Thấp khớp là gì? Cách điều trị bệnh như thế nào? Là những câu hỏi gần đây được rất nhiều người quan tâm bởi. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người mắc và gây nhiều biến chứng khó lường nêu không phát hiện và điều trị kịp thời. Để trả lời cho những thắc mắc này, bạn đọc hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Thấp khớp là gì?
Thấp khớp còn được gọi là viêm khớp dạng thấp, là bệnh có liên quan đến hệ thống miễn dịch. Thấp khớp xuất hiện chủ yếu ở người cao tuổi và phụ nữ. Bệnh được xác định là do hệ thống miễn dịch hoạt động chống lại chính các mô và tế bào khỏe mạnh của cơ thể.
Các triệu chứng của thấp khớp bao gồm:
Cứng khớp: Thường xuất hiện vào sáng sớm, khi mới ngủ dậy, các khớp thường bị cứng, khó cử động. Tình trạng này có thể kéo dài 1- 2 giờ hoặc thậm chí cả ngày.
Khớp sưng tấy, đau nhức: Đây là biểu hiện hay gặp nhất ở bệnh thấp khớp, Cơn đau có thể âm ỉ kéo dài, hoặc dữ dội đột ngột. Người mắc thường bị sưng tấy, nóng đỏ tại vị trí khớp, khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu.
Hạn chế khả năng vận động: Những cơn đau xuất hiện cũng làm ảnh hưởng đến khả năng vận động, sinh hoạt của người bệnh. Một số động tác co gập ngón tay, đầu gối,... cũng bị hạn chế.
Biến dạng khớp: Khi bệnh chuyển nặng, sụn khớp sẽ bị tổn thương nghiêm trọng, làm biến dạng khớp, dính khớp, gây ra hiện tượng: Bàn tay gió thổi, cổ tay hình lưng lạc đà,.... Nếu không được điều trị kịp thời, người mắc có khả năng bị tàn phế cao.
Ngoài ra, người mắc còn có những triệu chứng khác như: Sốt, người mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng,...
Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh thấp khớp
Ngoài nguyên nhân sâu xa gây nên thấp khớp là do sự rối loạn hệ thống miễn dịch, thì những yếu tố sau đây cũng làm tăng nguy cơ khiến bệnh hình thành, đó là:
- Độ tuổi: Thống kê cho thấy, có khoảng ½ số người từ 65 tuổi mắc bệnh thấp khớp.
- Di truyền: Nếu trong gia đình có cha mẹ hoặc người thân bị thấp khớp thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn so với người bình thường.
- Giới tính: Nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ mắc thấp khớp ở phụ nữ cao hơn nam giới.
- Chế độ ăn: Khi cơ thể dung nạp nhiều thực phẩm giàu chất béo bão hòa, chất kích thích, thiếu chất xơ, vitamin và chất khoáng cũng góp phần khiến bệnh hình thành.
Điều trị thấp khớp
Thấp khớp nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, người mắc sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như: Biến dạng khớp, tàn phế,... Do đó, việc điều trị bệnh là vấn đề được nhiều người quan tâm. Hiện nay vẫn chưa có phương pháp nào có thể điều trị dứt điểm thấp khớp, chủ yếu tập trung cải thiện triệu chứng, phòng ngừa biến chứng và ngăn chặn bệnh tái phát. Một số phương pháp chủ yếu được dùng trong điều trị thấp khớp bao gồm:
Điều trị nội khoa: Hầu hết, người bệnh được chỉ định sử dụng nhóm thuốc chống viêm, giảm đau, corticoid giúp cải thiện các triệu chứng sưng đau. Tuy nhiên, việc lạm dụng nhóm thuốc này cũng khiến cơ thể gặp phải tác dụng phụ như: Viêm loét dạ dày tá tràng, rối loạn tiêu hóa,...
Liệu pháp vật lý: Phương pháp này giúp tăng cường sự dẻo dai và vận động khớp được linh hoạt, nhờ vào những bài tập nhẹ nhàng như: Chạy bộ, đạp xe, yoga,...
Yoga là một trong những bộ môn giúp cải thiện thấp khớp hiệu quả
Phẫu thuật: Trong trường hợp bệnh nhân đã thử các biện pháp trên nhưng không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật, giúp phục hồi chức năng đã bị mất do thấp khớp và sửa chữa lại những phần khớp bị phá hủy. Một số phương pháp phẫu thuật được áp dụng gồm: Thay thế khớp, làm chảy khớp, sửa chữa dây chằng.