Người bị đau khớp gối nên uống thuốc gì? – Xem ngay để biết!

Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà không ít người đang mắc phải tình trạng đau nhức khớp gối. Chính vì vậy, bị đau khớp gối nên uống thuốc gì là câu hỏi đang nhận được rất nhiều sự quan tâm. Bài viết sẽ cung cấp thông tin về một số loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị đau khớp gối. Mời các bạn cùng tham khảo.

Nguyên nhân gây đau khớp gối do đâu?

Đau khớp gối là tình trạng xảy ra do ảnh hưởng từ mô mềm, dây chằng, gân, túi hoạt dịch bao quanh đầu gối với nhiều mức độ khác nhau. Nhiều trường hợp bị đau nặng trong nhiều ngày, cũng có người chỉ thấy cơn đau diễn ra đột ngột với thời gian ngắn. Bệnh càng kéo dài thì những cơn đau càng diễn ra liên tục với cường độ mạnh. Bất kỳ ai cũng có thể bị đau khớp gối, nhất là người trẻ tuổi thì càng không nên chủ quan với triệu chứng của bệnh.

 Bất kỳ ai cũng có thể bị đau khớp gối

Bất kỳ ai cũng có thể bị đau khớp gối

Tùy theo mỗi thời điểm, độ tuổi và tính chất công việc mà lại có những nguyên nhân gây đau khớp gối khác nhau như:

- Chấn thương: Phần khớp gối khi phải chịu đựng ngoại lực rất lớn từ bên ngoài có thể bị tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến rách gân đầu gối,... Nếu để lâu sẽ gây viêm và đau.

- Thói quen sinh hoạt: Thường xuyên mang vác vật nặng, tập luyện quá sức,... sẽ gây áp lực cho đầu gối, dẫn đến đau khớp gối âm ỉ. Đặc biệt, khi lao động, chơi thể thao hoặc đi lại quá nhiều sẽ dễ bị bong gân, đứt một phần sợi dây chằng gây đau khớp gối.

 Chấn thương khi chơi thể thao cũng có thể dẫn đến đau khớp gối

Chấn thương khi chơi thể thao cũng có thể dẫn đến đau khớp gối

- Thừa cân, béo phì: Một số người có chế độ ăn uống không hợp lý và ít vận động thường xảy ra tình trạng thừa cân. Điều này tạo sức ép nặng nề lên hệ cơ xương khớp tại vùng đầu gối, do đó dễ gây tổn thương và phát sinh triệu chứng sưng, viêm.

- Chế độ ăn uống mất cân bằng dinh dưỡng: Thực đơn thiếu canxi, omega-3 khiến khớp gối yếu dần và dễ bị bào mòn.

- Các bệnh lý như: Thoái hóa khớp gối, viêm bao hoạt dịch đầu gối, viêm gân bánh chè, viêm khớp dạng thấp,... cũng khiến cho khớp gối bị sưng viêm, đau nhức, tấy đỏ.

Bị đau khớp gối nên uống thuốc gì?

Khi các liệu pháp tại nhà không thể kiểm soát được triệu chứng đau khớp gối thì người mắc sẽ được chỉ định dùng thuốc. Bác sĩ sẽ kê đơn tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ và nguyên nhân gây bệnh. Sau đây là một số nhóm thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị đau khớp gối:

Thuốc giảm đau

Đây là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị đau khớp gối, bao gồm: Paracetamol, tramadol,... Thuốc có thể giúp ức chế nhanh những cơn đau ở mức độ từ nhẹ đến trung bình. Mặc dù ít gây tác dụng phụ nhưng khi dùng nên cẩn trọng với bệnh nhân đang gặp vấn đề về chức năng gan, thận.

Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs)

Khi các thuốc giảm đau thông thường chưa đáp ứng được, người bệnh có thể sẽ được chỉ định thuốc kháng viêm không steroid để giúp cải thiện tình hình.

Ngoài tác dụng giảm đau thì các thuốc NSAIDs còn giúp ức chế các phản ứng viêm. Chính vì thế, khi khớp gối bị đau nhức kèm với dấu hiệu sưng, viêm, bạn có thể sẽ được chỉ định dùng kết hợp thuốc giảm đau và thuốc kháng viêm không steroid.

