Những thói quen tai hại người ĐAU KHỚP MẮT CÁ CHÂN cần tránh!

Đau khớp mắt cá chân là một trong những vấn đề về xương khớp phổ biến, khiến cho người mắc gặp không ít khó khăn khi di chuyển. Vậy khi gặp phải tình trạng này thì cần lưu ý những gì? Sau đây là một số thói quen tai hại mà người bị đau khớp mắt cá chân cần tránh nếu không muốn bệnh tiến triển nặng thêm. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết ngay dưới đây!

Nguyên nhân gây đau khớp mắt cá chân?

Mắt cá chân là vị trí phức tạp trên cơ thể vì có nhiều khớp nhỏ. Xung quanh mắt cá chân là các gân chạy từ chân đến bàn chân, vì vậy có nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng sưng, đau khớp mắt cá chân. Cụ thể:

- Thoái hóa khớp cổ chân: Triệu chứng của bệnh này là đau một hay nhiều khớp khi hoạt động quá mức, có tính chất cơ học (đau khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi). Người bệnh thường cảm thấy cứng khớp vào buổi sáng sau khi thức dậy, giảm khi xoa bóp, cử động nhẹ nhàng.

 Đau khớp mắt cá chân do thoái hóa khớp cổ chân

Đau khớp mắt cá chân do thoái hóa khớp cổ chân

- Bong gân: Đây là hiện tượng xảy ra khi dây chằng giữ mắt cá chân bị kéo căng bất ngờ, quá mức. Tình trạng này dễ chữa trị, hồi phục nhanh hay chậm tùy thuộc vào mức độ tổn thương. Để giảm đau mắt cá chân khi bị bong gân, bạn nên chườm đá lạnh, kê cao chân, dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.

- Viêm khớp cổ chân: Người bị viêm khớp cổ chân khi vận động thường đau xương khớp, nắn xung quanh các khớp xương thấy đau, sưng, hạn chế cử động.

Những thói quen cần tránh khi bị đau khớp mắt cá chân

Các chuyên gia cho biết, đau mắt cá chân có thể trở nên trầm trọng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, một số thói quen làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh, bạn nên thay đổi càng sớm càng tốt.

Chế độ dinh dưỡng thừa năng lượng, gây tăng cân

Thừa cân, béo phì không những khiến cho bạn có nguy cơ mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm như: Huyết áp cao, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường,... mà còn làm cho tình trạng viêm khớp thêm nặng. Vì trọng lượng cơ thể vượt quá giới hạn cho phép sẽ càng làm tăng thêm áp lực lên khớp, đặc biệt là những khớp ở chân, gây ảnh hưởng xấu đến sụn và xương dưới sụn khi bạn di chuyển.

 Cố gắng giữ cân nặng ở mức hợp lý để giảm áp lực cho khớp

Cố gắng giữ cân nặng ở mức hợp lý để giảm áp lực cho khớp

Vì thế, những người mắc bệnh đau khớp mắt cá chân không nên ăn quá nhiều món chiên xào, nội tạng động vật và cũng cần tránh ăn khuya khiến cơ thể dễ bị thừa cân. Bạn nên xây dựng thực đơn ăn uống cân bằng, đủ chất, cố gắng duy trì cân nặng ở mức hợp lý để giảm gánh nặng cho hệ xương khớp, trong đó có khớp mắt cá chân.

Mang giày chật, giày cao gót gây đau khớp mắt cá chân

Những đôi giày chật, không đúng kích cỡ khiến đôi chân của bạn bị bó buộc, các ngón chân, mắt cá chân bị chèn ép sẽ gây đau nhức. Trong khi đó, giày cao gót làm gia tăng áp lực lên bàn chân, cản trở sự lưu thông máu gây nhức mỏi, đau.

Vì thế, khi đã bị đau khớp mắt cá chân, bạn cần hạn chế tối đa mang giày chật, giày cao gót để giảm gánh nặng cho khớp đang bị tổn thương.

Đi giày không đi tất

Thói quen mang giày mà không đi tất chân thường gặp ở rất nhiều người, đặc biệt là ở nam giới. Nhiều người cho rằng, thói quen này khiến họ cảm thấy chân thoải mái hơn, thoáng mát hơn về mùa hè. Thế nhưng, điều này lại rất dễ gây nấm chân, nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng, ảnh hưởng xấu đến bệnh đau khớp mắt cá chân.

