Cứng khớp ngón tay khi ngủ dậy có nguy hiểm không? Xem ngay TẠI ĐÂY!

 Nhiều người cảm thấy lo lắng khi khớp ngón tay đột nhiên bị co cứng, khó cử động vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy. Đây có thể là dấu hiệu về một bệnh lý xương khớp nào đó, nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng khôn lường. Để làm sáng tỏ vấn đề cứng khớp ngón tay khi ngủ dậy, bạn hãy cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây.

Hiện tượng cứng khớp ngón tay khi ngủ dậy

Cứng khớp ngón tay sau khi ngủ dậy là vấn đề nhiều người gặp phải. Hiện tượng này thường kéo dài trong khoảng 30 phút, gây hạn chế khả năng cử động khớp ở bàn tay kể cả việc cầm nắm đơn giản nhất.

Cứng khớp ngón tay có thể tự khỏi nếu chỉ là phản ứng cơ học thông thường của cơ thể khi phải chịu một áp lực nào đó, chẳng hạn như: Nằm đè lên bàn tay để ngủ, xách đồ quá nặng, đánh máy trong thời gian dài,...

Tuy nhiên, trường hợp cứng khớp ngón tay diễn ra trong thời gian dài kèm theo những triệu chứng như:

- Các ngón tay tê bì (cảm giác như kiến bò).

- Đau nhức ở các khớp ngón tay, nhất là khi thời tiết chuyển mùa.

- Khớp ngón tay sưng tấy, ấm nóng.

- Khớp ngón tay có thể biến dạng, không thể co duỗi.

Lúc này, rất có thể bạn đã gặp phải vấn đề xương khớp. Đây là những tổn thương nghiêm trọng, nếu không điều trị sớm, cơ ở bàn tay sẽ teo lại, các đốt ngón tay co quắp và chồng lên nhau, khiến bàn tay mất khả năng hoạt động.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tê cứng khớp ngón tay khi ngủ dậy, chủ yếu là do các bệnh về xương khớp gây nên, cụ thể:

Viêm đa khớp dạng thấp: Hầu hết những người mắc bệnh này đều có biểu hiện cứng khớp buổi sáng, kéo dài nhiều tiếng đồng hồ. Bệnh thường gặp ở người cao tuổi và phụ nữ với những biểu hiện sưng nóng, đỏ, đau, cứng các khớp ngón tay. Nếu để lâu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ khiến người mắc phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.

Thoái hóa khớp: Khi xương khớp bị lão hóa sẽ khiến sụn khớp bào mòn, đồng thời hình thành những chồi xương gây chèn ép dây thần kinh và gây ra những cơn đau và hiện tượng cứng khớp ngón tay.

Bệnh lupus ban đỏ: Bệnh lupus tự miễn cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến các khớp, làm tê cứng, viêm sưng khớp ngón tay.

Gout: Gout không chỉ gây cứng khớp mà còn khiến ngón tay người bệnh sưng tấy, nóng đỏ, đau đớn.

Hội chứng ống cổ tay: Bệnh thường gặp ở người làm việc văn phòng, sử dụng nhiều và thường xuyên bàn tay, ngón tay sẽ khiến các khớp ở tay đau nhức, tê cứng.

Thiếu hụt canxi: Thiếu hụt canxi thường gặp ở phụ nữ do chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, đặc biệt sau giai đoạn mang thai và sinh nở, cơ thể bị thiếu hụt canxi hoặc giảm hấp thụ canxi, ảnh hưởng đến xương khớp, từ đó gây tê mỏi, cứng khớp ngón tay.

Cách điều trị cứng khớp ngón tay

Để cải thiện tình trạng cứng khớp ngón tay khi ngủ dậy, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:

Tập vật lý trị liệu: Một số bài tập giúp vật lý trị liệu có khả năng khắc phục chứng tê cứng khớp ngón tay bằng cách tăng khả năng lưu thông đến các khớp ngón tay, từ đó giúp giảm sưng, viêm.

 Các bài tập vật lý trị liệu giúp cải thiện tình trạng cứng khớp ngón tay

Các bài tập vật lý trị liệu giúp cải thiện tình trạng cứng khớp ngón tay

Chế độ ăn uống lành mạnh: Một chế độ ăn ít mỡ, giàu đạm và tăng cường vitamin, khoáng chất sẽ giúp cải thiện các vấn đề xương khớp, trong đó có cứng khớp ngón tay.

Hạn chế gây áp lực lên ngón tay: Việc thường xuyên sử dụng tay để cầm, nắm, mang, xách vật nặng cũng như bẻ ngón tay sẽ tạo áp lực lên các khớp ngón tay.

 

 



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp
    8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp không đơn giản chỉ điều trị một vài ngày đã khỏi ngay vì đây là bệnh viêm mạn tính. Do đó rất nhiều người lo lắng bệnh viêm khớp dạng thấp lâu ngày có gây tàn phế và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể không? Dưới đây là 8 điều cần biết về căn bệnh này, giúp bệnh nhân điều trị đúng hướng giúp bệnh ổn định, ngăn ngừa biến chứng.

  •         Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?
    Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?

    Ngoài việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất béo không no, rau xanh, hoa quả tươi…kết hợp với việc vận động tập luyện, kiên trì sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để bệnh viêm khớp nhanh được cải thiện. Bệnh nhân cần kiêng những gì để bệnh viêm khớp tái phát ?