Viêm khớp cổ chân cần làm gì để cải thiện? Xem ngay!

Viêm khớp cổ chân gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người mắc. Vậy cần làm gì khớp cổ chân bị viêm? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây, đừng bỏ lỡ!

Cách xử lý khi bị viêm khớp cổ chân 

Viêm khớp cổ chân là hiện tượng thiếu hụt dịch nhầy bôi trơn giữa các khớp, làm cho phần sụn đĩa đệm ở bộ phận này bị tổn thương và hư hỏng nghiêm trọng. Người bị viêm khớp cổ chân sẽ có các biểu hiện: Cứng khớp, đau nhức ở liên tục ở mắt cá chân, đặc biệt là khi di chuyển.

Các cách điều trị viêm đau khớp cổ chân phổ biến hiện nay bao gồm: Phương pháp tây y, vật lý trị liệu và các mẹo dân gian chữa trị tại nhà,... Cụ thể:

Chữa đau khớp cổ chân bằng tây y

Đa số các trường hợp viêm vừa và nhẹ sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc điều trị nội khoa. Tùy theo mức độ nghiêm trọng và thể trạng của người bệnh, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc thông thường hoặc loại đặc trị. Ưu điểm của phương pháp tây y là giảm đau nhanh chóng, người bệnh có thể nhận thấy hiệu quả rõ rệt ngay sau khi sử dụng. Một số loại thuốc phổ biến để điều trị viêm khớp cổ chân bao gồm: Thuốc giảm đau, thuốc chống viêm,... Tuy nhiên, các loại thuốc này nếu lạm dụng đều kèm theo tác dụng phụ, từ những biểu hiện nhẹ như: Ngứa da, mệt mỏi, đau đầu,… đến những triệu chứng nghiêm trọng hơn như: Phù nề mặt, mắt và môi, rối loạn thị giác, thần kinh, viêm màng não, suy thận,…

Điều trị viêm khớp cổ chân tại nhà

Các bài thuốc dân gian điều trị viêm khớp cổ chân được truyền lại qua nhiều thế hệ người Việt. Ưu điểm của phương pháp này là nguyên liệu dễ kiếm, tương đối lành tính và an toàn. Chỉ với vài loại cây cỏ trong vườn nhà, bạn đã có thể chế biến thành những bài thuốc rất hiệu nghiệm. Dưới đây là bài thuốc trị viêm khớp cổ chân từ rượu tỏi:

Nguyên liệu: 40g tỏi tươi, lọ thủy tinh, 100ml rượu trắng.

Cách thực hiện:

- Tỏi tươi đem về tách nhánh, lột bỏ vỏ và rửa sạch với nước. Sau đó, vớt ra để trên rổ cho ráo nước.

- Bỏ lượng tỏi vừa sơ chế vào lọ thủy tinh đã chuẩn bị. Đổ hết 100ml rượu trắng vào bình, sao cho ngập hết chỗ tỏi.

- Nắp đậy kín lại và đặt ở những nơi khô ráo, thoáng mát.

- Để tỏi ngấm đều hơn, bạn nên lắc lọ mỗi ngày.

- Ngâm hỗn hợp cho đến khi thấy tỏi chuyển màu vàng thì lấy ra sử dụng.

- Mỗi lần lấy một ít tỏi trong lọ, xoa bóp trực tiếp lên vùng khớp cổ chân bị sưng. Thực hiện mỗi ngày 2 lần là tốt nhất.

- Sau liệu trình khoảng 10 ngày thực hiện, bạn sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện rõ rệt.

Chữa đau khớp cổ chân bằng vật lý trị liệu

Các bác sĩ có thể đề nghị những biện pháp vật lý trị liệu để kiểm soát triệu chứng viêm khớp ở cổ chân và hỗ trợ tăng cường khả năng vận động của khớp. Các hình thức vật lý trị liệu có thể bao gồm:

- Chườm ấm hoặc ngâm nước ấm có thể hỗ trợ giảm đau và thư giãn cổ chân.

- Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu phù hợp với thể trạng và nhu cầu cá nhân để hỗ trợ giảm đau hoặc tăng cường tính linh hoạt của khớp.

Phòng ngừa viêm khớp khớp cổ chân 

Để phòng ngừa viêm khớp, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp, chẳng hạn như:

- Bổ sung thực phẩm giàu axit béo omega 3 như các loại cá béo (cá hồi, cá thu, cá mòi) có thể hỗ trợ phòng ngừa viêm khớp hiệu quả.

- Duy trì cân nặng khỏe mạnh có thể hạn chế áp lực lên cổ chân và phòng ngừa viêm khớp.

- Thường xuyên tập thể dục có thể giảm căng thẳng xung quanh các khớp, ngăn ngừa hao mòn tự nhiên và hỗ trợ quá trình giảm cân.

- Tránh các chấn thương không cần thiết, chẳng hạn như té ngã hoặc va chạm thể thao. Người bệnh có thể mang dụng cụ bảo hộ hoặc sử dụng các kỹ thuật phù hợp khi chơi thể thao để tránh các chấn thương không mong muốn.



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp
    8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp không đơn giản chỉ điều trị một vài ngày đã khỏi ngay vì đây là bệnh viêm mạn tính. Do đó rất nhiều người lo lắng bệnh viêm khớp dạng thấp lâu ngày có gây tàn phế và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể không? Dưới đây là 8 điều cần biết về căn bệnh này, giúp bệnh nhân điều trị đúng hướng giúp bệnh ổn định, ngăn ngừa biến chứng.

  •         Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?
    Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?

    Ngoài việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất béo không no, rau xanh, hoa quả tươi…kết hợp với việc vận động tập luyện, kiên trì sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để bệnh viêm khớp nhanh được cải thiện. Bệnh nhân cần kiêng những gì để bệnh viêm khớp tái phát ?