Bị viêm khớp gối uống thuốc gì? Giải đáp từ chuyên gia!

Bị viêm khớp gối uống thuốc gì thì tốt? Đó là băn khoăn của rất nhiều người khi bị chẩn đoán mắc phải tình trạng này, bởi đây là tình trạng đau nhức xương khớp phổ biến ở lứa tuổi trung niên và đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Bài viết này sẽ cung cấp cho độc giả thông tin về viêm khớp gối cũng như biện pháp khắc phục hiệu quả, an toàn nhất.

Dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm khớp gối

Khớp gối là một trong những bộ phận hoạt động nhiều và gánh chịu phần lớn trọng lượng cơ thể nên rất dễ bị tổn thương, trở nên mỏng, xù xì, tạo ra ma sát, gây áp lực khi cử động. Sưng, đau là một trong những triệu chứng viêm khớp gối điển hình nhất. Ngoài ra, người mắc có thể xuất hiện những biểu hiện như:

- Đầu gối bị sưng, tấy đỏ, chạm tay vào gây đau, nhức nhối.

- Lực chân tê yếu dần, khả năng vận động, đi lại kém.

- Đau khớp gối khi di chuyển, thường phát ra các tiếng kêu răng rắc, đặc biệt là khi phải leo cầu thang.

- Thường xuyên bị đau và tê cứng khớp gối vào buổi sáng khi ngủ dậy, phải mất một khoảng thời gian dài xoa bóp, làm nóng mới dễ chịu hơn.

- Phần cẳng chân bị tái nhợt, xanh lét, sờ vào thấy lạnh.

- Bàn chân trở nên xanh xao, tái nhợt, các đường gân hiện lên rõ ràng. Nhiều trường hợp bệnh nặng không thể đứng thẳng hoặc đi lại được.

Bệnh viêm khớp gối tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt thường ngày. Nếu không điều trị viêm khớp gối kịp thời, bệnh có thể để lại các biến chứng nguy hiểm như: Gây các cơn đau khớp xương kéo dài, biến dạng khớp, nặng nề nhất là bại liệt chân, làm suy giảm chất lượng cuộc sống.

Bị viêm khớp gối uống thuốc gì?

Mục tiêu điều trị viêm khớp gối chủ yếu là giảm đau và giúp người bị bệnh hoạt động dễ dàng hơn. Vậy khi bị viêm khớp gối uống thuốc gì? Một số thuốc được dùng trong quá trình chữa trị như:

- Thuốc giảm đau: Đây là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị chứng đau khớp gối cả ở người già và người trẻ, phù hợp với những người mắc bệnh do chấn thương khi chơi thể thao quá sức hoặc hoạt động sai tư thế, ngã xe do va đập mạnh, vấp ngã cầu thang,... Thuốc giúp ức chế nhanh những cơn đau ở mức độ từ nhẹ đến trung bình. Paracetamol và tramadol là 2 loại thuốc giảm đau được dùng nhiều nhất, mặc dù ít gây tác dụng phụ nhưng nên cẩn trọng với người gặp vấn đề về chức năng gan, thận.

- Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs): Ngoài tác dụng giảm đau thì NSAIDs còn ức chế phản ứng viêm. Chính vì thế, khi khớp gối bị đau nhức kèm với dấu hiệu sưng, viêm, bạn có thể sẽ được chỉ định dùng kết hợp thuốc giảm đau và thuốc kháng viêm không steroid. Các thuốc NSAIDs được dùng phổ biến trong điều trị đau khớp gối bao gồm: Aspirin, naproxen, ibuprofen, meloxicam,... Chúng hoạt động nhờ vào khả năng ức chế một số chất trung gian gây viêm, điển hình là prostaglandin. Tuy nhiên, những thuốc nhóm này thường dễ gây phản ứng phụ, kích ứng lên các cơ quan tiêu hóa và đường tiết niệu, vì thế cần hết sức cẩn trọng trong quá trình sử dụng.

