Viêm quanh khớp vai là hiện tượng khá phổ biến, gây đau ở vùng vai do nhiều nguyên nhân gây nên như tổn thương xương, khớp vai và phần mềm quanh vai. Nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, bệnh sẽ tiến triển nặng hơn gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống hàng ngày. Vậy, viêm quanh khớp vai chữa như thế nào? Hãy cùng hoangthaplinh.co tìm hiểu trong bài viết sau đây!
Bệnh viêm quanh khớp vai là gì?
Viêm quanh khớp vai là một thuật ngữ dùng chung cho bệnh lý của các cấu trúc phần mềm cạnh khớp vai như: Gân, túi thanh dịch, bao khớp; không bao gồm các bệnh lý có tổn thương đầu xương, sụn khớp và màng hoạt dịch như viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp,… Tổn thương hay gặp nhất là gân cơ trên vai và bó dài gân nhị đầu cánh tay.
Khớp vai là một trong những khớp quan trọng nối giữa chi trên với thân người, giúp chúng ta thực hiện các động tác mong muốn. Viêm quanh khớp vai là chứng bệnh mạn tính các mô mềm quanh khớp như gân, cơ, dây chằng bao khớp gây đau, làm hạn chế vận động. Mặc dù bệnh lý này không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể làm giảm khả năng vận động và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Viêm khớp vai thường xảy ra ở những người trên 40 tuổi, nữ nhiều hơn nam. Thông thường, bạn sẽ chỉ bị đau 1 bên vai phải hoặc trái, ít khi đau 2 vai cùng một lúc.
Bệnh viêm quanh khớp vai
Một số triệu chứng viêm quanh khớp vai mà bạn có thể gặp phải như:
- Những cơn đau ở vùng vai: Ở giai đoạn đầu, đó chỉ là những cơn đau ngắn ngày. Khi tình trạng diễn biến nặng hơn, cơn đau sẽ kéo dài liên tục, dai dẳng, thường xuyên xuất hiện vào ban đêm, khi thời tiết thay đổi hoặc vận động mạnh. Không chỉ vậy, người bệnh còn cảm thấy đau lan lên cổ hoặc tràn xuống cánh tay, khi vai vô tình va chạm sẽ cảm thấy nhức, tê liệt.
- Gặp nhiều hạn chế khi vận động khớp vai: Khi bị viêm quanh khớp vai, bạn sẽ thấy khó khăn trong việc đưa tay lên xuống hoặc quay vòng khớp vai. Nếu sau một thời gian dài không vận động thì các tổ chức phần mềm quanh khớp vai và cơ lực dần dần sụt giảm. Do đó, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc sinh hoạt bình thường như chải đầu, rửa mặt, mặc quần áo, chống nạnh,…
Viêm quanh khớp vai gây khó khăn khi vận động
- Sợ lạnh: Người bị viêm quanh khớp vai thường sợ lạnh, không dám ra gió, trong những ngày mưa hoặc trời lạnh ẩm thì tình trạng bệnh sẽ càng nặng thêm và có dấu hiệu thuyên giảm vào lúc trời ấm áp.
- Bị đau khi ấn lên vùng vai: Dấu hiệu nổi bật của viêm quanh khớp vai là khi ấn lên gân cơ nhị đầu hoặc cơ delta tại mỏm cùng vai, người bệnh sẽ cảm thấy đau.
Nguyên nhân gây viêm quanh khớp vai
Đau khớp vai thường do một số nguyên nhân thường gặp sau đây:
- Người làm công việc lao động chân tay mà động tác thường phải giơ tay cao hơn 90 độ như: Thợ trát trần nhà, thợ quét sơn, công nhân làm việc với máy ở vị trí cao hơn vai,…
- Thói quen chống tỳ khuỷu tay lên bàn dễ dẫn đến viêm quanh khớp vai.
- Các động tác gây căng giãn gân cơ khớp vai lặp đi lặp lại kéo dài như chơi tennis, đánh gôn, ném lao, xách các vật nặng,…
- Người có tiền sử bị chấn thương vùng khớp vai.
- Những trường hợp đã từng phẫu thuật hoặc nắn gãy các xương liên quan đến khớp vai như xương cánh tay, xương đòn, xương bả vai hoặc người phải bất động khớp vai một thời gian dài như sau đột quỵ đều có nguy cơ bị viêm quanh khớp vai.
Làm việc thường xuyên giơ tay cao có nguy cơ bị viêm quanh khớp vai
- Một số bệnh mạn tính như viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường, bệnh ở phổi và lồng ngực, đột quỵ não,… cũng là những nguyên nhân tiềm ẩn gây viêm quanh khớp vai.
Khớp vai bị viêm, đau không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến cho các hoạt động thường ngày gặp nhiều khó khăn, cản trở. Bệnh viêm khớp vai nếu không được phát hiện và chữa trị đúng cách sẽ gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng làm hạn chế vận động khớp. Do đó, khi thấy xuất hiện các triệu chứng viêm quanh khớp vai, bạn nên đến gặp chuyên gia y tế để được thăm khám và chỉ định điều trị phù hợp.
Điều trị viêm quanh khớp vai như thế nào?
Bất kỳ ai khi được chẩn đoán xác định thường hay băn khoăn bệnh viêm quanh khớp vai chữa như thế nào, bởi khớp vai đóng vai trò rất quan trọng, chi phối các hoạt động thường ngày của cơ thể. Điều trị viêm quanh khớp vai phải tùy thuộc vào từng thể bệnh khác nhau và phối hợp nhiều biện pháp. Một số nhóm thuốc có thể được sử dụng như:
- Nhóm thuốc giảm đau: Gồm các thành phần acetaminophen, codein,... khi đi vào cơ thể sẽ ức chế đường truyền tín hiệu đau nhức đến não bộ, giúp cắt giảm cơn đau nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu dùng kéo dài sẽ gây ra hiện tượng nhờn thuốc, ảnh hưởng đến niêm mạc đường tiêu hóa.
- Nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Meloxicam, diclofenac,... giúp tiêu viêm, chống viêm nhiễm khớp do bệnh gây ra. Khi dùng thuốc kháng viêm, cần chú ý đến liều lượng để hạn chế tác dụng phụ cho gan, dạ dày.
Thuốc điều trị viêm quanh khớp vai
- Nhóm thuốc giãn cơ: Thuốc giãn cơ vân có thành phần eperisone, mephenesine,… chống co thắt cơ vai, hỗ trợ giảm đau nhức.
- Tiêm corticoid: Với những người bị viêm quanh khớp vai nặng, việc dùng thuốc đường uống không còn tác dụng thì sẽ được chỉ định tiêm corticoid trực tiếp vào bắp để giảm đau nhanh. Biện pháp này thường đem lại nhiều tác dụng phụ như: Tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, bệnh tiểu đường, gây viêm loét dạ dày,...
Bên cạnh các thuốc điều trị, người bệnh có thể kết hợp thực hiện một số bài tập phục hồi chức năng. Tuy nhiên, quá trình tập luyện cũng cần có sự hướng dẫn của các chuyên gia, nếu tập quá mức, thời gian khỏi bệnh sẽ kéo dài hơn. Vì vậy, khi bị đau quanh khớp vai, bạn cần đến các cơ sở y tế khám và điều trị phục hồi chức năng nhằm hạn chế biến chứng. Bên cạnh đó, việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học, sử dụng các thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ điều trị đóng vai trò rất quan trọng giúp nhanh chóng khắc phục các triệu chứng viêm quanh khớp vai.