Hội chứng đau xương chậu khi mang thai (hay còn gọi là hội chứng SPD) thường xuất hiện vào ba tháng cuối của thời kỳ mang thai. Tuy nhiên cũng có những ca bệnh cá biệt phát sinh vào thời kỳ đầu và giữa của thai kỳ.
Nguyên nhân của bệnh
Nguyên nhân của hội chứng này chưa rõ ràng. Thông qua nghiên cứu hầu hết các nhà y học cho rằng: Hội chứng này có thể liên quan đến sự thay đổi vị trí giải phẫu của cơ quan nội tạng trong khoang chậu vào thời kỳ mang thai và sự cản trở của quá trình chuyển hóa cục bộ. Cơ quant hay đổi rõ nhất trong khoang xương chậu vào thời kỳ mang thai là tử cung, xung quanh tử cung có nhiều dây chằng kéo và hứng lấy tử cung để nó duy trì vị trí giải phẫu bình thường. Sau khi mang thai thì thể tích tử cung tăng dần, áp lực mà những dây chằng này phải chịu đựng cũng tăng.
|
Bà bầu thường bị đau xương chậu. |
Nhiều nghiên cứu cho thấy, khớp xương của những người có hội chứng đau xương chậu và nơi bám của dây chằng cơ bắp có hiện tượng tích tụ nước, natri, do chứng phù của các tổ chức đè lên thần kinh tương ứng dẫn đến đau đớn. Tính chất và cường độ của các cơn đau khác nhau tùy theo mức độ tích tụ nước, natri. Đồng thời nghiên cứu còn phát hiện, trong những ca bệnh bị hội chứng đau xương chậu vào thời kỳ mang thai có hiện tượng kết hợp xương mu dẫn đến phân li và tăng cường độ hoạt động. Nhưng điều nhấn mạnh là hội chứng đau xương chậu không phát sinh ở tất cả thai phụ, ngay cả cùng một phụ nữ trong những lần mang thai khác nhau cũng không nhất định đều phát sinh hội chứng này. Do đó rất nhiều nhà khoa học cho rằng sinh phát sinh hội chứng này do nguyên nhân đặc thù của nó.
Khi nào nó xảy ra?
SPD có thể diễn ra ở cuối giai đoạn thai kỳ thứ nhất hoặc sau khi trở dạ. Nhiều phụ nữ cảm nhận được các biểu hiện của bệnh khi ở giai đoạn đầu và giữa thai kỳ. Nếu đã từng bị SPD trong lần mang thai trước thì rất có thể sẽ tái diễn trong lần mang thai này.
Các biểu hiện cũng thường đến sớm và nhanh hơn nếu đã từng bị trong lần mang thai trước. Vì thế điều quan trọng là phải tìm kiếm sự trợ giúp càng sớm càng tốt ngay từ trước khi mang bầu ở lần tiếp theo.
Biểu hiện của bệnh
• Tính chất cơn đau của bệnh này thường là đau âm ỷ, từ xương chậu lan đến các bộ phận như đùi, bẹn, tử cung… Thai phụ mắc bệnh tự cảm thấy thai nhi rất gần phần dưới khoang chậu, muốn sinh ngay nhưng không có triệu chứng sắp sinh.
• Cường độ đau khác nhau, có thể hơi khó chịu ở xương chậu hay truyền cảm giác đau nhói đến những bộ phận khác, cũng có khi đau không chịu nổi. Đau ở vùng xương mu và ở háng là các triệu chứng thường gặp nhất. Thai phụ cũng có thể cảm thấy đau lưng, đau thắt lưng. Có thể cảm thấy tiếng lạo xạo phát ra từ vùng xương mu và đau lan xuống dưới vùng giữa 2 chân.
• Chứng này cũng thường tăng lên khi đi lại, 2 chân dạng ra, đi lên xuống cầu thang hay dịch chuyển trong lúc ngủ.
• Bệnh thường nặng lên vào buổi đêm và có thể làm thai phụ thức giấc. Thức dậy nửa đêm để đi tiểu cũng có thể làm thai phụ cảm thấy rất đau đớn.
Chẩn đoán như thế nào?
Ngày càng nhiều bác sĩ và chuyên gia sản khoa hiểu biết rõ hơn về hội chứng SPD. Nó được chẩn đoán bằng cách kết hợp giữa mô tả triệu chứng với loại các xét nghiệm về sự ổn định, khả năng di động và sự đau nhức ở khớp hông.
Hướng điều trị
• Một thắt lưng đỡ xương chậu sẽ giúp giảm nhanh cảm giác đau đớn.
• Luyện tập, đặc biệt là vùng bụng và các cơ xương chậu, là một phần quan trọng và chiếm đa số trong liệu trình điều trị.
• Cũng thế dùng phương pháp tác động ngoại lực lên hông, lưng và xương chậu.
• Tập dưới nước và châm cứu cũng có thể rất tốt.
• Phẫu thuật chỉ áp dụng khi tất cả các biện pháp tác động bên ngoài không hiệu quả.
• Thai phụ cũng nên tham khảo bác sĩ về việc vận động như thế nào để giảm đau và làm thế nào để việc sinh nở dễ dàng hơn.
• Một số liệu pháp khác cũng khá hiệu quả là nắn xương khớp nhưng đòi hỏi người thực hiện phải rất am hiểu trong lĩnh vực điều trị cho bà bầu.