Viêm đa khớp dạng thấp là gì? – Những kiến thức cơ bản có thể bạn chưa biết!

Viêm đa khớp dạng thấp là gì? – Một câu hỏi liên quan tới hệ thống khớp, đang được rất nhiều người quan tâm, tìm hiểu kiến thức bệnh. Nếu bạn đang không biết về bệnh cũng như phương pháp chữa trị viêm đa khớp dạng thấp hiệu quả, thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những kiến thức cơ bản nhất trong nội dung dưới đây. Đừng bỏ lỡ nhé!

Bệnh viêm đa khớp dạng thấp là gì?

Viêm đa khớp dạng thấp là một loại bệnh liên quan tới viêm khớp mạn tính. Chúng thường gây ra các cơn đau và hiện tượng sưng, nóng, đỏ. Mô lót khớp ngày càng dày lên, viêm khớp lan rộng làm mòn sụn khớp, dây chằng. Về lâu dài bệnh này sẽ gây biến dạng các khớp ở ngón tay, cổ tay, khuỷu tay, cổ chân, bàn chân,… Khớp bị viêm trở nên lỏng lẻo, mất sức lực và giảm khả năng vận động. Ở nhiều người viêm đa khớp dạng thấp làm hình thành các cục u gọi là “nốt thấp khớp”, những nốt này nằm dưới da thường là ở khủy tay, ngón chân và gây ảnh hưởng lớn sức khỏe, công việc, cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh viêm đa khớp dạng thấp

Theo các chuyên gia, viêm đa khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn. Khi hoạt động của hệ thống miễn dịch trở nên bất thường, các tế bào bạch cầu (vốn bình thường có nhiệm vụ tấn công vi rút, vi khuẩn để bảo vệ cơ thể) nhận nhầm các mô khớp khỏe mạnh và màng hoạt dịch (bao khớp) là nguy cơ gây hại, do đó đã tấn công vào các mô này, làm hỏng sụn khớp, xương, gân, dây chằng.

Bên cạnh đó còn có một số yếu tố khác cũng gây ra tình trạng viêm đa khớp dạng thấp như:

- Yếu tố di truyền: Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, người sống trong gia đình có tiền sử bị bệnh này thì tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 2 – 3 lần so với người bình thường khác.

Bệnh viêm đa khớp dạng thấp có yếu tố di truyền 

Bệnh viêm đa khớp dạng thấp có yếu tố di truyền

- Do virus, vi khuẩn: Các loại virus, vi khuẩn có hại khi xâm nhập vào cơ thể sẽ tạo ra phản ứng viêm tại khớp và gây viêm nhiễm.

- Giới tính: Có khoảng 70 – 80% trường hợp mắc viêm đa khớp dạng thấp là nữ giới, đặc biệt là phụ nữ từ độ tuổi 30 trở lên. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh xảy ra ở nam giới lại thường nặng nề hơn so với phụ nữ.

- Chấn thương: Các tổn thương từ tai nạn, va chạm,… nếu không được chữa trị dứt điểm sẽ gây viêm nhiễm tại khớp.

- Chế độ sinh hoạt: Làm việc, ngủ nghỉ sai tư thế, thường xuyên khuân vác vật nặng,… cũng có thể là nguyên nhân được kể đến.

- Lạm dụng chất kích thích: Bị viêm khớp dạng thấp có thể do thường xuyên dùng rượu, bia, thuốc lá, cafe,… làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể và tăng nguy cơ mắc bệnh.

- Những người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp cao hơn.

Bên cạnh đó, một số yếu tố như: Stress, bệnh truyền nhiễm, cảm lạnh, hậu phẫu,… là những tác động tiêu cực làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

Dấu hiệu viêm đa khớp dạng thấp như thế nào?

Không chỉ phải gánh chịu những cơn đau nhức khó chịu đến nỗi không thể vận đông những thao tác đơn giản được, hầu hết người bị viêm đa khớp dạng thấp còn xuất hiện các triệu chứng điển hình như:

 Dấu hiệu bệnh viêm đa khớp dạng thấp

Dấu hiệu bệnh viêm đa khớp dạng thấp

- Cứng khớp vào buổi sáng và thường kéo dài hơn một giờ đồng hồ.

