Khô khớp vai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị. Xem ngay tại đây!

Khô khớp vai khiến người mắc gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, phát ra âm thanh răng rắc mỗi cử động khớp bả vai. Tuy nhiên, nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể giúp người bệnh phục hồi hoàn toàn. 

Khô khớp vai là bệnh gì?

Khô khớp vai là tình trạng vai bị thoái hóa, sụn và khớp đều suy giảm chất nhờn, làm tăng khả năng ma sát giữa những khớp xương. Ngoài ra, theo thời gian, sụn khớp cũng bị bào mòn dần, kết hợp với yếu tố giảm tiết dịch nhầy sẽ gây đau khi đầu xương cọ sát với nhau.

Đây là bệnh thường gặp ở người trung niên và người già, tuy nhiên, hiện nay số người trẻ mắc phải vấn đề này cũng không ít.

Các triệu chứng của khô khớp vai

Triệu chứng điển hình của bệnh là những cơn đau kèm theo tiếng kêu lắc rắc khi cử động khớp vai. Tuy nhiên, khi bị khô khớp vai nặng, người mắc sẽ có thêm những biểu hiện khác, bao gồm:

- Khi khớp vai bị khô, việc phát ra những tiếng kêu răng rắc khi cử động là điều không tránh khỏi. Đặc biệt, triệu chứng này càng thể hiện rõ hơn mỗi khi thức dậy vào sáng sớm. Tuy nhiên, người bệnh lại không cảm thấy đau nhức hay có biểu hiện nào khác.

- Khi bệnh nặng thêm, người mắc sẽ cảm nhận rõ hơn những cơn đau. Ban đầu có thể âm ỉ, từ từ, thấy cảm giác châm chích cho đến khi đau dữ dội.

- Tình trạng đau mỏi khớp vai còn lan tỏa xuống bả vai, cánh tay, khiến người mắc gặp khó khăn khi thực hiện những động tác cầm, nắm.

- Khớp vai sưng tấy, nóng đỏ và có thể sốt nhẹ trong một số trường hợp. Biểu hiện này cho biết khớp vai đã bị viêm, cần được điều trị để tránh nhiễm trùng, tổn thương mô cơ, gân và dây chằng bên trong.

Khớp vai bị khô là do đâu?

Bất cứ ai cũng có thể bị khô khớp vai do đây là cơ quan có tần suất vận động cao nhất trong cơ thể. Khô khớp vai xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể là:

Chấn thương

Những chấn thương như: Trật khớp, giãn dây chằng bao khớp,... dễ khiến khớp vai bị tổn thương. Nếu những chấn thương này không được điều trị kịp thời sẽ làm giảm lượng dịch bôi khô khớp, dẫn đến khô khớp vai.

Thoái hóa khớp

Tuổi càng cao sẽ đi kèm theo sự lão hóa khiến cho sụn và xương dưới sụn khớp vai bị bào mòn, giảm tiết dịch nhầy để bôi trơn ổ khớp. 

Tính chất nghề nghiệp

Những người thường xuyên bê vác vật nặng, làm việc với cường độ cao hay vận động viên bóng chày, bóng rổ, bơi lội,... khi luyện tập quá sức có nguy cơ bị khô khớp vai hơn so với người bình thường.

 Khuân vác vật nặng cũng khiến vai dễ bị tổn thương, dẫn đến khô khớp

Khuân vác vật nặng cũng khiến vai dễ bị tổn thương, dẫn đến khô khớp

Thiếu dưỡng chất

Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá, đồ uống có ga, thiếu chất xơ,... sẽ không cung cấp đủ dưỡng chất để nuôi dưỡng sụn khớp, cơ quan sản sinh dịch sụn không hoạt động hết công suất dẫn đến khô khớp vai và loãng xương.

Cách điều trị khô khớp vai

Bất cứ vấn đề gì của xương khớp cũng nên điều trị sớm, tránh để lâu sẽ dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm. Bởi vậy, việc điều trị khô khớp vai là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Theo chuyên gia xương khớp, tùy vào nguyên nhân gây khô khớp vai, việc điều trị sẽ có những biện pháp khác nhau.

Chữa khô khớp vai theo tây y

Thuốc được sử dụng để điều trịu khô khớp vai chủ yếu là nhóm chống viêm, giảm đau, bổ sung chất dinh dưỡng để tăng cường chức năng cho sụn khớp. Thuốc có thể dùng đường uống hoặc bôi trực tiếp tại khớp vai. Người bệnh có thể được chỉ định tiêm acid hyaluronic nội khớp nếu xét nghiệm cho thấy dịch khớp suy giảm.

 Tiêm acid hyaluronic nếu xét nghiệm dịch bôi trơn khớp sụt giảm

Tiêm acid hyaluronic nếu xét nghiệm dịch bôi trơn khớp sụt giảm

Vật lý trị liệu

Bên cạnh thuốc thì vật lý trị liệu cũng là phương pháp điều trị nhiều người lựa chọn. Một số phương pháp như: Nhiệt trị liệu, kích thích điện trị liệu, các bài tập hỗ trợ kích thích sản sinh dịch bôi trơn và phục hồi sụn khớp,... giúp cải thiện tình trạng đau nhức, khô khớp vai hiệu quả.

Phẫu thuật

Phương pháp này chỉ được chỉ định trong trường hợp khớp bị hư hại hoàn toàn và gây đau nhức dữ dội. Tuy nhiên, phẫu thuật cũng tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe người mắc.



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp
    8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp không đơn giản chỉ điều trị một vài ngày đã khỏi ngay vì đây là bệnh viêm mạn tính. Do đó rất nhiều người lo lắng bệnh viêm khớp dạng thấp lâu ngày có gây tàn phế và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể không? Dưới đây là 8 điều cần biết về căn bệnh này, giúp bệnh nhân điều trị đúng hướng giúp bệnh ổn định, ngăn ngừa biến chứng.

  •         Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?
    Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?

    Ngoài việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất béo không no, rau xanh, hoa quả tươi…kết hợp với việc vận động tập luyện, kiên trì sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để bệnh viêm khớp nhanh được cải thiện. Bệnh nhân cần kiêng những gì để bệnh viêm khớp tái phát ?