Điều trị bệnh cứng khớp vai bằng cách nào? XEM NGAY TẠI ĐÂY!

Cứng khớp vai là bệnh xương khớp khá phổ biến, đặc biệt khi thời tiết chuyển lạnh. Hiện nay, tình trạng này đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa, gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của người mắc. Vậy phương pháp điều trị cứng khớp vai là gì? Mời bạn tham khảo ngay bài viết sau để có lời giải đáp cụ thể!

Nguyên nhân nào gây cứng khớp vai?

Phần khớp vai là bộ phận vô cùng quan trọng trong việc liên kết chi trên với thân người, giúp đảm bảo sự vận động bình thường của tay. Biểu hiện cứng khớp, thường đi kèm với đau nhức, có thể sưng khớp nhẹ, khiến người mắc khó chịu, không thể thực hiện các thao tác cầm, nắm,...  

Vậy đâu là nguyên nhân gây nên cứng khớp vai?

- Độ tuổi: Bệnh có tỷ lệ xuất hiện khá cao ở đối tượng trung niên, khoảng từ 40 - 60 tuổi. Lúc này, các khớp đã có dấu hiệu thoái hóa, dịch khớp tiết ra không đều, khiến cử động khớp không còn trơn tru, dễ gây nên cứng khớp vai.

- Chấn thương: Những người bị tai nạn gây chấn thương vùng vai, bao gồm cả phần mềm và phần cứng sẽ dễ gặp phải vấn đề này.

- Đặc trưng nghề nghiệp: Bệnh hay gặp ở những người làm công việc lao động chân tay phải hoạt động khớp vai nhiều như: Thợ sơn, thợ trát trần nhà, công nhân điều khiển máy móc trên cao quá vai,... Tuy nhiên, kể cả những công việc ngồi văn phòng nhẹ nhàng, thường xuyên sử dụng máy tính nhưng ngồi sai tư thế cũng có thể khiến bạn bị cứng khớp vai. Thực tế, đây cũng là nguyên nhân khiến số lượng người trẻ mắc bệnh ngày càng gia tăng.

- Hoạt động mạnh thường xuyên: Các động tác gây căng giãn gân cơ khớp vai lặp đi lặp lại kéo dài như: Chơi tennis, đánh golf, ném lao, xách các vật nặng,…

- Mắc các bệnh lý về khớp: Nếu có tình trạng viêm đa khớp, viêm khớp dạng thấp,... hay những bệnh xương khớp khác thì đau khớp vai là tình trạng rất dễ xảy ra.  

- Ngoài ra, cứng khớp vai còn có xu hướng tiến triển nghiêm trọng hơn khi thời tiết chuyển sang mùa lạnh. 

Điều trị cứng khớp vai ra sao?

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp giúp khắc phục tình trạng cứng khớp vai hiệu quả, chẳng hạn như: 

Dùng thuốc

Đây là biện pháp được nhiều người áp dụng để giảm nhanh triệu chứng đau nhức khi bị tê cứng khớp. Bạn có thể sử dụng một số chế phẩm chứa: Ibuprofen, diclofenac, piroxicam,...

Tuy nhiên, bạn cần sử dụng theo chỉ dẫn của chuyên gia, bởi dùng kéo dài sẽ gây ra hiện tượng nhờn thuốc, bên cạnh đó còn tác động đến niêm mạc đường tiêu hóa, suy giảm chức năng gan, thận.

Hay bạn cũng có thể sử dụng thuốc giãn cơ chứa hoạt chất như: Eperisone, mephenesin,… giúp hỗ trợ giảm cơn đau nhức.

Với một số trường hợp có hiện tượng viêm khớp, đau nhức nặng, bạn có thể được chỉ định tiêm để cải thiện nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, một số tác dụng phụ nguy hiểm có khả năng xuất hiện bao gồm: Loét dạ dày, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, ảnh hưởng đường huyết,... Do vậy, cần đặc biệt thận trọng khi áp dụng phương pháp này.

Vật lý trị liệu

Bạn có thể tới các trung tâm hoặc tự thực hiện những bài tập trị liệu tại nhà, đơn giản như: Động tác xoay nhẹ khớp vai, massage hàng ngày,...

Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn bộ môn tăng độ dẻo dai cho cơ khớp như yoga. Các động tác này giúp nới lỏng cơ, thư giãn khớp, từ đó tăng sức chống chịu của cơ thể trước các tác nhân bên ngoài, đồng thời cải thiện cơn đau, cứng khớp hiệu quả.

 Vật lý trị liệu giúp ngăn ngừa cứng khớp vai hiệu quả

Vật lý trị liệu giúp ngăn ngừa cứng khớp vai hiệu quả

Chườm nóng

Cách này sẽ giúp thư giãn các cơ bắp và làm dịu vùng khớp vai bị cứng. Bạn có thể sử dụng gói gel nóng, một chai nước nóng, hoặc túi giữ nhiệt và chườm lên vai trong 10 - 15 phút sẽ thấy tình trạng cứng khớp vai được cải thiện đáng kể.

Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hàng ngày để giúp khắc phục tình trạng cứng khớp vai nhanh chóng hơn.



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp
    8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp không đơn giản chỉ điều trị một vài ngày đã khỏi ngay vì đây là bệnh viêm mạn tính. Do đó rất nhiều người lo lắng bệnh viêm khớp dạng thấp lâu ngày có gây tàn phế và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể không? Dưới đây là 8 điều cần biết về căn bệnh này, giúp bệnh nhân điều trị đúng hướng giúp bệnh ổn định, ngăn ngừa biến chứng.

  •         Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?
    Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?

    Ngoài việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất béo không no, rau xanh, hoa quả tươi…kết hợp với việc vận động tập luyện, kiên trì sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để bệnh viêm khớp nhanh được cải thiện. Bệnh nhân cần kiêng những gì để bệnh viêm khớp tái phát ?