Tìm hiểu về nguyên nhân và biện pháp khắc phục tình trạng ĐAU NHỨC KHỚP NGÓN TAY ở dân văn phòng hiện nay

Đau nhức khớp ngón tay là chứng bệnh “kinh niên”, gây nên nhiều phiền phức cho những người làm việc văn phòng, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như chất lượng công việc và cuộc sống hàng ngày. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân và biện pháp khắc phục tình trạng đau nhức khớp ngón tay ở nhân viên văn phòng, mời các bạn cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

Tại sao nhân viên văn phòng thường xuyên bị đau nhức khớp ngón tay?

Nhân viên văn phòng nằm trong nhóm đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh xương khớp rất cao, trong đó bao gồm cả đau nhức khớp ngón tay. Do tính chất công việc, những người làm việc văn phòng thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với máy vi tính, thực hiện các thao tác trên bàn phím và nhấp chuột liên tục. Điều này khiến các khớp ngón tay phải hoạt động nhiều trong thời gian dài (trung bình ít nhất 8 tiếng/ngày), hệ quả là làm cho sụn khớp bị tổn thương, các đầu xương dưới sụn cọ xát vào nhau, gây viêm đau.

Nếu không có biện pháp khắc phục đúng cách, tình trạng này sẽ ngày càng trầm trọng hơn, dẫn đến cơn đau nhức triền miên, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng công việc và cuộc sống của người mắc. Những biến chứng của viêm đau khớp ngón tay có thể xảy ra là biến dạng ngón tay, mất chức năng vận động, teo cơ, nguy hiểm nhất là tàn tật vĩnh viễn.

Nguyên nhân gây đau nhức khớp ngón tay ở dân văn phòng do đâu?

Cho dù mùa đông hay mùa hè, thời tiết nắng ấm hay chuyển mùa lạnh thì tình trạng đau khớp ngón tay vẫn luôn là nỗi ám ảnh lớn của dân văn phòng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, có thể là sự thiếu hụt canxi, do bệnh lý hoặc các yếu tố bên ngoài tác động, cụ thể:

Do mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp

Viêm đa khớp dạng thấp là căn bệnh thấp khớp mạn tính, có liên quan yếu tố tự miễn, xảy ra do hệ miễn dịch bị suy yếu nên đã “tấn công” vào các mô, sụn khớp gây nên tình trạng sưng viêm, đau nhức tại khớp ngón tay.

Viêm đa khớp dạng thấp có thể khiến người mắc gặp phải các biến chứng nguy hiểm như biến dạng khớp, tim mạch, đột quỵ, biến chứng ở da, phổi,… Khi bị viêm đa khớp dạng thấp, các dây thần kinh ở cổ tay, ngón tay, cánh tay của bệnh nhân nhanh chóng bị chèn ép. Điều này gây ra những cơn đau nhức thường xuyên ở vùng cánh tay, bàn tay, ngón tay.

Do thoái hóa khớp ngón tay

Thoái hóa khớp chính là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau khớp ngón tay ở dân văn phòng. Tình trạng này khiến cho phần sụn khớp suy yếu, nứt vỡ và làm cho khớp bị thoái hóa dần. Bên cạnh đó, phần bao khớp nhanh chóng bị bong tróc, sưng viêm. Đồng thời, xương dưới sụn trở nên xơ hóa hoặc mọc gai. Chính điều này đã gây ra tình trạng đau nhức, cứng khớp hoặc làm mất khả năng vận động khớp ngón tay.

Thiếu hụt canxi

Đa phần những người làm việc văn phòng thường trong độ tuổi từ 25 trở lên. Ở lứa tuổi này, lượng canxi trong xương và cơ thể thiếu hụt trầm trọng, rất dễ khiến cho phần xương dưới sụn bị loang lổ. Chính điều này đã hình thành nên các gai xương, khiến cho người bệnh cảm thấy các ngón tay của mình bị tê nhức, khó cử động. Nhiều trường hợp có hiện tượng sưng, đau không thể cầm nắm hay gõ máy tính.

Do ngồi điều hòa thường xuyên

Môi trường làm việc chủ yếu trong phòng máy lạnh cũng là yếu tố dẫn đến tình trạng đau nhức khớp ngón tay ở dân văn phòng. Nguyên nhân là do có sự chênh lệch nhiệt độ bên ngoài với trong phòng điều hòa.

Vào mùa hè, mọi người chỉ mặc những chiếc áo, váy mỏng thoáng mát. Nhưng khi bước vào phòng điều hòa, nhiệt độ chênh lệch đột ngột sẽ kích thích mạch máu co mạnh. Dòng máu không được lưu thông tốt để truyền tới các khớp xương dẫn tới đau nhức khớp ngón tay.

