Các xét nghiệm viêm khớp dạng thấp giúp chẩn đoán đúng bệnh

Kết quả xét nghiệm viêm khớp dạng thấp là một trong những yếu tố chủ chốt giúp bác sĩ chẩn đoán và phân biệt với nhiều bệnh lý xương khớp khác. Vậy cụ thể xét nghiệm viêm khớp dạng thấp bao gồm những gì, nên thực hiện ở đâu? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Các xét nghiệm chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe toàn trạng. 

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý khó phát hiện sớm

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý khó phát hiện sớm

Bệnh khó chẩn đoán ở giai đoạn đầu vì các dấu hiệu sớm thường giống với nhiều bệnh xương khớp khác khiến người mắc nhầm lẫn, chủ quan. Khi nghi ngờ 1 người mắc viêm khớp dạng thấp, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện những phương pháp sau:  

Xét nghiệm cơ bản

Một số xét nghiệm cơ bản giúp cung cấp thông tin về tình trạng sức khỏe cho bác sĩ bao gồm:

  • Xét nghiệm công thức máu đầy đủ

Người bị viêm khớp dạng thấp thường có tốc độ lắng hồng cầu (ESR) hoặc mức protein phản ứng C (CRP) tăng cao. Kết quả này cho thấy sự xuất hiện của quá trình viêm trong cơ thể. 

  • Xét nghiệm tốc độ lắng máu (ESR)

Xét nghiệm này đo tốc độ rơi (lắng) của hồng cầu trong mẫu máu đã được đặt vào một ống cao, mỏng, thẳng đứng. Mức ESR bình thường đối với nam giới là từ 0-15mm/giờ đến 0-20mm/giờ và đối với phụ nữ là 0-20mm/giờ đến 0-30mm/giờ, tùy thuộc vào độ tuổi (cao hơn đối với những người trên 50 tuổi). 

Xét nghiệm ESR giúp đo lường gián tiếp mức độ viêm nhiễm trong cơ thể, giúp phát hiện sự hiện diện của tình trạng viêm do nhiễm trùng, khối u hoặc các bệnh tự miễn dịch; chẩn đoán và theo dõi tình trạng cụ thể của viêm khớp dạng thấp. 

Xét nghiệm tốc độ lắng máu có ý nghĩa trong chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Xét nghiệm tốc độ lắng máu có ý nghĩa trong chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

  • Xét nghiệm protein phản ứng C (CRP)

CRP là một loại protein phản ánh sự hiện diện và mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm trong cơ thể. Xét nghiệm được đo bằng cách sử dụng một mẫu máu nhỏ được lấy từ tĩnh mạch trên cánh tay. 

  • Kiểm tra chức năng gan, thận

Xét nghiệm men gan và đo lường chức năng thận có thể được thực hiện vì viêm khớp dạng thấp thường gây ảnh hưởng đến các cơ quan này đầu tiên. 

Xét nghiệm đặc hiệu

Để đưa ra những nhận định sát với bệnh lý viêm khớp dạng thấp hơn, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp sau: 

  • Chụp X - quang

Chụp X-quang là phương pháp được sử dụng để phát hiện bệnh viêm khớp dạng thấp và theo dõi sự tiến triển của tổn thương xương. Tuy nhiên, trong giai đoạn sớm của bệnh, chụp X-quang có thể cho hình ảnh bình thường mặc dù bệnh đã bắt đầu tiến triển.

Khi bệnh đã tiến triển nặng, chụp X-quang có thể phát hiện sự bào mòn và thu hẹp không gian khớp, sụn bị thoái hóa và các xương trong khớp sát lại gần nhau. 

Ngoài ra, khoảng 1% số người bị viêm khớp dạng thấp khi chụp X-quang có thể thấy các nốt thấp khớp xuất hiện ở phổi đơn lẻ hoặc thành chùm. 

Chụp X-quang nhìn thấy tổn thương khớp ở người bị viêm khớp dạng thấp nặng

Chụp X-quang nhìn thấy tổn thương khớp ở người bị viêm khớp dạng thấp nặng

  • Chụp cộng hưởng từ MRI

Chụp cộng hưởng từ MRI là kỹ thuật sử dụng từ trường và sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh chi tiết của khớp. 

Xét nghiệm này cho thấy những thay đổi trong xương, tình trạng sụn có bị mài mòn hay không. Đây là kỹ thuật mang lại nhiều lợi ích, giúp đo thể tích hoạt dịch và đánh giá tình trạng viêm đặc trưng của bệnh viêm khớp dạng thấp. 

