Thoái hóa khớp là nguyên nhân hàng đầu gây ra những chứng bệnh về xương khớp khiến người mắc đau đớn, khó chịu. Do đó, để chặn đứng nguy cơ hình thành bệnh, mọi người nên chủ động áp dụng các giải pháp giúp ngăn ngừa bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc 5 cách phòng ngừa thoái hóa khớp hiệu quả.
5 cách phòng ngừa thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp thường gặp ở người cao tuổi do quá trình lão hóa và xương khớp thiếu dưỡng chất. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây cho thấy, nhiều người dưới 40 tuổi cũng gặp phải tình trạng này.
Để phòng ngừa thoái hóa khớp, bạn nên áp dụng 5 cách sau đây:
Duy trì cân nặng ở mức hợp lý
Thừa cân, béo phì làm tăng áp lực lên các khớp, đặc biệt là khớp hông, khớp gối. Khi bạn tăng thêm 1 kg thì áp lực đè lên khớp gối và hông lên tới 8kg. Theo thời gian, áp lực sẽ phá hủy sụn khớp và gây ra tình trạng thoái hóa khớp. Do đó, duy trì cân nặng ở mức hợp lý là cách đầu tiên giúp bạn tránh khỏi nguy cơ gặp phải tình trạng này.
Tập thể dục thường xuyên
Luyện tập thể dục thể thao vừa giúp cơ thể nâng cao sức khỏe, đồng thời làm các khớp hoạt động linh hoạt và trơn tru hơn. Máu huyết lưu thông dễ dàng cũng là yếu tố giúp tăng cường dinh dưỡng cho sụn khớp, cơ bắp khỏe mạnh sẽ giúp giảm lực đè ép lên xương khớp trong vận động.
Luyện tập thể thao giúp tăng cường sức khỏe hệ xương khớp
Ăn uống hợp lý
Để phòng ngừa thoái hóa khớp hiệu quả thì chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng. Nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng những thực phẩm có chứa: Acid béo omega-3, vitamin C, vitamin D, canxi,... sẽ giúp hệ xương khớp chắc khỏe, tăng cường sức đề kháng cho sụn khớp, ngăn chặn bệnh thoái hóa khớp hình thành hoặc tái phát. Một số thực phẩm bạn nên ưu tiên sử dụng đó là: Các loại quả, hạt (hạt lanh, quả óc chó, đậu nành); Các loại trái cây họ cam, rau cải xanh,...
Giữ nhịp sống thoải mái
Nghiên cứu cho thấy, có mối liên hệ giữa sức khỏe tâm thần với xương khớp. Do đó, bạn nên cân đối hợp lý thời gian làm việc và nghỉ ngơi sao cho hợp lý, tránh căng thẳng. Không nên lặp đi lặp lại công việc hay tư thế làm việc kéo dài quá sức chịu đựng của cơ thể. Lực tác động không lớn nhưng nếu lặp đi lặp lại trong thời gian dài sẽ làm tổn thương khớp.
Kiểm soát đường huyết
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bệnh tiểu đường cũng có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp. Lượng đường huyết cao sẽ khiến sụn khớp cứng hơn và dễ tổn thương khi có áp lực đè lên. Tiểu đường cũng gây ra tình trạng viêm nhiễm sụn khớp. Bởi vậy, điều bạn cần làm đó là kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể ở trong khoảng cho phép.
Kiểm soát đường huyết giúp ngăn ngừa thoái hóa khớp