Các nghiên cứu đã ghi nhận, mưa nắng thất thường, độ ẩm cao kết hợp với áp suất khí quyển thấp làm gia tăng những cơn đau và gây sưng khớp. Bên cạnh đó, nhiệt độ thay đổi làm tăng sự đơ cứng của khớp.
Chứng cứ thực nghiệm
Một nghiên cứu của Nhật Bản được công bố trên tạp chí Quốc tế Biometeorology cho thấy có mối liên hệ trực tiếp giữa áp suất thấp, nhiệt độ thấp và đau khớp. Các nhà khoa học gây viêm mạn tính lên chân của chuột tương tự như đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân viêm khớp. Khi chúng được đặt trong môi trường áp suất thấp và nhiệt độ thấp, những biểu hiện của triệu chứng đau khớp chân trở nên rõ rệt, trong khi điều đó không được ghi nhận trong nhóm đối chứng.
TS. Parvizi, Giám đốc Nghiên cứu lâm sàng tại ĐH Jefferson (Philadelphia, Mỹ) phát hiện ra rằng, khi áp lực không khí thay đổi, áp lực trong các khớp xương cũng thay đổi theo. Trong một nghiên cứu khác, người ta so sánh các bệnh nhân bị thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp với nhóm khỏe mạnh. Kết quả là các bệnh nhân thoái hóa khớp cảm thấy cơn đau ở khớp tăng lên khi áp suất không khí giảm xuống, trong khi ở nhóm viêm khớp dạng thấp chịu ảnh hưởng trước nhiệt độ thấp.
Thoái hóa sụn khớp - gốc rễ của cơn đau
Theo TS. Parvizi, những người bị đau khớp thường cảm nhận được sự thay đổi thời tiết trước khi nó xảy ra vì họ có lớp sụn đệm tại khớp ít hơn bình thường. Sụn khớp mỏng đi và hư tổn do có sự mất cân bằng giữa tái tạo và hủy hoại của sụn, hoặc cũng có thể do chấn thương gây viêm... Điều này dẫn tới những thay đổi ở phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch gây nên phản ứng viêm thứ phát.
Khi sụn khớp bị phá vỡ, gân và dây chằng căng ra, xương chà xát với nhau gây nên những cơn đau nhức và giảm chức năng vận động. Thêm vào đó, các sợi collagen type II trong sụn khớp trở nên mảnh, nhỏ hơn, lỏng lẻo và xoắn vặn gây thoái hóa chất nền sụn khớp.
Các triệu chứng đau nhức xảy ra từng đợt nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị, về lâu dài sẽ gây đau đớn, ảnh hưởng trực tiếp đến lao động và sinh hoạt hàng ngày. Ở trường hợp thoái hóa khớp nặng, các đầu xương lồi ra chạm vào nhau, có khi chèn ép dây thần kinh và có thể gặp nguy cơ tàn phế suốt đời. Đến nay, thoái hóa khớp vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế cho con người.
Bảo vệ sụn khớp trước thời tiết
Để phòng ngừa khớp thoái hóa, cần chăm sóc sụn khớp trước khi quá muộn. Theo đó, ngay khi còn trẻ nên tập thể dục đều đặn, tránh bị dư cân, tránh những động tác quá mạnh, uống nhiều nước, giảm muối, đường, mỡ… Không nên vội vã dùng thuốc giảm đau tức thời, bởi thuốc giảm đau chỉ chữa phần ngọn và để lại những tác dụng phụ không mong muốn trên gan, thận, tim, dạ dày...
Đồng thời, con người cần tiếp sức cho cơ thể bằng cách bổ sung các dưỡng chất sinh học như UC-II (collagen type II không biến tính) với tác dụng nuôi dưỡng sụn, tái tạo những hư hỏng trong ổ sụn, từ đó cải thiện chức năng khớp.
Hiện nay, sử dụng thuốc Đông y để chữa trị là ưu tiên số 1 vì cho hiệu quả lâu dài, không tái phát mà rất an toàn cho dạ dày và thận. Thuốc Đông y đi vào điều trị từ căn nguyên của bệnh giúp tạo dưỡng chất nuôi dưỡng sụn khớp, tạo chất nhầy (dịch khớp) để bảo vệ ổ khớp, tăng độ bền và dẻo dai cho khớp, giúp sinh huyết và lưu thông khí huyết đến tận tứ chi, ngăn cản thoái hóa của sụn khớp, sụn chêm, màng bao hoạt dịch giúp người bệnh đi lại dễ dàng.