  • Xét nghiệm yếu tố dạng thấp RF

Yếu tố dạng thấp RF là chất tự kháng thể được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch. Khi kháng thể bình thường tấn công mầm bệnh như vi khuẩn và virus, thì các tự kháng thể RF lại tấn công nhầm vào tế bào và mô khỏe mạnh của cơ thể. 

Giới hạn bình thường (hay âm tính) đối với yếu tố dạng thấp là dưới 14 IU/ml. Bất kỳ kết quả nào có giá trị trên 14 IU/ml đều được coi là tăng cao (hay dương tính). Mức độ cao của yếu tố thấp khớp trong máu thường liên quan đến các bệnh tự miễn dịch như viêm khớp dạng thấp. 

Tuy nhiên, xét nghiệm này chỉ đánh giá tình trạng sức khỏe tiềm ẩn, không đủ để đưa ra kết luận chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp. Bởi khoảng 5 - 10% số người khỏe mạnh cũng có yếu tố dạng thấp trong máu. Ngoài ra, kết quả dương tính cũng có thể liên quan đến chứng rối loạn tự miễn dịch, một số bệnh nhiễm trùng và ung thư khác.

Yếu tố dạng thấp là một trong những xét nghiệm quan trọng giúp chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Yếu tố dạng thấp là một trong những xét nghiệm quan trọng giúp chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

  • Xét nghiệm anti CCP

Anti CCP là kháng thể hoạt động chống lại các kháng thể bình thường của cơ thể, được sản xuất khi mắc viêm khớp dạng thấp. Mức anti CCP bình thường là dưới 20 đơn vị, nếu kết quả trên giới hạn này cho thấy khả năng cao bạn bị viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, một số trường hợp nó cũng có thể tăng cao trong các bệnh lý khác liên quan đến viêm khớp như lupus ban đỏ hệ thống.

>>> XEM THÊM: Các triệu chứng viêm khớp dạng thấp giúp phát hiện bệnh sớm

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Hiện nay, có 2 tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp được nhiều nước trên thế giới ứng dụng bao gồm cả Việt Nam đó là: 

Tiêu chuẩn ACR/EULAR 2010

ACR/EULAR 2010 là tiêu chuẩn của Hội Thấp khớp học Hoa  Kỳ và Liên đoàn chống Thấp khớp Châu Âu 2010. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng khi người bệnh xuất hiện biểu hiện viêm khớp dạng thấp ở giai đoạn sớm. Các tiêu chí liên quan đến số lượng và vị trí của các khớp tổn thương:

  • 2 - 10 khớp lớn (vai, khuỷu tay, hông, đầu gối, mắt cá chân) = 1 điểm.
  • 1 - 3 khớp nhỏ (khớp ngón cái, khớp liên sườn gần, khớp ngón tay, khớp cổ tay) = 2 điểm.
  • 4 - 10 khớp nhỏ = 3 điểm.
  • Trên 10 khớp (trong đó có ít nhất 1 khớp nhỏ) = 5 điểm.
  • Bất thường huyết thanh (yếu tố dạng thấp hoặc kháng thể peptit/protein chống citrulline).
  • RF hoặc anti CCP dương tính cao = 2 điểm.
  • RF hoặc anti CCP dương tính thấp = 3 điểm.
  • Tốc độ lắng hồng cầu ESR hoặc protein phản ứng C tăng = 1 điểm.
  • Thời gian triệu chứng kéo dài trên 6 tuần = 1 điểm
  • Ngoài ra, người mắc đã loại trừ các bệnh lý xương khớp khác như viêm khớp vẩy nến, viêm đa khớp cấp tính do virus, gout, bệnh lắng đọng canxi pyrophosphate và lupus ban đỏ hệ thống.

Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp theo các tiêu chí đã được đưa ra theo quy chuẩn

Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp theo các tiêu chí đã được đưa ra theo quy chuẩn

Tiêu chuẩn ACR–1987

Tiêu chuẩn ACR–1987 là tiêu chuẩn của Hội Thấp khớp học Mỹ. Một bệnh nhân được chẩn đoán là mắc viêm khớp dạng thấp nếu đáp ứng ít nhất 4 trong số 7 tiêu chí dưới đây. Đồng thời, các tiêu chí đó phải có thời gian biểu hiện ít nhất 6 tuần: 

  • Cứng khớp buổi sáng. 
  • Viêm từ 3 khớp trở lên. 
  • Ít nhất 1 khớp nhỏ bị viêm như bàn tay, ngón tay, cổ tay.
  • Viêm khớp có tính chất đối xứng. 
  • Yếu tố dạng thấp (RF) dương tính. 
  • Xuất hiện nốt thấp khớp, u cục ở khớp.  
  • Nhìn thấy sự ăn mòn khớp trên phim chụp X quang.