Sự thay đổi thời tiết

Khi trời chuyển lạnh, nhiệt độ môi trường hạ xuống đột ngột khiến cho các mạch máu ngoại vi co lại, dẫn đến giảm cung cấp máu cho khớp. Đặc biệt, mạch máu tại ngón tay khá nhỏ, hầu hết là các mao mạch và vi mạch nên khi chúng co lại sẽ chặn đứng sự lưu thông máu, gây ra đau đớn tại các khớp. Bên cạnh đó, trời lạnh cũng làm giảm sự lưu thông của dịch khớp, khiến khớp trở nên khô cứng. Sự cọ xát giữa các đầu xương tăng lên, gây đau nhức nhiều hơn. Mặt khác, khi trời lạnh, áp suất khí quyển sẽ giảm, độ ẩm tăng, khiến cho khớp giãn ra và chèn ép vào các dây thần kinh xung quanh sụn khớp. Chính điều này khiến bệnh nhân cảm nhận rõ hơn các cơn đau, đặc biệt là khi “gõ máy tính” - thao tác cơ bản của nhân viên văn phòng.

Cách điều trị đau khớp ngón tay ở dân văn phòng

Đau khớp ngón tay gây ra hàng loạt các biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt của người mắc. Dưới đây là 1 số cách chữa đau khớp ngón tay phổ biến nhất mà bạn có thể tham khảo:

Điều trị với thuốc tây

Các chuyên gia khuyến cáo rằng, việc sử dụng thuốc tây chỉ là giải pháp tạm thời, nếu dùng kéo dài sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là khiến bệnh thêm trầm trọng hơn. Với những cơn đau nhẹ và vừa, bạn có thể dùng thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (còn gọi NSAIDs) như: Paracetamol, ibuprofen, meloxicam, diclofenac,... Tuy nhiên, không nên lạm dụng các thuốc này bởi có thể gặp phải tác dụng phụ ảnh hưởng đến dạ dày, chức năng gan, thận,…

Thuốc tây điều trị đau nhức khớp ngón tay ở dân văn phòng 

Thuốc tây điều trị đau nhức khớp ngón tay ở dân văn phòng

Ngoài ra, các thuốc chống viêm steroid là cũng phương án được sử dụng đối với trường hợp viêm đau nặng nhưng cần có sự kê đơn, theo dõi và hướng dẫn của nhân viên y tế. Một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra bao gồm: Chảy máu dạ dày, loãng xương, phù, suy gan, suy thận, tiểu đường, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch,…

Điều trị với thuốc nam

Những bài thuốc nam có tác dụng cải thiện tình trạng viêm đau khớp ngón tay rất hiệu quả và an toàn. Vì được chiết xuất từ các nguyên liệu là những cây thuốc trong thiên nhiên nên không gây nên tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.

- Bài thuốc từ lá lốt: Chuẩn bị khoảng 250g lá lốt, đem rửa sạch và phơi cho tới khi héo dần. Sau đó, đem phần lá lốt đã chuẩn bị sắc lên cùng với nước sạch trong khoảng 30 phút. Tiếp theo, bắc nồi thuốc ra, lọc lấy nước và để ấm rồi sử dụng sau bữa ăn tối. Lưu ý thực hiện kiên trì trong khoảng 20 ngày để thấy được tác dụng cải thiện tình trạng đau nhức khớp ngón tay.

Bài thuốc từ lá lốt trị đau nhức khớp ngón tay 

Bài thuốc từ lá lốt trị đau nhức khớp ngón tay

- Chữa viêm khớp bằng cây cỏ xước: Chuẩn bị nguyên liệu khoảng 200g cây cỏ xước và đem rửa sạch, thái nhỏ. Phơi khô hoặc để tươi đều có thể sử dụng được. Hàng ngày lấy 10 -16g đem sắc lấy nước để uống sẽ nhanh chóng cải thiện chứng bệnh đau nhức khớp ngón tay ở dân văn phòng.

Điều trị với những bài tập đơn giản

Để khắc phục tình trạng đau nhức khớp ngón tay, người mắc có thể áp dụng một số bài tập sau đây:

- Bài tập chạm ngón tay: Sử dụng ngón tay cái lần lượt chạm vào những đầu ngón tay còn lại. Thực hiện bài tập kiên trì, tuy nhiên những trường hợp duỗi ngón tay ra mà thấy đau thì nên dừng lại.

 Bài tập chạm ngón tay

Bài tập chạm ngón tay

- Bài tập uốn cong khớp ngón tay: Uốn cong hết cỡ những ngón tay của bạn, sau đó thực hiện duỗi ngón tay thẳng ra. Bài tập đơn giản này nếu được lặp đi lặp lại nhiều lần trong khoảng 10 phút mỗi ngày sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe khớp ngón tay.

- Bài tập nắm đấm: Nắm bàn tay lại tạo thành 1 nắm đấm rồi duỗi ra từ từ. Lưu ý làm thật chậm rãi, bài tập này sẽ giảm đau đớn hiệu quả.



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp
    8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp không đơn giản chỉ điều trị một vài ngày đã khỏi ngay vì đây là bệnh viêm mạn tính. Do đó rất nhiều người lo lắng bệnh viêm khớp dạng thấp lâu ngày có gây tàn phế và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể không? Dưới đây là 8 điều cần biết về căn bệnh này, giúp bệnh nhân điều trị đúng hướng giúp bệnh ổn định, ngăn ngừa biến chứng.

  •         Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?
    Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?

    Ngoài việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất béo không no, rau xanh, hoa quả tươi…kết hợp với việc vận động tập luyện, kiên trì sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để bệnh viêm khớp nhanh được cải thiện. Bệnh nhân cần kiêng những gì để bệnh viêm khớp tái phát ?