Ảnh hưởng của dinh dưỡng trong bệnh viêm xương khớp

Quá trình viêm xương khớp là quá trình tạo thành các sản phẩm hoạt hóa sinh học của các acid béo, đó là Prostaglandin và Leucotriene dẫn xuất từ acid béo thiết yếu. Acid Arachidonic; các dẫn xuất hoạt hóa này có thể thay đổi thành phần acid béo trong thức ăn.

Acid Arachidonic là thành phần của Phospholipid màng tế bào là cơ chất của men Cyclooxygenase và Lipooxygenase.

Cyclooxygenase là men hoạt hóa acid béo tạo thành Prostaglandin và Thromboxane, hai chất này kích thích phản ứng viêm và thúc đẩy kết dính tiểu cầu, Prostaglandin E gây giãn mạch, xung huyết, tăng cảm giác đau.

Sử dụng thức ăn từ hải sản, dầu cá có chứa acid béo kép không no type n-3 bao gồm acid Eicosopentaenoic (EPA, C20:5) và acid Docosahexaenoic (DHA, C22:6) có thể thay thế acid Arachidonic của màng tế bào. Hai acid EPA và DHA cũng là cơ chất cho men Lipooxygenase để tạo thành Leucotriene B5 - LTB5 ít kích thích viêm và ít gây dính tiểu cầu hơn là Leucotriene B4 dẫn xuất từ acid béo thiết yếu Arachidonic. Bữa ăn sử dụng từ dầu cá thay mỡ đã được chứng minh trong một số công trình lâm sàng là có tác dụng giảm đau và giảm sưng khớp.
 

 

hình minh họa

Chế độ ăn trong một số bệnh viêm xương khớp thường gặp:

1. Người béo phì thường kèm thoái hóa khớp, cho nên người béo phì cần giảm cân, cân bằng chế độ ăn kiêng từ từ để làm giảm tối đa những chấn động trên khớp.

2. Người có tình trạng dinh dưỡng kém mà bị viêm đa khớp dạng thấp, nên ăn nhiều hơn bình thường bằng cách ăn thành nhiều bữa nhỏ (bữa phụ) để dung nạp tốt hơn.

3. Bệnh thoái hóa khớp và viêm đa khớp dạng thấp cần ăn:

- Thịt heo, thịt gia cầm (gà, vịt, bò) cá biển, tôm, cua, sò.

- Ngũ cốc: lúa mì, lúa mạch...

- Bổ sung thêm: vitamin D, B, K, folic acid, calcium, sắt có chứa trong các loại rau.

- Dùng các loại dầu chứa acid béo omega 3 như: dầu đậu nành, dầu hạnh nhân, dầu ô-liu...
 

 

hình minh họa

Tóm lại, viêm xương khớp là loại bệnh ngày càng phổ biến và trở thành mối quan tâm của ngành y tế nước nhà. Việc điều trị chủ yếu hiện nay vẫn sử dụng các thuốc kháng viêm không steroid và glucocorticoide.

Các thuốc kháng viêm không steroid gây giảm tổng hợp Prostaglandin nhờ ức chế men Cyclooxygenase.

Corticoid ức chế hoạt hóa men Phospholipase A2 gây giảm giải phóng acid béo thiết yếu Arachidonic từ màng tế bào, do đó giảm sản xuất Prostaglandin, Thromboxane A2, và giảm viêm.
Từ cơ chế trên có thể điều chỉnh được bằng chế độ ăn, góp phần đạt được kết quả điều trị như mong đợi.



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp
    8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp không đơn giản chỉ điều trị một vài ngày đã khỏi ngay vì đây là bệnh viêm mạn tính. Do đó rất nhiều người lo lắng bệnh viêm khớp dạng thấp lâu ngày có gây tàn phế và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể không? Dưới đây là 8 điều cần biết về căn bệnh này, giúp bệnh nhân điều trị đúng hướng giúp bệnh ổn định, ngăn ngừa biến chứng.

  •         Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?
    Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?

    Ngoài việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất béo không no, rau xanh, hoa quả tươi…kết hợp với việc vận động tập luyện, kiên trì sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để bệnh viêm khớp nhanh được cải thiện. Bệnh nhân cần kiêng những gì để bệnh viêm khớp tái phát ?