- Khớp đau, sưng, cứng có cảm giác nóng quanh khớp, đặc biệt là ở cổ tay, bàn tay, ngón tay, ngón chân, bàn chân, cổ chân, mắt cá, khuỷu tay, vai, gối. Sưng viêm theo hình thức đối xứng, tức là một bên bị viêm đa khớp dạng thấp bên còn lại cũng sẽ bị theo.

- Mệt mỏi, mất ngủ.

- Sốt nhẹ.

- Chán ăn, sụt cân.

- Vận động trở nên khó khăn do đau nhức âm ỉ.

- Hình thành các khối u dưới da quanh khớp, khớp biến dạng.

Bệnh viêm đa khớp dạng thấp có nguy hiểm không?

Nhiều người thắc mắc, bệnh viêm đa khớp dạng thấp có nguy hiểm không? – Câu trả lời là CÓ. Bởi vì, nếu viêm đa khớp không được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì sẽ gây dính khớp, teo cơ, thậm chí tàn phế. Việc dính khớp có thể khiến bệnh nhân bị co quắp vùng khớp, gây biến dạng tay hoặc chân và gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt.

Ngoài ra, bệnh còn ảnh hưởng đến hệ thần kinh, tim mạch, phổi, thận,… và nhiều cơ quan khác trong cơ thể.

Theo thống kê, có khoảng 40% số người bị viêm đa khớp dạng thấp đồng thời mắc phải các vấn đề về tim mạch khác như: Suy tim, xơ vữa động mạch... Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có biểu hiện bị tụ mỡ ở mặt và lưng, teo cơ, mỏng da, loãng xương, tổn thương gan và thận,... do dùng nhiều thuốc chống viêm, giảm đau chứa corticoid. Một số nghiên cứu khác còn cho thấy, có tới 25% phụ nữ bị viêm khớp dạng thấp gặp vấn đề khó khăn trong khi thụ thai…

Cách điều trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp hiện nay

Bệnh viêm đa khớp dạng thấp tính đến thời điểm hiện tại chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn. Các phương pháp chữa trị hiện nay chủ yếu là làm giảm triệu chứng, ngăn chặn biến chứng nguy hiểm và đình chỉ sự phát triển của bệnh trở nặng hơn. Việc điều trị viêm đa khớp hiện nay được sử dụng là:

- Dùng thuốc: Chủ yếu là sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau. Các loại thuốc thường được dùng là:

 Thuốc điều trị viêm đa khớp dạng thấp

Thuốc điều trị viêm đa khớp dạng thấp

+ Thuốc giảm đau: Paracetamol hoặc Paracetamol kết hợp codein.

+ Thuốc chống viêm nhóm glucocorticoid.

+ Thuốc chống viêm không steroid.

* Lưu ý: Để sử dụng thuốc này cần có sự chỉ định rõ ràng của bác sĩ chuyên khoa để tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn hoặc biến chứng nguy hiểm xảy ra.

- Vật lý trị liệu: Ngoài dùng thuốc, người bệnh nên kết hợp tập vật lý trị liệu và xây dựng chế độ vận động hợp lý, giúp cho khí huyết lưu thông, tiêu viêm và giảm sưng đau.

- Chế độ ăn uống khoa học: Hãy hạn chế ăn thực phẩm giàu photpho, bởi đó là nguyên nhân chính khiến cơ thể không hấp thụ được canxi. Không nên sử dụng những thực phẩm gây tăng lipid máu, vì có thể gây ra phản ứng viêm tấy ở mặt trong bao khớp. Tránh ăn quá mặn hoặc quá ngọt, không sử dụng đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên rán,… Tuyệt đối không ăn nội tạng động vật, da gia cầm, thịt mỡ và nên kiêng các chất kích thích như: Bia, rượu, thuốc lá, cà phê…



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp
    8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp không đơn giản chỉ điều trị một vài ngày đã khỏi ngay vì đây là bệnh viêm mạn tính. Do đó rất nhiều người lo lắng bệnh viêm khớp dạng thấp lâu ngày có gây tàn phế và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể không? Dưới đây là 8 điều cần biết về căn bệnh này, giúp bệnh nhân điều trị đúng hướng giúp bệnh ổn định, ngăn ngừa biến chứng.

  •         Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?
    Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?

    Ngoài việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất béo không no, rau xanh, hoa quả tươi…kết hợp với việc vận động tập luyện, kiên trì sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để bệnh viêm khớp nhanh được cải thiện. Bệnh nhân cần kiêng những gì để bệnh viêm khớp tái phát ?