm trở lại đây, đối tượng bị tình trạng này đang có dấu hiệu trẻ hóa.

Điểm mặt 6 nguyên nhân gây khô khớp gối ở người trẻ thường gặp

Khi bị khô khớp gối, người mắc sẽ gặp phải tình trạng đau khớp gối, khó di chuyển và phát ra những tiếng lục cục, lạo xạo bên trong. Khô khớp gối ở người trẻ có các nguyên nhân cơ bản như sau:

Lười vận động

Lười vận động, lười chơi thể thao là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng khô khớp gối ở người trẻ. Thói quen này sẽ khiến các cơ, khớp xương bị lỏng lẻo, không được giữ vững khi gặp một chấn thương ảnh hưởng đến xương khớp. Khi đó các sụn khớp, cơ, gân, dây chằng dễ bị sai lệch gây ra tình trạng thoái hóa các khớp, trong đó có khớp gối.

Do vận động quá mức

Vận động quá mức như làm việc nặng nhọc lâu dài, khiêng vác những vật nặng, chơi thể thao quá sức,… gây ảnh hưởng đến dây chằng, các sụn khớp có nguy cơ bị tổn thương, thoái hóa khớp xảy ra càng nhanh. Và tình trạng khô khớp gối diễn ra sớm hơn so với lứa tuổi.

Do chế độ dinh dưỡng không khoa học

Canxi, vitamin D là những dưỡng chất thiết yếu cho hệ xương khớp, là thành phần cấu tạo nên độ bền chắc của xương. Tình trạng thiếu hụt canxi hay vitamin D khiến cho sụn không được nuôi dưỡng tốt, giảm khả năng tái tạo sụn, giảm lượng dịch nuôi sụn khớp cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng khô khớp gối ở người trẻ.

Bên cạnh đó tình trạng lạm dụng thức ăn nhanh, chứa nhiều dầu mỡ, nghèo dinh dưỡng. Lạm dụng chất kích thích, bia rượu, thuốc lá cũng gây nên những tình trạng bệnh lý về xương khớp.

Do thừa cân béo phì

Thừa cân béo phì tưởng chừng không ảnh hưởng đến xương khớp, nhưng thật ra người thừa cân béo phì có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp, đặc biệt là khô khớp gối rất cao. Khi khối lượng cơ thể tăng lên, đồng nghĩa với việc tạo ra một sức ép lớn đến hệ xương khớp, nguy cơ mắc bệnh về xương khớp sẽ xảy ra.

Do chấn thương

Những chấn thương hay tai nạn tại đầu gối cũng gây nên tình trạng xương khớp yếu, dễ bị thoái hóa. Đây là một trong những nguyên do gây ra tình trạng khô khớp gối ở người trẻ. Bởi lúc này khớp đầu gối không còn khỏe mạnh như lúc trước, các dây chằng hay lớp sụn cũng bị tổn thương và ảnh hưởng.

Do bẩm sinh hoặc có các bệnh lý về xương khớp

Viêm khớp, viêm bao hoạt dịch, viêm đa khớp có thể là nguyên do gây nên khô khớp gối ở người trẻ. Bố mẹ có hệ xương khớp yếu con sinh ra có thể mắc một số bệnh về bệnh xương khớp như gai cột sống, thoát vị đĩa đệm, loãng xương, khô khớp gối,…

Khớp gối bị khô nguy hiểm thế nào?

Khớp gối bị khô khiến cho các hoạt động đi lại, lên xuống cầu thang, thậm chí là đứng lên ngồi xuống cũng trở nên rất khó khăn. Chân lúc nào cũng có cảm giác mỏi, thậm chí còn bị mất cảm giác trong một số trường hợp.

Cấu tạo của sụn khớp hoàn toàn không có mạch máu và dĩ nhiên là nó không được máu nuôi dưỡng. Thay vào đó, nó phụ thuộc hoàn toàn vào dịch khớp. Khi dịch khớp bị thiếu, lớp sụn sẽ bị bào mòn. Hai đầu xương sẽ cọ sát với nhau gây đau nhức. Cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách hình thành các gai xương. Những gai này sẽ gây đau nhức dữ dội mỗi khi vận động mạnh, thậm chí là bước đi hoặc co duỗi chân. Cơn đau này sẽ không cách nào trị khỏi hoàn toàn, bạn chỉ có thể kiểm soát chúng. Điều này cũng có nghĩa là nó sẽ tái phát lại khi có cơ hội và theo bạn đến suốt đời.

Trong trường hợp nặng, khớp gối bị khô rất dễ dẫn đến tình trạng teo cơ và biến dạng khớp. Nó khiến chân bị cong vẹo và dáng đi khập khiễng. Thậm chí còn có thể gây liệt chân. Đây cũng là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh lý này.

