Biều hiện viêm đau khớp ở bệnh luput

Luput ban đỏ hệ thống là một bệnh tự miễn của mô liên kết, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận cơ thể. Lupus ban đỏ hệ thống gây nguy hiểm nhiều cho khớp. Bệnh này phổ biến ở phụ nữ nhiều hơn gấp 9 lần ở đàn ông, đặc biệt là ở lứa tuổi từ 15 - 50.

Đa số những bệnh nhân mắc bệnh luput ban đỏ thường gặp là triệu chứng đau khớp, sưng khớp có nhưng hiếm gặp hơn. Sưng khớp thường đối xứng hai bên cơ thể và không gây tổn thương khớp. Những khớp thường bị nhất là các khớp ở bàn tay, cổ tay và khớp gối.

Ngoài ra, bệnh nhân còn có nhiều triệu chứng tổn thương ở các bộ phận khác như: ở da, niêm mạc (ban cánh bướm ở mặt, ban dạng đĩa ở thân mình, loét niêm mạc miệng mũi, tăng nhạy cảm của da với ánh sáng); tổn thương thận (protein niệu, hội chứng thận hư, suy thận); tổn thương cơ quan tạo máu (giảm 1 hay 3 dòng tế bào máu); tổn thương tim và phổi (tràn dịch màng tim, rối loạn nhịp, tràn dịch màng phổi, xơ phổi); tổn thương tâm thần, thần kinh;... Trong bệnh xơ cứng bì toàn thể, ngoài viêm khớp nhỏ và nhỡ còn có các tổn thương xơ cứng da và tổ chức dưới da, co thắt mạch đầu chi (hội chứng Raynaud), nuốt nghẹn, xơ phổi...

Đối với những bệnh nhân lupus, đặc biệt là những người phải sử dụng corticoid liều cao, có thể một số dạng tổn thương khớp do giảm máu nuôi gây chết các xương trong khớp. Tình trạng này được gọi là hoại tử vô mạch và thường gặp nhất ở các khớp háng và khớp gối. Thỉnh thoảng, một số cơ có thể bị viêm và rất đau, làm cho bệnh nhân trở nên yếu ớt và mệt mỏi hơn.

Luput ban đỏ hệ thống có thể điều trị được bằng cách điều trị các triệu chứng của bệnh, các chất ức chế miễn dịch; nhưng chưa có biện pháp chữa trị triệt để nào. Luput ban đỏ hệ thống có thể nguy hiểm chết người, nhưng với những tiến bộ trong y học hiện nay, tử vong đang trở nên hiếm hơn. Tỉ lệ sống sót ở những bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống ở Hoa Kỳ, Canada và châu Âu là khoảng 95% trong 5 năm, 90% trong 10 năm và 78% ở 20 năm.

Các thuốc có tác dụng ổn định bệnh là các thuốc ức chế miễn dịch, cyclophosphamide, methotrexate; thuốc chống sốt rét tổng hợp, thuốc điều trị triệu chứng như thuốc giảm đau, nâng cao thể trạng... Các thuốc phải dùng kéo dài, có thể suốt đời nên phải có sự hợp tác thật tốt giữa thầy thuốc và bệnh nhân để điều chỉnh thuốc cho thích hợp.

Ngoài dùng thuốc điều trị, người bệnh cần được nghỉ ngơi hợp lý, làm việc nhẹ nhàng, dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý, bổ sung chất khoáng và sinh tố. Tăng cường vệ sinh răng miệng và phòng các nhiễm khuẩn răng miệng.

Với các bệnh nhân có nhạy cảm da với ánh sáng thì phải đội mũ, đi găng, đeo kính, mặc các quần áo bằng chất liệu chống nắng, dùng các loại kem chống nắng khi buộc phải ra ngoài. Về sức khỏe sinh sản, các bác sĩ thường khuyên người bệnh chỉ có thể mang thai khi trong 6 tháng trước không có các đợt tiến triển bệnh. Vì bệnh có xu hướng nặng lên khi mang thai, do đó, khi có thai, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các thầy thuốc chuyên khoa.            

                                                                                                                                                  



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp
    8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp không đơn giản chỉ điều trị một vài ngày đã khỏi ngay vì đây là bệnh viêm mạn tính. Do đó rất nhiều người lo lắng bệnh viêm khớp dạng thấp lâu ngày có gây tàn phế và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể không? Dưới đây là 8 điều cần biết về căn bệnh này, giúp bệnh nhân điều trị đúng hướng giúp bệnh ổn định, ngăn ngừa biến chứng.

  •         Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?
    Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?

    Ngoài việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất béo không no, rau xanh, hoa quả tươi…kết hợp với việc vận động tập luyện, kiên trì sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để bệnh viêm khớp nhanh được cải thiện. Bệnh nhân cần kiêng những gì để bệnh viêm khớp tái phát ?