Viêm đa khớp - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm đa khớp là tình trạng viêm lớn hơn 5 khớp cùng lúc, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người mắc. Nếu không điều trị đúng cách, kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí liệt vĩnh viễn. Cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh lý viêm đa khớp và phương pháp điều trị, giảm đau nhức hiệu quả!

Viêm đa khớp là gì?

Viêm đa khớp là thuật ngữ chỉ tình trạng nhiều khớp bị viêm. Theo tiêu chuẩn đặt ra, nếu có lớn hơn 5 khớp ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể bị viêm, đau cùng thời điểm thì có thể xem là mắc viêm đa khớp. 

Viêm đa khớp có xu hướng gây sưng đau ở ngón tay, ngón chân, cổ tay, mắt cá chân, hông, đầu gối, cổ, vai, khuỷu tay. Cơn đau có thể xảy ra đột ngột hoặc liên tục ở nhiều khớp kéo dài hàng tuần, thậm chí hàng tháng.

Viêm đa khớp là tình trạng đau đớn, sưng viêm nhiều khớp cùng lúc

Viêm đa khớp là tình trạng đau đớn, sưng viêm nhiều khớp cùng lúc

Triệu chứng bệnh viêm đa khớp

Viêm đa khớp gây nhiều triệu chứng khác nhau, bao gồm: 

Khớp sưng đau

Đau khớp là triệu chứng đặc trưng của tình trạng viêm đa khớp. Cơn đau được mô tả là cảm giác âm ỉ, đau nhức và đôi khi đau nhói. Ngoài ra, cũng có thể xuất hiện kèm theo triệu chứng nóng, đỏ và sưng.

Độ cứng khớp

Các khớp cứng làm giảm phạm vi vận động. Người bệnh không có khả năng thực hiện một số công việc, động tác mặc dù rất đơn giản như cài cúc áo, gãi lưng, leo cầu thang hoặc nâng cánh tay lên cao.

Dị tật khớp

Các khớp bị viêm và tổn thương có thể hình thành mô sẹo, xương phát triển quá mức và thoái hóa. Điều này dẫn đến hình thành các khối u, vết sưng hoặc sự liên kết bất thường của khớp gây dị tật.

Tiếng kêu ở khớp

Khớp bị ảnh hưởng có thể phát ra âm thanh lạo xạo, lục khục, răng rắc. Nguyên nhân là do tình trạng viêm khiến bề mặt khớp bình thường trơn tru và thẳng hàng trở nên thô ráp, sần sùi.

Đau khớp dữ dội hơn vào buổi sáng

Người bị viêm đa khớp có thể nhận thấy các triệu chứng bệnh như đau, cứng khớp trở nên tồi tệ hơn vào buổi sáng hoặc sau khi ngồi lâu và đứng dậy.

Ngoài ra, người bị viêm đa khớp có thể gặp các triệu chứng khác như sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, giảm cân,... 

Viêm đa khớp gây nhiều triệu chứng khác nhau

Viêm đa khớp gây nhiều triệu chứng khác nhau

Nguyên nhân gây bệnh viêm đa khớp là gì?

Có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn gây bệnh viêm đa khớp. Dưới đây là các bệnh lý thường gặp có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiều khớp:

Lupus ban đỏ

Dạng viêm đa khớp này ngoài ảnh hưởng đến xương khớp thường tác động đến da, thận và hệ thần kinh trung ương.

Viêm khớp vảy nến

Các triệu chứng kèm theo cần chú ý đó là phát ban đỏ có vảy, ngón tay, ngón chân sưng giống “hình xúc xích” ở một bên cơ thể.

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn dịch, hình thành do hệ thống miễn dịch của cơ thể tự tấn công mô của chính nó. Đây là bệnh lý toàn thân và có thể liên quan đến nhiều khớp cùng lúc.

Bệnh gout

Gout là dạng viêm khớp phổ biến gây đau nhức thường ảnh hưởng đến các khớp ngón chân cái, ngón tay,... Trong giai đoạn bệnh bùng phát, các triệu chứng trở nên tồi tệ, nhiều khớp bị viêm sưng tấy. 

Đau cơ xơ hóa

Đây là tình trạng ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, gây đau và mệt mỏi ở nhiều vùng cơ xương khớp khác nhau. 