 - Thuốc giãn cơ: Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách ngăn chặn tín hiệu đau truyền từ dây thần kinh lên não, giúp thư giãn và giảm co thắt cơ bắp. Vì thế, chúng thường được sử dụng khi các cơ bắp ở khu vực đầu gối bị căng cứng và co thắt. Nhóm thuốc giãn cơ thường gây ra nhiều tác dụng phụ hơn thuốc giảm đau và thuốc kháng viêm không steroid. Một số thuốc thường dùng là: Orphenadrine, tizanidine, metaxalone, methocarbamol,...

- Thuốc glucocorticoid: Các thuốc nhóm này có tác dụng ức chế hệ miễn dịch, từ đó làm giảm diễn tiến của phản ứng viêm tại khớp gối. Tùy thuộc vào triệu chứng bệnh mà người mắc sẽ được chỉ định dùng thuốc ở dạng uống hoặc dạng tiêm. Tuy nhiên, các glucocorticoid thường gây tăng nguy cơ vữa xơ động mạch, loãng xương, suy tuyến thượng thận, teo cơ hoặc xảy ra biến chứng trên đường tiêu hoá,... nên cần hết sức thận trọng và cân nhắc trước khi sử dụng.

Người bị viêm khớp gối nên ăn gì?

Bên cạnh sử dụng thuốc, một nền tảng dinh dưỡng khỏe mạnh sẽ không những giúp bạn đẩy lùi viêm khớp gối, mà còn phòng ngừa những căn bệnh khác. Chính vì vậy, người mắc bệnh viêm khớp gối nên sử dụng thường xuyên các loại thực phẩm sau:

- Bổ sung các axit béo trong chế độ ăn uống: Mọi người đều cần axit béo omega-3 trong chế độ ăn uống để có sức khỏe tối ưu, giúp giảm đau khớp. Một axit béo khác cũng có thể giúp chống viêm, giảm đau là axit gamma-linolenic (GLA). Nó được tìm thấy trong hạt của một số cây như hoa anh thảo, cây lưu ly, cây gai dầu và nho đen.

 Người bị viêm khớp gối nên bổ sung thực phẩm giàu axit béo omega-3

Người bị viêm khớp gối nên bổ sung thực phẩm giàu axit béo omega-3

- Bổ sung vitamin C: Người bị viêm đau khớp gối nên thường xuyên ăn các loại quả giàu vitamin C như: Cam, quýt, xoài, nho, kiwi,… sẽ giúp tăng sức đề kháng, chống viêm và làm chậm quá trình lão hóa của hệ xương khớp.

- Thực phẩm giàu canxi: Đậu nành, xương ống heo, xương ống bò, đu đủ, chân giò,… có chứa hàm lượng canxi dồi dào giúp tăng sự đàn hồi cho cơ sụn, làm xương chắc khỏe và hạn chế tình trạng đau khớp gối ở những người cao tuổi. Tuy nhiên, người bệnh nên bổ sung nguồn canxi từ thực vật thay vì động vật, bởi việc lạm dụng nguồn canxi từ động vật có thể gây nên những biến chứng khó lường.



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp
    8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp không đơn giản chỉ điều trị một vài ngày đã khỏi ngay vì đây là bệnh viêm mạn tính. Do đó rất nhiều người lo lắng bệnh viêm khớp dạng thấp lâu ngày có gây tàn phế và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể không? Dưới đây là 8 điều cần biết về căn bệnh này, giúp bệnh nhân điều trị đúng hướng giúp bệnh ổn định, ngăn ngừa biến chứng.

  •         Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?
    Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?

    Ngoài việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất béo không no, rau xanh, hoa quả tươi…kết hợp với việc vận động tập luyện, kiên trì sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để bệnh viêm khớp nhanh được cải thiện. Bệnh nhân cần kiêng những gì để bệnh viêm khớp tái phát ?