Viêm khớp gối tràn dịch (hay tràn dịch khớp gối) xảy ra phổ biến ở đối tượng trên 30 tuổi với những nguyên nhân, triệu chứng khác nhau. Nếu không được điều trị từ sớm, người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm khôn lường. Vậy nên khắc phục tình trạng này như thế nào? Người mắc có nên chọc hút dịch khớp không? Mời các bạn cùng theo dõi nội dung bài viết sau!
Nguyên nhân gây viêm khớp gối tràn dịch là gì?
Viêm khớp gối tràn dịch hay tràn dịch khớp gối là hiện tượng lượng dịch ở sụn khớp tiết ra quá mức gây đau viêm, phù nề đầu gối. Ở giai đoạn đầu, tình trạng này chỉ khiến đầu đầu gối bị u sưng, đau nhẹ. Lâu dần, bệnh tiến triển phức tạp, cơn đau tăng dần theo cử động co duỗi, lan rộng lên phía trên đùi gây tê cứng, vận động khó khăn. Bên gối bị tràn dịch thường to hơn bên còn lại do bao khớp dày lên, có thể dựa vào mốc xương để so sánh 2 bên. Người bị tràn dịch khớp gối thường có cảm giác nặng nề trong khớp, đau khi đi lại, khó duỗi thẳng hoặc gập gối, làm hạn chế khả năng vận động. Đồng thời, các cơ xung quanh cũng bị yếu dần đi, khiến khớp gối ngày càng không vững. Cơn đau do viêm khớp gối tràn dịch có thể hết ngay sau đó, nhưng một số trường hợp lại kéo dài đến vài giờ.
Viêm khớp gối tràn dịch gây đau nhức, sưng tấy
Có nhiều nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối, trong đó phải kể đến như:
Chấn thương: Một số chấn thương do chơi thể thao quá sức hoặc hoạt động sai tư thế, ngã xe do va đập mạnh, vấp ngã cầu thang, tai nạn lao động làm tổn thương sụn khớp, giãn hoặc đứt dây chằng, rách sụn chêm, gãy xương,…
- Các bệnh lý về khớp: Một số bệnh mạn tính kéo dài như thoái hóa khớp, nhiễm trùng khớp, gout, viêm khớp dạng thấp, viêm bao hoạt dịch khớp, các bệnh rối loạn đông máu,… đều dẫn đến tràn dịch khớp gối.
- Nhiễm khuẩn: Một số vi khuẩn lao, vi khuẩn mycoplasma, virus, nấm đều có khả năng gây bệnh.
Bên cạnh những nguyên nhân chính, một số yếu tố được coi là nguy cơ dẫn đến tình trạng viêm khớp gối tràn dịch như: Thường xuyên hoạt động thể thao với cường độ cao, người thừa cân, béo phì làm tăng áp lực lên khớp gối. Ngoài ra, người trung niên và người già ngoài 50 tuổi cũng có nguy cơ cao mắc bệnh. Viêm khớp gối tràn dịch không chỉ khiến người bệnh gặp nhiều đau đớn mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng công việc và cuộc sống hàng ngày. Nếu không kịp thời kiểm soát hay điều trị không hiệu quả thì có thể gặp phải các biến chứng vô cùng nặng nề làm hạn chế vận động, nguy hiểm hơn là gây teo cơ, liệt chi.
Có nên chọc hút dịch khớp gối không?
Chọc hút dịch khớp gối là thủ thuật hút bớt lượng dịch khớp dư thừa trong khớp gối bằng kim nhỏ. Mục đích của thủ thuật này là giúp chẩn đoán các bệnh lý ở khớp gối như viêm khớp gối tràn dịch, viêm màng hoạt dịch khớp không đặc hiệu hay tình trạng tràn máu ổ khớp gối sau khi chấn thương. Đây là thủ thuật đơn giản tuy nhiên cần phải thực hiện tại cơ sở chuyên khoa uy tín. Đồng thời, cần phải tuân thủ và đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật cũng như nguyên tắc vô trùng nhằm đạt hiệu quả tốt nhất cũng như ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Chọc hút dịch khớp có gây nguy hiểm không?
Chọc hút dịch khớp giúp điều trị hiệu quả những đau nhức xương khớp do tràn dịch khớp gây ra, phương pháp này được đánh giá là đơn giản và có độ an toàn khá cao. Người bệnh sẽ đẩy lùi được những triệu chứng đau nhức, di chuyển khó khăn của tràn dịch khớp.
Chọc hút dịch khớp có gây nguy hiểm không?
Nếu tiến hành chọc hút dịch khớp gối, các dụng cụ thực hiện như bơm tiêm, kim phải được xử lý vô trùng… và tuân thủ các quy định thủ thuật nghiêm ngặt để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Các trường hợp nên và không chọc hút dịch khớp gối
Chọc hút dịch khớp được áp dụng trong khi chẩn đoán, chữa trị chứng tràn dịch khớp gối.
- Không dùng phương pháp chọc hút dịch khớp đối với một số trường hợp sau: Bệnh nhân mắc chứng bệnh hay chảy máu hoặc đang tiến hành điều trị bệnh bằng thuốc có thành phần chống đông; Người bị mắc chứng bệnh máu khó đông, hoặc máu hiếm mà không có máu truyền dự phòng; Bệnh nhân bị xây xước, tổn thương tại các vùng da cần chọc hút dịch khớp gối.
Người bị mắc chứng bệnh máu khó đông không nên chọc hút dịch khớp gối
- Thận trọng với một số trường hợp sau khi dùng phương pháp chọc hút dịch khớp: Bệnh nhân bị mắc một số bệnh lý về tim mạch, đái tháo đường, cao huyết áp hoặc chưa kiểm soát được lượng đường trong máu. Nếu người bệnh bị nhiễm HIV thì nên thận trọng chọc hút dịch khớp gối vì có thể gặp nguy hiểm, do cơ thể người bệnh sẽ suy giảm hệ miễn dịch.
Biến chứng khi thực hiện chọc hút dịch khớp gối
Trong trường hợp tràn dịch khớp gối thì thủ thuật chọc hút dịch khớp gối là điều cần thiết để giảm những cơn đau tức thời. Tuy nhiên, không nên chọc hút nhiều lần và đặc biệt cần tuân thủ những nguyên tắc về vô trùng cũng như các thao tác, kỹ thuật một cách nghiêm ngặt. Nếu không, người bệnh có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm sau đây:
- Nếu không thực hiện nguyên tắc vô trùng dễ gây ra tình trạng nhiễm trùng.
- Nếu tiến hành sai mốc giải phẫu dễ chọn nhầm mạch máu gây mất máu hoặc trúng các dây thần kinh dẫn truyền, khiến bệnh nhân bị ảnh hưởng những hoạt động của cơ thể.
- Khi thực hiện chọc hút dịch khớp gối, nếu tâm lý của người bệnh không được trấn an sẽ gây tình trạng sợ hãi, vã mồ hôi, bị buồn nôn hoặc nôn, tụt huyết áp… ảnh hưởng xấu đến kết quả tiểu phẫu.