Đau nhức khớp ngón tay là triệu chứng của các bệnh nguy hiểm nào?

Bị đau nhức khớp ngón tay là hiện tượng thường gặp, đặc biệt ở người cao tuổi. Tình trạng đau nhức các khớp ngón tay không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh, mà nó có thể là dấu hiệu ban đầu của những bệnh xương khớp nguy hiểm, vì vậy bạn đừng coi thường. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về căn bệnh này để có kiến thức điều trị và phòng ngừa hiệu quả.

Đau nhức khớp ngón tay là gì?

Tình trạng đau nhức khớp ngón tay rất dễ gặp phải trong cuộc sống hàng ngày và gây cho người bệnh không ít phiền toái. Ngón tay người bệnh có thể bị tê nhức, sưng tấy. Cơn đau thường tăng nhanh khi bạn thực hiện các chức năng vận động như: Co duỗi, gấp, cầm nắm đồ vật,… 

Khi bị đau nhức khớp ngón tay, có một số triệu chứng điển hình thường gặp như:

+ Cơn đau sẽ xuất hiện ở một ngón tay, sau đó lan dần tới những ngón khác và lan ra đau cả bàn tay. Nhiều trường hợp, cơn đau còn lan sang cả cổ tay và khuỷu tay.

+ Vùng khớp tay bị sưng viêm, ửng đỏ, khi sờ vào có cảm giác đau nhức. Khi thời tiết thay đổi hoặc có tác động mạnh vào vùng tay bị đau, cơn đau sẽ trầm trọng hơn, nhiều trường hợp đau dữ dội không ngừng.

+ Không chỉ đau nhức, bạn sẽ gặp phải tình trạng tê cứng và sưng vùng khớp ở ngón tay. Phần dưới của ngón tay xuất hiện các hạt nhỏ và cứng, nhưng không đau, triệu chứng này xuất hiện ở những người bị viêm khớp dạng thấp.

+ Do phần sụn khớp bị thoái hóa nên lớp đệm bao bọc các xương khớp cũng mất dần đi. Điều này sẽ khiến cho người bệnh khi hoạt động sẽ phát ra tiếng kêu.

Đau nhức khớp ngón tay là triệu chứng của các bệnh nguy hiểm nào?

Đau viêm khớp ngón tay là triệu chứng thường gặp ở những bệnh lý về xương khớp, cụ thể như sau:

Bệnh viêm đa khớp dạng thấp

Đây là bệnh thấp khớp mạn tính, khi bạn mắc bệnh này có thể gặp phải các biến chứng như: Biến dạng khớp, tim mạch, đột quỵ, biến chứng ở da, phổi,…

Đau nhức xương khớp là một triệu chứng của bệnh viêm đa khớp dạng thấp

Đau nhức xương khớp là một triệu chứng của bệnh viêm đa khớp dạng thấp

Khi mắc phải viêm da khớp dạng thấp, bạn sẽ có những triệu chứng như đau khớp, các khớp bị sưng đỏ. Cơn đau có thể đến đột ngột và khiến bạn bị sốt nhẹ. Khi mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp, các dây thần kinh ở cổ tay, cánh tay sẽ nhanh chóng bị chèn ép. Từ đó gây ra những cơn đau nhức thường xuyên ở vùng cánh tay và bàn tay.

Bệnh thoái hóa khớp

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau khớp ngón tay. Thoái hóa khớp ngón tay sẽ làm cho phần sụn khớp suy yếu dần, nứt vỡ và các khớp bị thoái hóa dần. Không những thế, phần bao khớp sẽ nhanh chóng bị bong tróc, sưng viêm. Người bị thoái hóa khớp ngón tay sẽ gặp phải các triệu chứng như tay bị tê cứng, đau nhức, sưng tấy ở khớp.

Thoái hóa khớp ngón tay sẽ làm cho các sụn khớp yếu dần đi

Thoái hóa khớp ngón tay sẽ làm cho các sụn khớp yếu dần đi

Bệnh loạn dưỡng cơ bắp

Tình trạng này sẽ khiến cho các cơ xương của người bệnh yếu dần. Từ đó, người bệnh sẽ rất dễ bị đau khớp ngón tay và khó khăn trong việc vận động. Bệnh loạn dưỡng cơ bắp có thể gặp phải ở nhiều đối tượng khác nhau. Trong đó, những người ở lứa tuổi trung niên và cao tuổi dễ mắc phải căn bệnh này nhất. Theo thống kê, nữ giới chiếm 2/3 số người mắc phải bệnh này.

