Với những bệnh nhân thấp khớp ngoài việc điều trị thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa thì chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình điều trị bệnh. Vậy chế độ dinh dưỡng thế nào giúp bệnh nhân nhanh cải thiện được bệnh mà sức khỏe ngày càng dẻo dai? Cùng tham khảo bài viết sau để có lời giải đáp nhé.
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân thấp khớp
Cà chua, nước cam, rau xanh, dầu cá… là những thực phẩm được sử dụng hàng ngày xem ra không có gì đặc biệt nhưng lại rất có lợi cho bệnh nhân bị thấp khớp giúp giảm các cơn đau do bệnh thấp khớp gây ra.
Hoa quả tươi và rau xanh giúp cải thiện thấp khớp hiệu quả
Viêm họng và viêm đường hô hấp trên với những biểu hiện như: sốt, đau họng, hạch xuất hiện ở góc hàm, nói khó, ăn uống nuốt xuống thấy đau, khi soi họng kiểm tra thấy họng có biểu hiện viêm đỏ, phù nề. Khoảng 2 tuần sau khi bị viêm họng nếu không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến các biểu hiện tại khớp và tim.
Biểu hiện tại khớp: sưng nóng đỏ đau các khớp lớn như khớp cổ chân, khớp gối, khớp khuỷu, khớp cổ tay,… có thể viêm đau đối xứng cả hai bên. Các triệu chứng này nhanh chóng giảm sau khi sử dụng các thuốc chống viêm.
Biểu hiện tại tim: tổn thương màng và cơ tim là biểu hiện sớm nhất, đánh trống ngực, khó thở, đau ngực, tím tái là những triệu chứng hay gặp. Không được điều trị sẽ để lại di chứng tổn thương các van tim.
Ngoài ra, có thể biểu hiện trên các cơ quan khác như: phổi, thận, gan lách, mạch máu.
1. Dầu cá dầu acid béo hệ Omega-3 :
Một số công trình nghiên cứu gần đây cho thấy khi cho bệnh nhân thấp khớp dùng những liều dầu cá từ 2-4g, thậm chí 5g/ngày, đã cho một số kết quả khá hứa hẹn: khớp bớt cứng và ít đau hơn. Thức ăn cần thiết cho bệnh nhân thấp khớp có bổ sung một số acid béo như: acid béo hệ Omega-3, acid này có nhiều trong các loại cá giàu chất béo: cá thu, cá ngừ, cá hồi, cá mòi, cá trích… có khả năng ngăn chặn các phản ứng của hệ miễn dịch gây ra chứng viêm khớp, sưng đau khớp, cải thiện các triệu chứng của bệnh này.
Tuy nhiên, khi dùng dầu cá liều cao như trên bệnh nhân cần được tư vấn của bác sỹ vì dầu cá ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình đông máu (nhất là những người vừa trải qua cuộc tiểu phẫu hay nhổ răng). Thêm vào đó, dầu cá liều cao cũng có thể tương tác bất lợi với những loại thuốc đang uống theo đơn để điều trị một bệnh khác như các thuốc hạ huyết áp.
2. Acid béo hệ Omega-6 GLA (tức acid gamma-linolenic):
Đây là một chất có khả năng ngăn chặn tiến trình sản sinh ra các chất prostaglandin gây chứng viêm. Hai công trình nghiên cứu cũng đã cho kết quả hứa hẹn với liều 1-3g/ngày. Omega-6 chứa nhiều trong các loại dầu thực vật như dầu bắp, dầu hạt bông cải, dầu hạt nho, dầu mè, dầu đậu nành, dầu hoa hướng dương, trong trứng gà, mỡ… do đó bệnh nhân thấp khớp có thể bổ sung omega-6 cho cơ thể thông qua những thực phẩm này với lượng vừa phải bởi lẽ ăn quá nhiều omega-6 có thể làm tăng sự giữ nước cho cơ thể, kéo theo việc tăng áp suất máu, tăng nguy cơ máu bị đóng cục trong mạch.
3. Vitamin C:
Một công trình nghiên cứu mới đây cũng chứng minh khả năng làm chậm hẳn sự tiến triển của căn bệnh này ở đầu gối, chỉ với liều nhỏ dưới 150mg vitamin C (tương đương với hàm lượng sinh tố của 2 ly nước cam) và 400 đơn vị quốc tế (IU) vitamin D/ngày.
Bên cạnh đó, vitamin C cũng góp phần giúp xương, gân, da thêm phần khỏe mạnh. Vitamin C ngoài ra còn có thể làm trung hòa các chất ức chế oxy hóa, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư và nhiều căn bệnh khác. Không dừng lại ở đây, loại vitamin này cũng đóng vai trò thiết yếu trong việc tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể loại trừ các gốc tự do và tạp chất có hại. Vitamin C chứa nhiều trong các thực phẩm màu đỏ, vàng và các loại hoa quả như ổi, ớt, súp lơ xanh, trắng, cà chua, đu đủ, dâu tây, dứa, xoài, khoai lang… Bệnh nhân thấp khớp có thể bổ sung vitamin C bằng những thực phẩm này hàng ngày để giúp bệnh được đẩy lùi sớm, giúp cơ thể tăng sức đề kháng.
4. Vitamin E và beta-carotene :
Người ta cũng đã chứng minh các thức chứa vitamin E có tác dụng giảm đau chống viêm. Beta-carotene (có nhiều trong cà rốt, cà chua, bí đỏ, rau xanh… và các loại trái cây, rau củ có màu đỏ) cũng có tác dụng tương tự.
Như vậy, bệnh nhân thấp khớp nên đảm bảo chế độ dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ các vitamin nói trên qua thức ăn, rau xanh, hoa quả tươi hàng ngày là việc làm cần thiết giúp cải thiện bệnh cùng với thuốc điều trị.