Thói quen ngồi xổm hoặc ngồi khoanh chân

Nếu bạn ngồi khoanh chân, tức là 2 chân bắt chéo đặt sát xuống sàn nhà thì mặt ngoài của mắt cá chân cũng sẽ bị tì sát xuống sàn. Bên cạnh đó, thói quen ngồi xổm sẽ dồn lực lên đôi chân. Cả 2 tư thế ngồi đều tăng áp lực khiến khớp mắt cá chân vốn đang bị đau giờ càng tăng nặng. Hơn nữa, các tư thế này khiến máu chậm lưu thông, làm cho phần khớp từ đầu gối trở xuống các ngón chân rất dễ bị tê cứng, nhức mỏi. Do đó, ngay cả khi không bị đau khớp mắt cá chân, bạn cũng nên tránh ngồi kiểu này để giữ cho khớp được khỏe, hạn chế đau, nhức, mỏi.

Cách giảm đau khớp mắt cá chân phổ biến

Viêm, đau khớp mắt cá chân khiến cho người mắc gặp rất nhiều khó khăn khi đi lại. Nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách có thể dẫn đến hệ quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tới chức năng vận động. Sau đây là các phương pháp khắc phục tình trạng đau khớp mắt cá chân phổ biến:

- Chườm lạnh: Dùng túi chườm lạnh hoặc khăn bọc đá để chườm lên vùng mắt cá chân đang bị sưng đau. Nên chườm từ 10 – 15 phút/lần, nếu cảm giác quá lạnh có thể dừng lại sớm hơn để tránh bị bỏng lạnh.

 Chườm lạnh giúp giảm đau khớp mắt cá chân hiệu quả

Chườm lạnh giúp giảm đau khớp mắt cá chân hiệu quả

- Luyện tập vận động: Thay vì phải nằm yên, bạn có thể thực hiện các bài tập vận động đơn giản như xoay cổ chân nhẹ nhàng ở cả 2 chiều, dùng tay gập cổ chân lên xuống,… để giúp cải thiện tình trạng sưng, đau.

- Đưa chân lên cao: Khi nằm nghỉ ngơi hoặc ngủ, bạn nên để chân lên cao hoặc đặt một chiếc gối dày dưới chân có thể giúp giảm sưng, đau hiệu quả.

- Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Ngưng sử dụng các loại thực phẩm có thể khiến tình trạng sưng viêm nặng hơn. Thay vào đó, hãy ăn nhiều rau củ xanh, các loại trái cây giàu vitamin C, ngũ cốc, cá hồi, cá ngừ,…

- Bài thuốc chữa đau khớp mắt cá chân bằng tỏi: Bạn có thể áp dụng bài thuốc rượu tỏi để khắc phục nhanh chóng tình trạng đau khớp mắt cá chân, bằng cách: Sử dụng 40g tỏi trắng đã bóc vỏ, xát nhỏ ra rồi ngâm vào 100ml rượu trắng. Thời gian ngâm tốt nhất là khoảng 7 - 10 ngày. Trong thời gian ngâm, thỉnh thoảng lắc đều lọ để tỏi toát ra hết các dưỡng chất. Khi rượu chuyển sang màu vàng nghệ là dùng được. Uống vào buổi sáng và tối, mỗi lần 1 chén nhỏ sẽ giúp ngăn ngừa viêm nhiễm, tăng cường miễn dịch cơ thể, giảm sưng đau khớp mắt cá chân.



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp
    8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp không đơn giản chỉ điều trị một vài ngày đã khỏi ngay vì đây là bệnh viêm mạn tính. Do đó rất nhiều người lo lắng bệnh viêm khớp dạng thấp lâu ngày có gây tàn phế và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể không? Dưới đây là 8 điều cần biết về căn bệnh này, giúp bệnh nhân điều trị đúng hướng giúp bệnh ổn định, ngăn ngừa biến chứng.

  •         Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?
    Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?

    Ngoài việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất béo không no, rau xanh, hoa quả tươi…kết hợp với việc vận động tập luyện, kiên trì sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để bệnh viêm khớp nhanh được cải thiện. Bệnh nhân cần kiêng những gì để bệnh viêm khớp tái phát ?