Tình trạng đau các khớp ngón tay không chỉ khiến cho người mắc khó chịu, phiền phức vì những cơn đau nhức thường xuyên mà còn gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Để khắc phục chứng bệnh này, sản phẩm thảo dược chứa hy thiêm được giới chuyên gia tin tưởng đánh giá cao. Tại sao vậy? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Nguyên nhân gây đau các khớp ngón tay do đâu?
Đau các khớp ngón tay là hiện tượng đau nhức, tê, ở bất kỳ khớp ngón tay nào thậm chí cả ngón cái. Chứng bệnh này tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sống của người mắc, khiến họ không thể thực hiện những thao tác đơn giản như cầm, nắm đồ vật, cài cúc áo, co duỗi ngón tay, kéo khóa,... Vậy tại sao lại xảy ra tình trạng đau các khớp ngón tay? Đó là bởi:
Nguyên nhân do bệnh lý
Tình trạng đau các khớp ngón tay có thể là biểu hiện của một số bệnh lý sau:
- Khớp ngón tay bị thoái hóa: Theo thời gian, các khớp ngón tay ngày càng yếu dần và cử động kém linh hoạt hơn trước nên dễ tổn thương. Phần bao xơ quanh các đầu xương có dấu hiệu bị bào mòn, bong tróc, dịch khớp cạn kiệt, thậm chí tạo cơ hội cho gai xương phát triển, dẫn tới đau nhức.
- Mắc bệnh viêm khớp dạng thấp: Đây là bệnh tự miễn, xảy ra do hệ miễn dịch suy yếu dẫn đến rối loạn hoạt động, nên đã sinh ra kháng thể tự sinh tấn công mô, khớp khỏe mạnh trong cơ thể. Bệnh có biểu hiện chính là các khớp ngón tay bị sưng tấy, đau nhức.
- Do viêm đa khớp: Tình trạng viêm đa khớp thường xảy ra tại 5 khớp trên cơ thể trở lên, bao gồm cả các khớp ngón tay, gây nên hiện tượng sưng tấy, ấn vào rất đau, hai bàn tay run rẩy không thể cầm nắm như bình thường.
- Hội chứng ống cổ tay: Ống cổ tay là đoạn nối từ xương cánh tay, qua cổ tay đến lòng bàn tay. Các dây thần kinh và gân bàn tay đều đi qua ống cổ tay. Khi dây thần kinh ở khu vực này bị chèn ép tổn thương, chúng sẽ làm sưng, đau các ngón tay, chủ yếu là ngón trỏ và ngón giữa. Ở mức độ nhẹ, bạn sẽ chỉ thấy tê buốt như kim châm ở bàn tay, nhưng nếu bị nặng, bạn sẽ cảm thấy đau, bỏng rát, tê cứng và nhức nhối. Các nghiên cứu cho thấy hội chứng này xảy ra ở phụ nữ nhiều gấp 3 lần đàn ông.
- Thiếu hụt canxi: Sự thiếu hụt canxi cũng là một trong những nguyên nhân gây đau khớp ngón tay, đặc biệt là ở những người cao tuổi, phụ nữ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh.
Nguyên nhân cơ học
Những nguyên nhân khác ngoài bệnh lý khiến các khớp ngón tay bỗng dưng đau nhói, sưng viêm là:
- Chấn thương: Do môi trường và tính chất công việc khiến xương ngón tay trật khớp, rạn nứt, gãy làm tổn thương cơ, sụn khớp, xương dưới sụn và gây đau ngón tay.
- Thói quen bẻ ngón tay thường xuyên: Nhiều người thường hay bẻ gập các khớp ngón tay, họ cho rằng làm như vậy sẽ giúp ngón tay được linh hoạt hơn. Thế nhưng, thực tế đã không ít trường hợp bị đau khớp ngón tay do thực hiện thói quen này thường xuyên, bởi nếu bẻ gập như vậy rất dễ trật khớp.
- Ăn quá nhiều muối: Cơ thể chỉ có thể tiếp nhận một lượng muối nhất định. Ăn quá mặn sẽ khiến cơ thể bù đắp bằng cách giữ nước nhiều hơn, gây phù nề, sưng tấy các khớp tay chân. Thông thường, tình trạng sưng này chỉ kéo dài trong ngày và trở lại bình thường khi cơ thể đã tiêu hóa hết lượng muối dư thừa. Nếu tình trạng này kéo dài trong nhiều ngày, bạn cần xem lại chế độ ăn uống của mình vì lượng muối nạp vào cơ thể đã vượt quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể.
Cách giảm đau các khớp ngón tay không dùng thuốc
Thuốc được ví như một con dao 2 lưỡi, vừa có tác dụng chữa trị, giúp giảm đau nhức, sưng viêm, thế nhưng đi kèm theo đó là những tác dụng không mong muốn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chứng năng gan, thận, dạ dày,... gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe sau này. Vì thế, nhiều người thường hướng đến các biện pháp khắc phục tình trạng đau nhức các khớp ngón tay khác an toàn hơn, cụ thể:
Tập thể dục cho ngón tay
Dùng 4 ngón tay ấn vào lòng bàn tay với ngón tay cái của bạn hướng lên. Giữ ngón tay cái của bạn ở cùng một vị trí, uốn cong bốn ngón tay còn lại vào trong cho đến khi bàn tay tạo thành hình chữ “L”. Giữ trong vài giây, và sau đó duỗi thẳng các ngón tay của bạn để di chuyển chúng trở lại vị trí bắt đầu. Lặp lại 10 lần, và sau đó thực hiện cùng một trình tự trên bàn tay phải.
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Một chế độ dinh dưỡng giàu vitamin nhóm B, C, E, các khoáng chất kali, magie và canxi giúp xương vững chắc và phòng ngừa thoái hóa khớp hiệu quả. Bạn cần bổ sung những thực phẩm giàu canxi như: Sữa, tôm, cua, đậu nành… các thực phẩm giàu vitamin như rau, củ quả…
Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp giảm đau các khớp ngón tay
Bên cạnh đó, bạn cũng không nên ăn quá mặn hoặc quá ngọt vì cơ thể không hấp thu được canxi có trong thức ăn.
Hấp thụ vitamin D trong nắng sớm
Đây là cách tốt nhất để giúp xương chắc khỏe vì vitamin D trong ánh nắng mặt trời lúc sáng sớm là chất thúc đẩy cơ thể hấp thụ canxi, tốt cho xương khớp. Bạn nên để cơ thể hấp thụ vitamin D tốt nhất từ 6 - 8 giờ sáng vào mùa hè và 7 - 9 giờ sáng vào mùa đông. Bạn nên tránh tăng giảm cân đột ngột hay mang vác các vật nặng để phòng ngừa đau nhức xương cho cơ thể.
Chườm đá lạnh
Nếu bạn đang bị sưng và đau ngón tay thì chườm đá lạnh là phương pháp giảm đau tuyệt vời. Lấy vài viên đá và quấn trong một chiếc khăn, sau đó đắp lên ngón tay trong 5 - 10 phút sẽ giúp giảm đau nhức, sưng viêm hiệu quả.
Đau các khớp ngón tay do rất nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó, có đến trên 70% là xuất phát từ bệnh lý. Vì thế, nếu chỉ cải thiện tình trạng đau nhức thôi vẫn chưa đủ, mà quan trọng hơn cần phải có biện pháp tác động vào bên trong, giúp điều hòa hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, tăng cường năng lượng cho tế bào, chống thoái hóa tại mô, sụn khớp và đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe người dùng.