 Thuốc NSAIDs điều trị đau khớp gối

Thuốc NSAIDs điều trị đau khớp gối

Các thuốc kháng viêm không steroid được dùng phổ biến trong điều trị đau khớp gối, bao gồm: Naproxen, ibuprofen, meloxicam, diclofenac,... Tuy nhiên, những thuốc này rất dễ gây kích ứng lên các cơ quan tiêu hóa và đường tiết niệu. Chính vì thế, cần hết sức cẩn trọng trong quá trình sử dụng.

Thuốc giãn cơ

Nhóm thuốc này sẽ được sử dụng khi các cơ bắp ở khu vực đầu gối bị căng cứng và co thắt. Thuốc giúp thư giãn và giảm co thắt cơ bắp nhờ tác dụng đến hệ thần kinh trung ương. Chúng hoạt động bằng cách ngăn chặn truyền tín hiệu đau từ dây thần kinh lên não.

Một số thuốc thường dùng như: Orphenadrine; Tizanidine; Metaxalone; Methocarbamol; Dantrolene; Baclofen,... Nhóm thuốc giãn cơ có thể sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ hơn cả thuốc giảm đau và thuốc kháng viêm không steroid. Bạn cần hết sức thận trọng khi sử dụng.

Thuốc corticosteroid

Khi các loại thuốc khác không thể khắc phục được triệu chứng thì bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định corticosteroid. Corticosteroid giúp ức chế hệ miễn dịch, từ đó làm giảm diễn tiến của phản ứng viêm tại khớp gối. Có thể dùng thuốc ở dạng uống hay dạng tiêm tùy thuộc vào triệu chứng mà bạn gặp phải.

 Thuốc corticosteroid điều trị đau khớp gối

Thuốc corticosteroid điều trị đau khớp gối

Mặc dù mang lại tác dụng giảm đau tốt nhưng corticosteroid có thể khiến hệ miễn dịch suy yếu và gây ra các phản ứng phụ nghiêm trọng.

Thuốc chống thấp khớp

Loại thuốc này sẽ được dùng khi cơn đau khớp gối bị kích hoạt do bệnh viêm khớp gối hay viêm khớp dạng thấp. Các thuốc chống thấp khớp sẽ ức chế hoạt động của hệ miễn dịch và làm chậm diễn tiến của bệnh. Từ đó làm giảm mức độ nặng nề của triệu chứng đau nhức. Một số thuốc thường dùng bao gồm: Hydroxychloroquine; Methotrexate,...

Lưu ý khi dùng thuốc chữa đau khớp gối

Để đảm bảo được hiệu quả điều trị, đồng thời hạn chế rủi ro phát sinh, bạn cần chú ý một số vấn đề sau đây khi sử dụng thuốc chữa đau khớp gối:

- Tuân thủ liều lượng cũng như thời gian uống thuốc mà bác sĩ đã hướng dẫn.

- Không tự ý mua thuốc về dùng, ngưng thuốc hay tăng giảm liều lượng.

- Báo ngay cho bác sĩ khi gặp phải các tác dụng không mong muốn.

- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, tập luyện đều đặn để hỗ trợ tốt hơn cho quá trình điều trị.

Báo ngay cho bác sĩ khi gặp phải các tác dụng không mong muốn 

Báo ngay cho bác sĩ khi gặp phải các tác dụng không mong muốn



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp
    8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp không đơn giản chỉ điều trị một vài ngày đã khỏi ngay vì đây là bệnh viêm mạn tính. Do đó rất nhiều người lo lắng bệnh viêm khớp dạng thấp lâu ngày có gây tàn phế và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể không? Dưới đây là 8 điều cần biết về căn bệnh này, giúp bệnh nhân điều trị đúng hướng giúp bệnh ổn định, ngăn ngừa biến chứng.

  •         Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?
    Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?

    Ngoài việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất béo không no, rau xanh, hoa quả tươi…kết hợp với việc vận động tập luyện, kiên trì sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để bệnh viêm khớp nhanh được cải thiện. Bệnh nhân cần kiêng những gì để bệnh viêm khớp tái phát ?