Đau khớp bả vai là triệu chứng có thể gặp ở bất cứ ai. Những cơn đau vai xuất hiện khi người bệnh thay đổi tư thế, thậm chí là cử động nhẹ nhàng. Điều này khiến nhiều người khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như cuộc sống của người mắc. Vậy tình trạng trên là dấu hiệu của bệnh lý nào? Có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết sau đây.
Những dấu hiệu cảnh báo tình trạng đau khớp bả vai
Đau bả vai có thể xuất hiện đột ngột hoặc từng cơn với cường độ nhẹ đến tăng cường, cao nhất là đau nhức dẫn đến tình trạng không cử động được ở vùng vai.
Đau nhức ở mức độ nhẹ: Thường xảy ra khi bệnh mới ở giai đoạn đầu, mức độ đau vẫn còn nhẹ. Cơn đau thường xuất hiện khi mới ngủ dậy hoặc bị cứng khớp một lúc. Đa số những những triệu chứng này có thể đỡ sau khi người bệnh thực hiện xoa bóp khớp bả vai.
Đau nhức vai ở mức độ nặng: Lúc này, cơn đau bả vai không chỉ là thoáng qua, triệu chứng đau rõ ràng hơn khi bóp vào hoặc cử động cánh tay. Cơn đau nhức sẽ lan tỏa từ bả vai đến toàn bộ khu vực xung quanh. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời thì sẽ kéo theo những dấu hiệu khác như: Lệch vai, biến dạng khớp, sưng tấy, teo cơ,...
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau nhức bả vai
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau nhức bả vai. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy, đau nhức bả vai chủ yếu gây ra bởi những yếu tố như: Thói quen linh hoạt, nghề nghiệp, vận động, chấn thương. Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng đến từ bệnh xương khớp. Cụ thể là:
- Những người có nghề nghiệp gắn với máy móc gây rung xóc khớp vai kéo dài, người lao động thường phải giơ tay cao hơn 90 độ, học sinh, sinh viên hoặc nhân viên văn phòng thường xuyên có thói quen chống tỳ khuỷu tay lên bàn,...
Đau nhức bả vai thường gặp ở những người khuân vác đồ nặng
- động quá sức gây chấn thương: Việc hoạt động quá mức hay chơi thể thao với cường độ cao hoặc sai kỹ thuật đều có thể khiến vai bị tổn thương, dẫn đến tình trạng đau nhức khớp bả vai.
- Thoái hóa khớp, viêm khớp: Những động tác cử động của vai theo thời gian khiến đệm sụn giữa hai đầu xương bị xói mòn, do tuổi tác, môi trường, dinh dưỡng khiến khớp sụn không kịp hồi phục, dẫn đến thoái hóa khớp. Những cơn đau từ viêm khớp thường đi kèm sưng tấy, nóng đỏ, cứng khớp, thậm chí biến chứng đến tim mạch. Đau do thoái hóa khớp thường đi kèm những tiếng kêu lạo xạo trong khớp, đau nhiều hơn khi thời tiết chuyển mùa và nặng hơn theo tuổi tác.
Điều trị bệnh đau khớp vai như thế nào?
Một số biện pháp điều trị có thể kể đến là :
- Sử dụng thuốc trong điều trị: Khi bị đau khớp vai, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định cho bệnh nhân một số loại thuốc giảm đau, chống viêm không steroid, thuốc tê phong bế tại chỗ, ở hạch giao cảm cổ hạch sao.
- Phương pháp vật lý trị liệu: Những biện pháp vật lý trị liệu bao gồm: Giảm đau bằng nhiệt tại chỗ, sử dụng sóng ngắn kháng viêm, chiếu sóng siêu âm ngăn ngừa dính cứng tắc nghẽn, giảm đau bằng xung điện.
- Tập vận động khớp vai:
+ Tập thụ động: Người bệnh nằm ngửa hoặc sấp, tập động tác gấp, dạng khép, xoay, nâng và duỗi khớp vai với sự giúp đỡ của bác sĩ.
+ Tập chủ động: Bệnh nhân tự vận động khớp vai theo những động tác đưa vai ra trước, lên trên, duỗi ra sau, dạng ngang và khép vào trong,...
- Phẫu thuật: Với những trường hợp đã đứt, rách hoàn toàn gân cơ chóp xoay, cần tiến hành nội soi khâu nối gân cơ trên gai hoặc phẫu thuật cắt hạch giao cảm cổ, nội soi bóc dính bao khớp,... để điều trị hiệu quả.
- Chế độ dinh dưỡng: Người bệnh nên hạn chế sử dụng thực phẩm dầu mỡ, nhiều cholesterol xấu, thức ăn nhanh, đồ uống chứa cồn,... Thay vào đó, người mắc nên ưu tiên những loại rau, củ, quả giàu chất chống oxy hóa để quá trình điều trị cho hiệu quả cao.