Viêm khớp tự phát ở trẻ vị thành niên

Khi viêm đa khớp xuất hiện ở đối tượng trẻ thiếu niên được gọi là viêm khớp tự phát vị thành niên. Tình trạng này gây sưng đau ở các khớp lớn và nhỏ từ mắt cá chân, cổ tay, bàn tay đến hông, đầu gối, thậm chí có thể xảy ra ở vùng cổ, hàm.

Viêm đa khớp có thể xuất hiện ở trẻ nhỏ

Viêm đa khớp có thể xuất hiện ở trẻ nhỏ

Yếu tố nguy cơ gây viêm đa khớp

Yếu tố nguy cơ của viêm đa khớp bao gồm các tác nhân có thể can thiệp thay đổi được và tác nhân không thể thay đổi được:

Yếu tố có thể thay đổi bao gồm:

  • Lối sống: Hút thuốc, thường xuyên uống rượu và cafein có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm đa khớp.
  • Môi trường sống, làm việc: Nếu trẻ thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố như khói thuốc từ khi còn nhỏ hoặc người lớn sống, làm việc trong môi trường ô nhiễm sẽ làm tăng nguy cơ mắc viêm đa khớp. 

Yếu tố không thể thay đổi bao gồm:

  • Tuổi tác: Ở độ tuổi càng cao thì nguy cơ mắc viêm đa khớp càng lớn.
  • Giới tính: Tỷ lệ nữ giới bị viêm đa khớp cao hơn nam.
  • Di truyền: Các gen di truyền có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm đa khớp.

Viêm đa khớp có nguy hiểm không? Chữa được không?

Viêm đa khớp có thể dẫn đến mất khả năng lao động, ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất của người bệnh. Thậm chí, nhiều trường hợp mắc viêm đa khớp nặng có thể bị suy nhược cơ thể.

Nếu bệnh không được điều trị kịp thời hoặc kiểm soát tốt, không chỉ hệ xương khớp mà các bộ phận khác của cơ thể cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng:

  • Phổi: Hình thành sẹo trên phổi dẫn đến khó thở và ho mạn tính.
  • Mắt: Khô mắt hoặc viêm mắt.
  • Da: Phát ban hoặc hình thành cục u phát triển dưới da.
  • Tim: Lớp niêm mạc xung quanh tim bị viêm gây đau ngực, tăng khả năng bị đau tim và đột quỵ.

Viêm đa khớp có thể gây biến chứng trên tim

Viêm đa khớp có thể gây biến chứng trên tim

Bệnh viêm đa khớp tuy chưa thể chữa khỏi nhưng có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp như sử dụng thuốc kết hợp chế độ ăn uống, luyện tập và thay đổi lối sống. Hiện nay, với sự tiến bộ của y học, ngày càng có nhiều loại thuốc điều trị viêm đa khớp được nghiên cứu và ứng dụng thành công.

>>> XEM THÊM: Biến chứng nguy hiểm của viêm đa khớp cần cảnh giác!

Điều trị viêm đa khớp như thế nào?

Điều trị viêm đa khớp cần kết hợp nhiều phương pháp tùy tình trạng bệnh và khả năng đáp ứng của người mắc. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến bác sĩ có thể chỉ định:

Bị viêm đa khớp uống thuốc gì?

Thuốc cho hiệu quả trong việc giảm đau khớp và chống viêm nhiễm. Một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị viêm đa khớp đó là: 

  • Thuốc giảm đau không kê đơn: Bao gồm acetaminophen và thuốc chống viêm, giảm đau không steroid (NSAIDs) như aspirin, naproxen, ibuprofen,...  Acetaminophen có thể được sử dụng kết hợp với một số loại thuốc kê đơn. Thuốc có thể làm dịu cơn đau, ngăn ngừa viêm khớp bùng phát. Tuy nhiên, việc sử dụng liều cao và lâu dài có thể gây chảy máu dạ dày, tổn thương thận.
  • Thuốc chống thấp khớp (DMARDs): Các thuốc này bao gồm methotrexate, hydroxychloroquine, leflunomide,... giúp ngăn chặn sự phá hủy khớp, bảo vệ khớp khỏi tổn thương. Tuy nhiên, hãy thận trọng với các tác dụng phụ của thuốc bao gồm tăng nguy cơ nhiễm trùng và tổn thương gan.
  • Thuốc giảm đau kê đơn: Các thuốc giảm đau nhóm này bao gồm naproxen, indomethacin, celecoxib,... giúp tăng cường kiểm soát tình trạng viêm, đau và một số triệu chứng khác của bệnh viêm đa khớp. Theo cảnh báo của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), thuốc có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.
  • Thuốc corticosteroid: Bao gồm prednisone và cortisone, có thể dùng đường uống hoặc tiêm kết hợp với các nhóm thuốc nêu trên tùy theo tình trạng bệnh để kiểm soát triệu chứng của viêm đa khớp. Thuốc có thể gây nhiều tác dụng phụ nếu dùng kéo dài như loãng xương, rối loạn tiêu hóa, suy thượng thận,...

