Mùa hè thường là mùa du lịch, nghỉ ngơi của mỗi gia đình. Ngoài việc băn khoăn lựa chọn địa điểm, phương tiện đi lại,… một trở ngại lớn đối với không ít người chính là làm sao để cơn đau khớp không làm ảnh hưởng đến chuyến đi của bạn. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra giải pháp giúp kỳ nghỉ của bạn trọn vẹn và không còn bị quấy rầy bởi bệnh xương khớp sau khi trở về nhà nhé.
Những chuyến du lịch bị gián đoạn bởi cơn đau khớp
Những cơn đau khớp dồn dập có thể khiến những chuyến du lịch dài ngày trở thành nỗi ám ảnh với bệnh nhân khớp. Một nghiên cứu tại Trường ĐH Northwestern (Chicago, Mỹ) cho thấy, cứ 5 người bị viêm khớp thì có đến 3 người gặp khó khăn trong những hoạt động vui chơi giải trí thường ngày.
Thực tế cho thấy, đa phần bệnh nhân khớp khi tham gia chuyến du lịch đều rất hào hứng đi lại, di chuyển nhiều để tận hưởng vẻ đẹp nơi mình tham quan. Trong khi đó, số còn lại chọn việc nghỉ dưỡng bên các bữa tiệc, món ăn ngon đặc sản vùng miền mà tạm thời ngừng tuân thủ chế độ dinh dưỡng và vận động điều độ cho bệnh nhân khớp như thường ngày. Hậu quả mang lại là sụn khớp, hệ thống xương dưới lớp sụn bị sưng viêm, hư tổn gây đau khớp, thoái hóa khớp nhanh hơn.
Ít vận động, bỏ thói quen vận động, thể dục thể thao không điều độ thì tạo điều kiện thúc đẩy quá trình lão hóa sụn khớp và hệ thống khớp diễn ra. Ngược lại nếu bắt khớp hoạt động nhiều với tần suất lớn qua việc tham quan, leo trèo mà không được nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng hợp lý sẽ gây ra tổn thương nặng nề cho cả sụn và khớp. Đặc biệt, với những địa điểm du lịch là những nơi có độ ẩm cao, nhiệt độ thấp, địa hình không thuận lợi thường xuyên phải leo trèo, hoạt động tạo điều kiện cho các cơn đau khớp xuất hiện, các khớp sẽ bị đau nhức nhiều hơn, thậm chí đơ cứng, co duỗi khó khăn.
Ngoài việc du lịch thì vận động vừa sức thường xuyên giúp giảm đau khớp hiệu quả
Chăm sóc sụn và xương dưới sụn, tăng độ bền cho khớp
Sụn khớp và xương dưới sụn là cấu tạo vô cùng quan trọng trong việc vận động của mỗi chúng ta. Do đó, bệnh nhân cần cân nhắc lựa chọn hành trình, điều chỉnh cường độ di chuyển trong chuyến đi cho phù hợp với tình trạng “sức khỏe” sụn khớp và xương dưới sụn.
Để duy trì sự dẻo dai và linh hoạt của khớp trong suốt hành trình dài, người bệnh cần uống thuốc điều trị đầy đủ, duy trì chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng khoa học. Bên cạnh đó, ngâm mình trong nước nóng, luôn giữ ấm tay chân sẽ làm dịu cơn đau và giảm sự co cứng khớp. Tránh bơi lội lâu trong nước lạnh, đi bộ nhiều hoặc tham gia các hoạt động vận động cường độ mạnh…
Nếu xuất hiện các biểu hiện đau nhức, sưng khớp bất thường, tốt nhất hãy để khớp nghỉ ngơi hoặc đi thăm khám chuyên khoa cơ xương khớp để được chữa trị kịp thời. Đáng chú ý, người bệnh tuyệt đối không tự ý điều trị bằng các phương pháp dân gian chưa được kiểm chứng như đắp lá thuốc, chườm nóng, châm cứu, bấm huyệt… hoặc uống thuốc giảm đau liều cao có chứa thành phần corticoid giúp giảm tức thì các cơn đau nhưng để lại những biến chứng khó lường.