Đau nhức khuỷu tay là dấu hiện của bệnh gì? Xem ngay tại đây!

Đau nhức khuỷu tay là bệnh lý gây nhiều phiền toái, khiến người mắc gặp  khó khăn trong vận động, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh này như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ trả lời cho những câu hỏi trên.

Đau nhức khuỷu tay là gì?

Khớp khuỷu tay nằm giữa phần cánh tay và cẳng tay. Khớp có cấu trúc đặc biệt khi có tới ba xương tham gia cử động, đó là: Xương cánh tay, xương trụ và xương quay. Cấu trúc này giúp cánh tay có thể gập vào và duỗi ra dễ dàng.

Đau nhức khớp khuỷu tay là tình trạng viêm hoặc rách, đứt, giãn nhóm gân cơ duỗi tại chỗ bám vào mỏm trên lồi cầu phía ngoài xương cánh tay. Tình trạng này thường gặp ở: Nhân viên văn phòng, người chơi thể thao (golf, tennis), vận động viên hoặc những người mắc bệnh xương khớp.

Triệu chứng đau nhức khuỷu tay

Khi khuỷu tay bị đau nhức, người mắc thường có những biểu hiện sau:

- Bị đau nhói, đau dữ dội khi cử động khớp khuỷu tay, đặc biệt là lúc chạm vào.

- Khớp khuỷu tay có biểu hiện sưng tấy, cảm giác nóng rát ở phần xung quanh khớp.

- Hạn chế vận động khớp khuỷu tay, gặp khó khăn khi nâng vật hoặc lúc làm một số công việc đơn giản như: Đánh răng, viết lách, phơi đồ,...

Khuỷu tay bị đau nhức là do đâu?

Hiện nay, tỷ lệ mắc đau nhức khớp khuỷu tay ngày càng gia tăng, tuy nhiên, rất ít người có thể hiểu rõ bệnh gây ra bởi những nguyên nhân nào. Nghiên cứu cho thấy, có hai nhóm nguyên nhân chính gây ra tình trạng này, đó là: Nhóm nguyên nhân bệnh lý và nhóm nguyên nhân do tác động bên ngoài.

Nhóm nguyên nhân do tác động bên ngoài:

- Do người bệnh vận động mạnh, thực hiện một số động tác bưng bê vật nặng.

- Do chơi tennis: Tennis là môn thể thao đòi hỏi sức mạnh cánh tay. Việc sử dụng cánh tay vận động quá mức hoặc thực hiện động tác sai kỹ thuật cũng gây đau nhức khớp khuỷu tay.

- Do chơi golf: Khi thực hiện các động tác ném hoặc đánh bóng không đúng kỹ thuật, có thể khiến cho người chơi bị đau nhức khớp khuỷu tay.

Người chơi tennis có nguy cơ cao bị đau nhức khuỷu tay 

Người chơi tennis có nguy cơ cao bị đau nhức khuỷu tay

 Nhóm nguyên nhân bệnh lý:

- Viêm khớp khuỷu tay: Tình trạng này xảy ra khi khớp khuỷu tay bị đau và sưng. Trên thực tế, viêm khớp khuỷu tay không xảy ra phổ biến, trừ khi trước đó đã có chấn thương.

- Viêm gân, viêm bao hoạt dịch: Bao hoạt dịch mỏm khuỷu có thể bị viêm do chấn thương trực tiếp hoặc sử dụng khớp quá mức.

- Các bệnh lý xương khớp khác như: Viêm khớp dạng thấp, bong gân, viêm dây thần kinh cánh tay, trật khớp,... dễ dẫn tới tình trạng đau khớp khuỷu tay.

Phương pháp điều trị khi bị đau nhức khuỷu tay

Tùy theo tình trạng và mức độ biểu hiện bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp:

Điều trị tại nhà: Đối với trường hợp mới bị bệnh, mức độ tổn thương không nhiều, người mắc có thể điều trị tại nhà bằng một số biện pháp sau đây:

- Chườm lạnh: Chườm lạnh giúp giảm đau, giảm sưng và ngăn ngừa tổn thương mô. Sử dụng một túi nước đá hoặc cho đá vào trong chai nhựa sạch, chườm lên khuỷu tay trong vòng 15-20 phút, thực hiện 3 - 4 lần/ ngày.

- Dùng nẹp hoặc băng khuỷu tay: Việc sử dụng băng đàn hồi hoặc nẹp nhằm mục đích: Giữ cố định khuỷu tay, giúp chuyển động không bị quá giới hạn và làm giảm áp lực lên cánh tay khi thực hiện một số hoạt động nhất định.

 Sử dụng nẹp giúp giảm áp lực lên cánh tay

Sử dụng nẹp giúp giảm áp lực lên cánh tay

- Nghỉ ngơi: Cần cho khớp khuỷu tay nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt, giúp giảm đau, giảm sưng.

Các biện pháp vật lý trị liệu: Phương pháp vật lý trị liệu giúp làm giảm đau khớp khuỷu tay và các triệu chứng khác. Tuy nhiên, người bệnh cần kiên trì thực hiện để có được hiệu quả tốt nhất. Phương pháp này sẽ tốn nhiều thời gian nhưng cho tác dụng kéo dài, ít phát sinh rủi ro hơn so với việc sử dụng thuốc tây. Một số phương pháp vật lý trị liệu có thể áp dụng là: Siêu âm trị liệu, nhiệt trị liệu, massage giảm đau,...

Sử dụng thuốc: Sử dụng thuốc giúp giảm đau và kiểm soát triệu chứng. Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về cách dùng thuốc, tránh lạm dụng thuốc do có thể gây ra ít nhiều tác dụng không mong muốn. 

Phẫu thuật: Chỉ được chỉ định khi các triệu chứng không được cải thiện khi điều trị bằng những phương pháp trên. Có thể mổ nội soi hoặc phẫu thuật mở, giúp loại bỏ mô chết gây áp lực lên vùng khuỷu tay.



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp
    8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp không đơn giản chỉ điều trị một vài ngày đã khỏi ngay vì đây là bệnh viêm mạn tính. Do đó rất nhiều người lo lắng bệnh viêm khớp dạng thấp lâu ngày có gây tàn phế và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể không? Dưới đây là 8 điều cần biết về căn bệnh này, giúp bệnh nhân điều trị đúng hướng giúp bệnh ổn định, ngăn ngừa biến chứng.

  •         Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?
    Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?

    Ngoài việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất béo không no, rau xanh, hoa quả tươi…kết hợp với việc vận động tập luyện, kiên trì sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để bệnh viêm khớp nhanh được cải thiện. Bệnh nhân cần kiêng những gì để bệnh viêm khớp tái phát ?