Hội chứng ống cổ tay

Đây là bệnh thường gặp ở những người làm văn phòng, sử dụng máy tính với những thao tác trên bàn phím và chuột liên tục trong thời gian dài. Từ đó sẽ dễ xuất hiện những cơn đau khớp ngón tay, bàn tay, cổ tay, khủy tay hay vai,…

Đau nhức khớp ngón tay có thể dẫn đến hội chứng ống cổ tay

Đau nhức khớp ngón tay có thể dẫn đến hội chứng ống cổ tay

Ngoài những cơn đau khớp ngón tay, người bệnh còn gặp phải triệu chứng tê bì đầu ngón tay và việc co duỗi các ngón cũng trở nên khó khăn hơn. Điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc cầm nắm, đánh máy,… 

Hội chứng De Quervain

Hội chứng De Quervain là bệnh do phần bao gân cơ dạng dài và duỗi ngắn ngón cái bị sưng viêm. Bệnh này có thể gây ảnh hưởng đến hai gân và chi phối vận động của ngón cái. Khi mắc bệnh này, bạn sẽ rất dễ gặp phải các triệu chứng như đau khớp cổ tay, cẳng tay và cả ngón tay cái. 

Cách phòng tránh đau nhức xương khớp ngón tay

Để tăng cường và bảo vệ sức khỏe xương khớp, bạn cần quan tâm tới: 

Chế độ dinh dưỡng 

Một chế độ dinh dưỡng giàu vitamin nhóm B, C, E, các khoáng chất kali, magie và canxi giúp xương vững chắc và phòng ngừa thoái hóa khớp hiệu quả. Bạn cần bổ sung những thực phẩm giàu canxi như: Sữa, tôm, cua, đậu nành… các thực phẩm giàu vitamin như rau, củ quả…

Hãy bổ sung đầy đủ canxi để xương chắc khỏe hơn

Hãy bổ sung đầy đủ canxi để xương chắc khỏe hơn

Bên cạnh đó, bạn cũng không nên ăn quá mặn hoặc quá ngọt vì cơ thể không hấp thu được canxi có trong thức ăn.

Hấp thụ vitamin D trong nắng sớm

Đây là cách tốt nhất để giúp xương chắc khỏe vì vitamin D trong ánh nắng mặt trời lúc sáng sớm là chất thúc đẩy cơ thể hấp thụ canxi, tốt cho xương khớp. Bạn nên để cơ thể hấp thụ vitamin D tốt nhất từ 6 - 8 giờ sáng vào mùa hè và 7 - 9 giờ sáng vào mùa đông. Bạn nên tránh tăng giảm cân đột ngột hay mang vác các vật nặng để phòng ngừa đau nhức xương cho cơ thể.

Phơi nắng lúc sáng sớm giúp hấp thụ vitamin D dễ dàng

Phơi nắng lúc sáng sớm giúp hấp thụ vitamin D dễ dàng

Vận động thường xuyên

Khi tập luyện thể dục, thể thao, hoạt động chân tay liên tục sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, đưa dinh dưỡng tới các sụn khớp, góp phần làm cơ bắp và xương khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, bạn không nên tập luyện với cường độ mạnh, tránh các tư thế không đúng trong sinh hoạt hàng ngày.



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp
    8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp không đơn giản chỉ điều trị một vài ngày đã khỏi ngay vì đây là bệnh viêm mạn tính. Do đó rất nhiều người lo lắng bệnh viêm khớp dạng thấp lâu ngày có gây tàn phế và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể không? Dưới đây là 8 điều cần biết về căn bệnh này, giúp bệnh nhân điều trị đúng hướng giúp bệnh ổn định, ngăn ngừa biến chứng.

  •         Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?
    Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?

    Ngoài việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất béo không no, rau xanh, hoa quả tươi…kết hợp với việc vận động tập luyện, kiên trì sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để bệnh viêm khớp nhanh được cải thiện. Bệnh nhân cần kiêng những gì để bệnh viêm khớp tái phát ?