Điều trị viêm đa khớp bằng thuốc tây có thể gây nhiều tác dụng phụ

Điều trị viêm đa khớp bằng thuốc tây có thể gây nhiều tác dụng phụ

>>> XEM THÊM: Bị viêm đa khớp uống thuốc gì?

Khi nào nên phẫu thuật viêm đa khớp?

Nếu các biện pháp trên không đem lại hiệu quả, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định phẫu thuật khớp tùy theo mức độ bệnh:

  • Sửa khớp: Trong một số trường hợp, bề mặt khớp có thể được làm nhẵn để giảm đau và cải thiện chức năng vận động. Thủ thuật này thường được thực hiện bằng phương pháp nội soi, thông qua vết rạch nhỏ trên khớp.
  • Thay khớp: Đây là thủ thuật loại bỏ khớp bị hư hỏng và thay thế bằng khớp nhân tạo. Chủ yếu áp dụng đối với khớp hông và đầu gối.
  • Hợp nhất khớp: Phương pháp này sẽ loại bỏ phần đầu của hai xương trong khớp và sau đó khóa chúng lại với nhau tạo thành một khối cứng. Thủ thuật này thường được áp dụng với các khớp nhỏ hơn như cổ tay, mắt cá chân và ngón tay. 

Bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm đa khớp

Nhiều người bị viêm đa khớp mạn tính tìm đến các bài thuốc dân gian giúp cải thiện triệu chứng bệnh, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây y. Dưới đây là một số phương pháp người bị viêm đa khớp có thể tham khảo:

Bài thuốc từ cây hy thiêm

Theo y học hiện đại, cây hy thiêm chứa nhiều hoạt chất giúp giảm đau như daturosid, orientin,... cải thiện lưu thông máu và bảo vệ xương khớp. Đây là thảo dược xuất hiện trong nhiều bài thuốc chữa viêm đa khớp được nhiều người tin tưởng.

Cách thực hiện: Rửa sạch 100g hy thiêm khô, 50g thiên niên kiện, thêm đường và rượu đun đến khi thành cao cô đặc. Mỗi lần dùng lượng vừa đủ pha nước ấm uống trước bữa ăn.

Bài thuốc từ cây hy thiêm giúp cải thiện triệu chứng bệnh viêm đa khớp

Bài thuốc từ cây hy thiêm giúp cải thiện triệu chứng bệnh viêm đa khớp

Bài thuốc từ cây bạch đàn

Lá bạch đàn là thảo dược được ứng dụng trong nhiều bài thuốc chữa viêm đa khớp. Bởi lá cây bạch đàn chứa tanin giúp giảm sưng, đau hiệu quả. 

Cách thực hiện: Rang nóng 1 nắm lá bạch đàn rồi đắp vào vùng khớp bị ảnh hưởng.

Bài thuốc từ cây dây đau xương

Cây dây đau xương chứa alkaloid giúp giảm đau, tê buốt, chống viêm, thường được sử dụng để chữa viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp, đau nhức xương khớp.

Cách thực hiện: Lấy dây đau xương rửa sạch, để ráo nước sau đó giã nát. Bọc hỗn hợp vào tấm vải sạch sau đó cố định vào vị trí khớp ảnh hưởng. 

