Bệnh viêm khớp không nên ăn gì ?
Bệnh viêm xương khớp ngày nay đã trở thành vấn đề y khoa phổ biến, ước tính có khoảng gần 100 loại viêm xương khớp và chia làm 2 nhóm chính:Viêm xương khớp do thoái hóa và viêm xương khớp do viêm.Việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn vì còn liên quan đến sinh hoạt của bệnh nhân hàng ngày, vì vậy việc ứng dụng chế tiết dinh dưỡng và chế độ ăn uống hợp lý trong điều trị các bệnh viêm xương khớp có một ý nghĩa quan trọng, đã đạt được một số tiến bộ và hiểu biết đáng kể.
Ảnh hưởng của các chất dinh dưỡng trong bệnh viêm xương khớp
Quá trình viêm xương khớp là quá trình tạo thành các sản phẩm hoạt hóa sinh học của các acid béo, đó là Prostaglandin và Leucotriene dẫn xuất từ acid béo thiết yếu. Acid Arachidonic; các dẫn xuất hoạt hóa này có thể thay đổi thành phần acid béo trong thức ăn. Acid Arachidonic là thành phần của Phospholipid màng tế bào là cơ chất của men Cyclooxygenase và Lipooxygenase. Cyclooxygenase là men hoạt hóa acid béo tạo thành Prostaglandin và Thromboxane, hai chất này kích thích phản ứng viêm và thúc đẩy kết dính tiểu cầu, Prostaglandin E gây giãn mạch, xung huyết, tăng cảm giác đau.
Sử dụng thức ăn từ hải sản, dầu cá có chứa acid béo kép không no type n-3 bao gồm acid Eicosopentaenoic (EPA, C20:5) và acid Docosahexaenoic (DHA, C22:6) có thể thay thế acid Arachidonic của màng tế bào. Hai acid EPA và DHA cũng là cơ chất cho men Lipooxygenase để tạo thành Leucotriene B5 - LTB5 ít kích thích viêm và ít gây dính tiểu cầu hơn là Leucotriene B4 dẫn xuất từ acid béo thiết yếu Arachidonic. Bữa ăn sử dụng từ dầu cá thay mỡ đã được chứng minh trong một số công trình lâm sàng là có tác dụng giảm đau và giảm sưng khớp.
Bệnh nhân viêm khớp không nên ăn bắp, cả món ăn làm tăng chất mỡ trong máu đều bất lợi cho người đang bị viêm khớp vì xúc tác phản ứng viêm tấy ở mặt trong bao khớp.Do đó không chỉ thịt mỡ, bơ, xúc xích, dăm-bông mà ngay cả bánh kẹo cũng không nên có trong khẩu phần của người đang uống thuốc kháng viêm.Không ăn bắp khi khớp đang đau vì trong bắp có nhóm hoạt chất dễ gây nên tình trạng dị ứng dưới dạng viêm khớp, giảm lượng phốt-pho đưa vào cơ thể, nếu lượng phốt-pho cao sẽ dẫn đến giảm canxi.Canxi bị mất đi nhiều sẽ làm bệnh tiến triển xấu đi. Thực phẩm giàu phốt-pho là thịt, phủ tạng, thịt đã qua chế biến. Thịt đỏ cũng chứa nhiều a-xít uric không tốt cho bệnh nhân.Thịt đỏ và các sản phẩm bơ sữa cần giảm mặc dù những thực phẩm này rất giàu protein, vitamin và khoáng chất bởi vì chúng chứa nhiều chất béo bão hòa làm tăng viêm.
Không ăn nhanh, thức ăn sẵn, thức ăn chiên quá kỹ và nhiều dầu . Những loại thực phấm hấp dẫn này chứa quá nhiều dầu và chất béo.Tránh các thực phẩm có thể gây ra dị ứng vì chúng càng làm cho tình trạng viêm trở nên tồi tệ hơn như ngô, sản phẩm bơ sữa đã qua chế biến, quả thuộc họ cam quýt.Giảm muối, đường và rượu vì chúng làm giảm sự hấp thu can-xi của cơ thể. Ngoài ra, các đồ uống ngọt cũng nên tránh bởi chúng chứa rất nhiều đường và hàm lượng phốt-pho cao.Thực phẩm giàu a-xít oxalic như nam việt quất, mận, củ cải cũng không nên ăn.Một chế độ ăn hợp lý chắc chắn sẽ giúp giảm viêm ở các khớp và giảm đau do viêm khớp. Ngoài ra bệnh nhân cần kiểm soát cân nặng, bởi có những nghiên cứu chỉ ra rằng các mô mỡ sản xuất ra các hormone trực tiếp dẫn đến viêm và đau.
THỰC PHẨM NÊN ĂN
Chế độ ăn cho các bệnh nhân bao gồm các loại hoa quả có chứa hàm lượng phần trăm vitamin C cao như: cam, dâu tây, mâm xôi, đào, xoài…Táo là loại quả rất quan trọng vì nó có khả năng chống lại các phản ứng viêm.Một số thực phẩm khác cũng có tác dụng chống viêm như:tảo bẹ, nghệ, nấm và trà xanh. Rau củ nên được xem như là thành phần chính trong chế độ ăn của bệnh nhân. Một số loại như: cải bắp, cải xanh, tỏi, gừng, các loại đậu xanh, rau bina, tỏi tây, cây ô liu.Các loại cá như cá hồi, cá ngừ, sò, cá mòi, cá có thịt trắng… rất giàu a-xít béo ômêga 3 - chất quan trọng để hạn chế viêm.Một nhóm thực phẩm không thể thiếu là ngũ cốc: gạo lứt, lúa mỳ, lúa mạch đen... Các lương thực này chứa nhiều carbohydrate phức, mang lại nguồn năng lượng tuyệt vời cho người bệnh. Thảo dược và các loại gia vị giúp chống lại những phản ứng có hại đối cơ thể như húng quế, húng tây, ớt, quế, bạc hà, mùi tây và cây đinh hương. Các nguồn thức ăn giàu ma-giê cũng được khuyên nên ăn như: chuối, quả mơ, đậu, rau có lá.