Ngoài ra, tình trạng khớp gối bị khô còn ảnh hưởng nhiều đến dây thần kinh tọa. Cơn đau có thể chạy dài từ thắt lưng xuống tận các ngón chân. Khi một nửa thân người bị đau nhức thì hoạt động của các cơ quan và bộ phận nửa thân người còn lại cũng trở nên trì trệ và kém hiệu quả.

Cách điều trị khô khớp gối ở người trẻ

Tình trạng khô khớp gối nếu không được cải thiện kịp thời sẽ dễ gặp phải các biến chứng phức tạp, thậm chí chỉ còn cách là phẫu thuật thay khớp. Do đó, ngay khi nhận thấy sụn khớp có biểu hiện bất thường, kêu lạo xạo và sưng đau, người bệnh nên có biện pháp khắc phục từ sớm. Một số cách điều trị khô khớp gối hiện nay:

Sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm

Nhóm thuốc chống viêm không steroid hoặc corticoid là giúp người bệnh giảm đau và cử động dễ dàng hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng các nhóm thuốc này thường xuyên sẽ gây nhiều tác dụng không mong muốn ảnh hưởng đến sức khỏe như: Tăng nguy cơ mắc bệnh về gan, thận, tiểu đường, loãng xương, viêm loét - chảy máu dạ dày,...

Tiêm chất nhờn vào khớp

Phương pháp này được áp dụng với những trường hợp như sau:

- Khô khớp gối và vai do nguyên nhân thoái hóa ở mức độ trung bình.

- Người bệnh không dung nạp được thuốc giảm đau chống viêm không steroid hoặc corticoid.

- Chỉ định cho những người chưa thể tiến hành mổ thay khớp.

Do được tiêm trực tiếp vào khớp nên tác dụng của thuốc sẽ mạnh hơn và dễ gây tác dụng phụ. Dưới đây là một số tác dụng không mong muốn mà bệnh nhân có thể gặp phải: Bị đau ở vị trí tiêm; khớp bị tiêm trở nên ì, không tự sản sinh được dịch khớp tự nhiên, người bệnh nhiều khả năng phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc; xuất hiện tình trạng chảy dịch khớp.

 Tiêm chất nhờn vào khớp có thể khiến người mắc bị phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc

Tiêm chất nhờn vào khớp có thể khiến người mắc bị phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc

Vật lý trị liệu

Người bệnh khô khớp có thể sử dụng các biện pháp trị liệu nhẹ như chườm nóng, sóng ngắn, chiếu đèn hồng ngoại và bài tập vận động. Các liệu pháp này giúp giảm đau sưng khớp khá tốt. Tuy nhiên, hiệu quả chỉ thực sự đạt được khi các phương pháp được chuyên viên hướng dẫn.

Phẫu thuật

Phẫu thuật thay khớp thường rất hiếm khi được áp dụng. Bởi ngoài việc phải chịu một khoản chi phí khá cao thì người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: Máu tụ, nhiễm trùng, động mạch và thần kinh bị tổn thương, một số người có thể bị dị ứng với các thành phần kim loại trong phần khớp nhân tạo. Khớp nhân tạo có thể bị nới lỏng, hao mòn hoặc mất dần sự ổn định. Nếu cấy ghép khớp mới không thành công, người bệnh có khả năng bị đau và cứng khớp liên tục sau phẫu thuật. Lúc này, họ sẽ cần một thủ thuật khác để thay thế nó.

Trị khô khớp bằng phương pháp đông y

Không giống như phương pháp hiện đại chỉ giúp giảm triệu chứng khô khớp gối tạm thời. Đặc trưng của phương pháp này là chữa từ bên trong, không cắt cơn đau nhanh nhưng hỗ trợ bồi bổ sụn khớp dài lâu, ít tác dụng phụ và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì thế, để chữa khô khớp, người mắc có thể dùng các bài thuốc có chứa thảo dược hy thiêm, bạch thược, nhũ hương, sói rừng,...



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp
    8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp không đơn giản chỉ điều trị một vài ngày đã khỏi ngay vì đây là bệnh viêm mạn tính. Do đó rất nhiều người lo lắng bệnh viêm khớp dạng thấp lâu ngày có gây tàn phế và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể không? Dưới đây là 8 điều cần biết về căn bệnh này, giúp bệnh nhân điều trị đúng hướng giúp bệnh ổn định, ngăn ngừa biến chứng.

  •         Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?
    Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?

    Ngoài việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất béo không no, rau xanh, hoa quả tươi…kết hợp với việc vận động tập luyện, kiên trì sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để bệnh viêm khớp nhanh được cải thiện. Bệnh nhân cần kiêng những gì để bệnh viêm khớp tái phát ?