Đầu gối sưng đau là tình trạng rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, khiến cho chúng ta gặp không ít khó khăn khi vận động. Vậy nguyên do nào khiến đầu gối sưng đau thường xuyên? Và nên có biện pháp khắc phục như thế nào cho hiệu quả mà vẫn an toàn? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong nội dung sau đây.
Cấu tạo của khớp đầu gối
Khớp gối đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động sống của con người, có trách nhiệm gánh chịu toàn bộ trọng lượng của cơ thể. Khớp đầu gối được cố định với nhau bởi rất nhiều gân, cơ, dây chằng, sụn khớp và bao khớp (màng hoạt dịch):
- Dây chằng nối xương với xương (tại các khớp) và gân nối cơ với xương.
- Giữa các đầu xương là lớp sụn cho phép khớp xương hoạt động trơn tru, thực hiện mọi động tác co duỗi được dễ dàng hơn.
Tình trạng đầu gối sưng đau phản ánh tổn thương ở trong và xung quanh khớp gối, từ các mô mềm, gân, sụn, dây chằng và túi hoạt dịch. Mọi trường hợp tổn thương tại khớp gối dù do nguyên nhân gì thì cũng cần được thăm khám. Nếu chậm trễ sẽ rất khó điều trị, thậm chí có thể dẫn đến hoại tử đầu gối, tàn phế, mất khả năng vận động.
Lý do khiến cho đầu gối sưng đau là do đâu?
Tùy theo mỗi thời điểm, độ tuổi và tính chất công việc mà lại có những nguyên nhân gây đau khớp gối khác nhau. Theo các chuyên gia xương khớp, có 2 nhóm nguyên nhân chính gây nên tình trạng này, bao gồm:
1. Nguyên nhân cơ giới
- Chấn thương: Phần khớp gối khi phải chịu đựng ngoại lực rất lớn từ bên ngoài có thể bị tổn thương nghiêm trọng, khiến gân đầu gối bị rách,... Nếu để lâu sẽ dẫn đến hiện tượng viêm nhiễm và gây đau.
- Thói quen sinh hoạt: Thường xuyên mang vác vật nặng, tập luyện quá sức,... sẽ gây áp lực cho đầu gối, dẫn đến đau khớp gối âm ỉ. Đặc biệt, khi lao động, chơi thể thao hoặc đi lại quá nhiều sẽ dễ bị bong gân, đứt một phần sợi dây chằng gây đau khớp gối.
- Thừa cân, béo phì: Một số người có chế độ ăn uống không hợp lý và ít vận động thường xảy ra tình trạng thừa cân. Điều này tạo sức ép nặng nề lên hệ cơ xương khớp tại vùng đầu gối, do đó dễ gây tổn thương và phát sinh triệu chứng sưng, viêm.
- Chế độ ăn uống mất cân bằng dinh dưỡng: Thực đơn thiếu canxi, omega-3 khiến khớp gối yếu dần và dễ bị bào mòn.
- Sử dụng chất kích thích: Thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia sẽ làm tăng nguy cơ đau khớp gối.
2. Nguyên nhân bệnh lý
- Thoái hóa khớp gối: Khớp gối là bộ phận dễ bị thoái hóa nhất do chịu áp lực từ trọng lượng cơ thể, gây đau nhức âm ỉ, kéo dài.
- Bệnh viêm khớp dạng thấp: Đây là bệnh lý tự miễn gây viêm đau khớp gối thường gặp nhất.
- Viêm bao hoạt dịch đầu gối: Túi hoạt dịch ở đầu gối bị rách do chấn thương, dẫn đến viêm khớp gối, nhiễm trùng vết thương kèm theo đau khớp gối kéo dài.
Viêm bao hoạt dịch khiến cho đầu gối sưng đau
- Viêm gân bánh chè: Khi gân bánh chè bị tổn thương sẽ gây viêm tấy gân quanh khớp gối.
Đầu gối sưng đau khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi vận động, di chuyển. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Do đó, việc phát hiện và điều trị kịp thời là hết sức quan trọng, nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm.
Biện pháp khắc phục tình trạng đầu gối sưng đau hiệu quả, an toàn tại nhà
Các chuyên gia thường điều trị đau khớp với thuốc chống viêm và thuốc giảm đau. Tuy nhiên, một số loại thuốc gây ra tác dụng phụ. Vì vậy, phương pháp tiếp cận từ tự nhiên để giảm đau khớp đang trở nên phổ biến. Dưới đây là một vài bí kíp bạn nên tham khảo và thực hiện:
1. Tập thể dục nhiều hơn
Có nhiều lợi ích khi tập thể dục hơn là giảm cân. Chuyển động đều đặn giúp duy trì sự linh hoạt trong khớp xương. Các bài tập nặng như chạy có thể gây tổn hại cho khớp. Thay vào đó, hãy thử các bài tập tác động nhẹ nhàng như thể dục nhịp điệu dưới nước hoặc bơi lội để giảm cơn đau khớp mà không tạo thêm căng thẳng.
2. Sử dụng liệu pháp nóng và lạnh
Các phương pháp điều trị nóng và lạnh có thể giúp giảm thiểu cơn đau khớp. Sử dụng vòi sen, tắm nước ấm - đặc biệt là vào buổi sáng - giúp giảm độ cứng ở khớp. Bên cạnh đó, phương pháp chườm lạnh được cho là cách tốt nhất để giảm đau khớp, hạn chế sưng viêm. Bạn có thể cho một gói nước đá gel hoặc túi rau đông lạnh vào khăn và thoa lên các khớp sẽ giúp giảm đau nhanh chóng.
3. Massage
Theo các Tổ chức viêm khớp, thường xuyên xoa bóp có thể giúp giảm đau và cứng khớp, cải thiện phạm vi chuyển động của khớp. Hãy tham khảo ý kiến của nhà vật lý trị liệu để học cách tự massage hoặc lên lịch hẹn với chuyên gia trị liệu massage thường xuyên.