Viêm đa khớp và một số bệnh lý về xương khớp

Khi thời tiết chuyển mùa từ nóng sang mùa lạnh, các bệnh lý về khớp như viêm đa khớp… thường xuất hiện. Do độ ẩm trong không khí tăng cao, cơ thể sẽ tạo ra phản ứng để thích ứng với thời tiết bằng cách co các mạch máu ngoại vi, nên gây ra biểu hiện như: đau mỏi cơ, thắt lưng. Dưới đây là một số bệnh lý về khớp hay gặp, mời các bạn tham khảo bài viết sau đây.

Viêm đa khớp và một số bệnh lý về xương khớp

Bệnh viêm đa khớp

Viêm đa khớp là một bệnh tự miễn, bệnh tiến triển từ từ, dẫn đến teo cơ biến dạng, dính và cứng khớp. Bệnh chủ yếu gặp ở nữ giới. Với tình trạng viêm khớp kéo dài, sưng, nóng, đỏ, đau ở nhiều khớp, viêm 2 khớp đối xứng, viêm hai ngón tay cùng vị trí ở hai bàn tay, cứng khớp buổi sáng, đau các khớp nhỏ như khớp bàn ngón tay, cổ tay, bàn ngón chân… Các khớp viêm đau, có thể sưng nhưng không đỏ lên. Ở giai đoạn nặng có tình trạng dính, biến dạng khớp, thậm chí tàn phế. Khiến người bệnh khó khăn trong việc vận động, sinh hoạt.

Vì là bệnh tự miễn nên việc điều trị kéo dài từ 1 - 2 tháng đến vài năm và có khi là điều trị suốt đời. 

Viêm đa khớp và một số bệnh lý về khớp 

Viêm đa khớp và một số bệnh lý về khớp

Bệnh gout

Gout là một trong những dạng viêm khớp gây đau đớn nhất. Đây là bệnh do rối loạn chuyển hóa, có tình trạng tăng acid uric máu. Với biểu hiện: đau nhức, sưng, đỏ và nóng, khó cử động khớp. Bệnh hay gặp ở nam giới trên 40 tuổi, do có liên quan đến chế độ ăn uống như: ăn quá nhiều chất đạm, uống quá nhiều bia, rượu… Trong cơn gout cấp, cơn đau thường khởi phát đột ngột vào nửa đêm, sưng khớp ngón chân cái, đau dữ dội, cảm giác bỏng rát, đôi khi sốt cao, da trên chỗ khớp bị tổn thương có màu hồng hoặc đỏ tím.

Theo các chuyên gia, bệnh nhân gout thường có một số bệnh lý khác kèm theo như: suy thận, 25-50%, tăng huyết áp khoảng 50 - 70%... Vì vậy, người bệnh cần điều trị gout song song với các bệnh lý kèm theo cũng như tuân thủ lối sống, chế độ dinh dưỡng phù hợp, khoa học.

Đau vai gáy, đau thắt lưng

Bệnh đau vai gáy là một dạng rối loạn thần kinh cơ gây ra bởi sự co cứng cục bộ, mà không do tổn thương khớp, đốt sống cổ hay đĩa đệm.

Đau vai gáy thường xuất hiện vào buổi sáng, sau khi ngủ dậy, do rối loạn tuần hoàn gây thiếu máu ở vùng cột sống cổ, hoặc có thể là một sang chấn nhẹ nào đó cơ vùng vai gáy, gây co cứng và đau rút cục bộ.

Phần lớn đau thắt lưng không có chủ yếu bắt nguồn từ các tư thế sai trong sinh hoạt, lao động… Để phòng ngừa bệnh này nên hạn chế việc ngồi liên tục trong một thời gian dài, thường xuyên vận động, thay đổi tư thế thường xuyên khi đứng trao đổi, thảo luận lâu, không nên ngồi ở tư thế lom khom, tránh ngồi vẹo sang một bên, tránh cúi lưng thẳng gối trong thời gian dài.

Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp có biểu hiện lâm sàng là đau khớp và cột sống mạn tính, không có biểu hiện viêm. Tổn thương là tình trạng hư hỏng phần sụn, đệm giữa hai đầu xương, giảm lượng dịch nhầy bôi trơn ổ khớp, gây đau, cứng khớp và hạn chế vận động. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở người trên 40 tuổi.

Một số yếu tố quan trọng liên quan đến thoái hóa khớp là tuổi tác, béo phì, chấn thương và viêm khớp mạn tính. Với triệu chứng: thường đau đối xứng hai bên, đau khu trú ở khớp hay đoạn cột sống bị thoái hóa ít lan xa, đau âm ỉ, đau nhiều về chiều, giảm đau về đêm và sáng. Diễn biến thành từng đợt, có khi đau liên tục tăng dần.

Các khớp và cột sống bị thoái hóa sẽ bị hạn chế vận động. Bệnh nhân không làm được một số động tác như quay cổ, không cúi được sát đất…



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp
    8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp không đơn giản chỉ điều trị một vài ngày đã khỏi ngay vì đây là bệnh viêm mạn tính. Do đó rất nhiều người lo lắng bệnh viêm khớp dạng thấp lâu ngày có gây tàn phế và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể không? Dưới đây là 8 điều cần biết về căn bệnh này, giúp bệnh nhân điều trị đúng hướng giúp bệnh ổn định, ngăn ngừa biến chứng.

  •         Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?
    Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?

    Ngoài việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất béo không no, rau xanh, hoa quả tươi…kết hợp với việc vận động tập luyện, kiên trì sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để bệnh viêm khớp nhanh được cải thiện. Bệnh nhân cần kiêng những gì để bệnh viêm khớp tái phát ?