Địa chỉ uy tín xét nghiệm viêm khớp dạng thấp

Để thực hiện các xét nghiệm viêm khớp dạng thấp, người bệnh nên lựa chọn địa chỉ uy tín, có đầy đủ trang thiết bị máy móc hiện đại và đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao giúp nhận định tình trạng bệnh. 

Dưới đây là một số địa chỉ gợi ý bạn có thể tham khảo trong xét nghiệm viêm khớp dạng thấp: 

Tên bệnh viện

Địa chỉ

Phòng khám số 1 – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội.

Khoa Cơ xương khớp – Bệnh viện E

Địa chỉ: Số 89 Trần Cung, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội.

Khoa Cơ Xương Khớp – Bệnh viện Bạch Mai

Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

Viện chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Địa chỉ: Số 40, Tràng Thi, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Khoa Lý liệu - Phục hồi chức năng - Bệnh viện Quân y 354

Địa chỉ: Số 120 Đốc Ngữ, Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội.

Khoa Cơ xương khớp - Bệnh viện Chợ Rẫy

Địa chỉ: Số 201B - Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP.HCM.

Khoa Cơ xương khớp - Bệnh viện Nhân dân 115

Địa chỉ: Số 527 - Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, Thành Phố Hồ Chí Minh.

Khoa Nội Cơ xương khớp - Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 215, đường Hồng Bàng, phường 11, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.

Bên cạnh quan tâm thăm khám định kỳ và tiến hành xét nghiệm viêm khớp dạng thấp, chuyên gia khuyên nên lựa chọn sử dụng thêm các loại thảo dược thiên nhiên. Một số ví dụ có thể kể đến như cao sói rừng, cao hy thiêm, cao bạch thược, nhũ hương. Đây là những loại thảo dược hoặc hoạt chất có tác dụng tốt với các vấn đề xương khớp. Ví dụ như:

  • Hỗ trợ giảm đau, chống viêm, giảm sưng do các triệu chứng bệnh lý xương khớp gây ra.
  • Tăng cường kháng thể tự nhiên cho các tế bào xương khớp.
  • Chống oxy hóa, giúp cải thiện các mô liên kết, phục hồi sụn tại các lớp đệm xương khớp.

Việc sử dụng phối hợp các thành phần này sẽ giúp đem lại hiệu quả hỗ trợ, phòng ngừa tốt hơn. Ngoài ra, sử dụng thảo dược thiên nhiên cũng sẽ an toàn, lành tính hơn khi sử dụng lâu dài.

Như vậy, để chẩn đoán chính xác bệnh bên cạnh dựa vào các triệu chứng lâm sàng, người mắc cần thực hiện xét nghiệm viêm khớp dạng thấp theo chỉ định của bác sĩ. Hãy thực hiện thăm khám định kỳ để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời bạn nhé! Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy ghi lại số điện thoại hoặc comment để được chuyên gia tư vấn.

Link tham khảo:

https://www.uptodate.com/contents/diagnosis-and-differential-diagnosis-of-rheumatoid-arthritis#H12499388

https://www.nhs.uk/conditions/rheumatoid-arthritis/diagnosis/

https://www.uptodate.com/contents/diagnosis-and-differential-diagnosis-of-rheumatoid-arthritis

https://www.hss.edu/conditions_understanding-rheumatoid-arthritis-lab-tests-results.asp



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp
    8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp không đơn giản chỉ điều trị một vài ngày đã khỏi ngay vì đây là bệnh viêm mạn tính. Do đó rất nhiều người lo lắng bệnh viêm khớp dạng thấp lâu ngày có gây tàn phế và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể không? Dưới đây là 8 điều cần biết về căn bệnh này, giúp bệnh nhân điều trị đúng hướng giúp bệnh ổn định, ngăn ngừa biến chứng.

  •         Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?
    Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?

    Ngoài việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất béo không no, rau xanh, hoa quả tươi…kết hợp với việc vận động tập luyện, kiên trì sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để bệnh viêm khớp nhanh được cải thiện. Bệnh nhân cần kiêng những gì để bệnh viêm khớp tái phát ?