Phương pháp hỗ trợ giảm đau khớp

Bên cạnh những phương pháp trên, việc kết hợp thực hiện các giải pháp hỗ trợ giảm đau, giúp người bệnh bớt khó chịu và cải thiện khả năng vận động đóng vai trò quan trọng. Dưới đây là một số giải pháp bác sĩ khuyên người bị viêm đa khớp nên thực hiện: 

Tập thể dục

Tập thể dục giúp kiểm soát cơn đau cực kỳ hiệu quả cho những người mắc bệnh xương khớp. Việc tập thể dục thường xuyên, đều đặn giúp cải thiện sức khỏe và chức năng khớp. Một số bộ môn người bị viêm đa khớp có thể tham gia đó là bơi lội, yoga, chạy bộ, đạp xe,...

Người bị viêm đa khớp nên duy trì tập thể dục thường xuyên

Người bị viêm đa khớp nên duy trì tập thể dục thường xuyên

Liệu pháp nóng và lạnh

Chườm nóng hoặc lạnh tại khớp bị viêm là biện pháp khắc phục tạm thời giúp làm dịu tình trạng viêm và đau, khiến người cảm thấy dễ chịu hơn.

Châm cứu

Liệu pháp châm cứu sử dụng kim nhỏ châm vào các điểm huyệt đạo cụ thể trên da để giảm nhiều loại đau, bao gồm cả đau do bệnh lý viêm đa khớp gây ra.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu được khuyến khích nhằm tăng cường các cơ hỗ trợ khớp bị tổn thương, giúp giảm độ cứng khớp và cải thiện phạm vi chuyển động. Trong buổi tập, người bệnh sẽ học được cách thực hiện đúng các động tác kéo căng, kéo giãn dưới sự hướng dẫn của chuyên gia. 

>>> XEM THÊM: Bị viêm đa khớp kiêng ăn gì?

Làm thế nào để ngăn ngừa viêm đa khớp?

Dưới đây là một số biện pháp giúp bảo vệ xương khớp, phòng ngừa viêm đa khớp: 

  • Vận động thường xuyên: Tránh giữ một tư thế quá lâu. Đặc biệt đối với nhân viên văn phòng, khi làm việc hãy đứng dậy và vươn vai sau mỗi 15 phút. 
  • Hạn chế căng thẳng, áp lực cho khớp: Tránh các tư thế hoặc chuyển động gây căng thẳng cho khớp. Thực hiện các hoạt động vừa sức, không nên cố gắng bưng, bê, cậy, mở để hạn chế nguy cơ khớp bị tổn thương. 
  • Duy trì trọng lượng cơ thể tốt: Thừa cân là một trong những yếu tố nguy cơ được biết đến nhiều và quan trọng nhất đối với bệnh viêm đa khớp. Hãy duy trì cân nặng cơ thể ở mức vừa phải để các khớp không bị quá tải. 
  • Bổ sung đủ nước mỗi ngày: Sụn ​​trong khớp được cấu tạo chủ yếu từ nước, giúp nó trở thành “tấm đệm” cho các khớp. Do vậy, nếu thiếu nước sụn có thể bị khô và dễ hư hỏng do hao mòn.

Viêm đa khớp là bệnh lý nguy hiểm cần được can thiệp điều trị sớm tránh biến chứng nguy hiểm. Hãy chú ý theo dõi những bất thường của xương khớp, thăm khám định kỳ để phát hiện bệnh sớm nhất, nâng cao hiệu quả điều trị. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy ghi lại số điện thoại hoặc comment để được chuyên gia tư vấn.

Link tham khảo:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/320149#causes

https://www.medicalnewstoday.com/articles/320149

https://www.healthline.com/health/reactive-arthritis-treatment#dmards

https://www.everydayhealth.com/arthritis/arthritis-treatment-know-your-options.aspx



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp
    8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp không đơn giản chỉ điều trị một vài ngày đã khỏi ngay vì đây là bệnh viêm mạn tính. Do đó rất nhiều người lo lắng bệnh viêm khớp dạng thấp lâu ngày có gây tàn phế và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể không? Dưới đây là 8 điều cần biết về căn bệnh này, giúp bệnh nhân điều trị đúng hướng giúp bệnh ổn định, ngăn ngừa biến chứng.

  •         Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?
    Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?

    Ngoài việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất béo không no, rau xanh, hoa quả tươi…kết hợp với việc vận động tập luyện, kiên trì sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để bệnh viêm khớp nhanh được cải thiện. Bệnh nhân cần kiêng những gì để bệnh viêm khớp tái phát ?