Điều trị viêm khớp dạng thấp Theo đông y

Điều trị viêm khớp dạng thấp Theo đông y

Theo một số nghiên cứu hiện nay, hơn 2/3 trường hợp viêm khớp dạng thấp có liên quan đến cơ chế tự miển dịch. Ở  những người nầy, hệ kháng nhiễm của cơ thể đã nhận lầm một số yếu tố bình thường và vô hại như những tác nhân lạ và tấn công chúng.  Quá trình nầy đã tạo ra viêm nhiễm.  Do đó,  bên cạnh việc rèn luyện và vận động hợp lý việc phòng ngừa và điều trị kịp thời căn bệnh phải  bắt đầu từ việc điều chỉnh chế độ ăn uống để loại bỏ hoặc hạn chế các tác nhân gây bệnh.

   Ảnh minh họa       

            Viêm khớp dạng thấp là một dạng bệnh do thoái hoá cơ, xương, khớp.  Mỗi khớp thường được bảo vệ bởi nhiều thành phần như cơ, gân, sụn và màng hoạt dịch.  Trong quá trình cuộc sống, do tuổi đời, do chấn thương, do lao động nặng nhọc hoặc do tích lũy những chất độc hại, các khớp có thể bị thoái hóa, các tổ chức ở khớp bị khô nước, hóa vôi, xơ hóa hoặc biến dạng.  Những sự thay đổi này làm mất đi tính đàn hồi và sự linh hoạt cần thiết nên gây đau nhức và khó khăn khi chuyển động.  Bệnh thường xảy ra ở những khớp nhỏ và có tính đối xứng nhau như khớp ngón tay, cổ tay, khuỷu tay, ngón chân, đầu gối. . Bệnh cũng có thể xảy ra ở khớp háng, hoặc các đốt sống.  Thoái hoá khớp thường được xem là một hệ quả tự nhiên của quá trình lão hoá.  Tuy nhiên theo một số nghiên cứu của khoa học hiện nay, phần lớn trường hợp viêm khớp mãn tính có liên quan đến những vấn đề của hệ miển dịch. 

            Theo y học cổ truyền, Can chủ gân, Thận chủ xương và Tỳ chủ vận hóa khí huyết.  Do đó, khi Can, Thận hư tổn và Tỳ Vị suy yếu thì phong, hàn, thấp xâm nhiễm khiến chân tay đau nhức, co duỗi khó khăn. Ngoài ra,  cơ chế “tự miển dịch” có liên quan đến cơ địa dị ứng và yếu tố “phong” của y học cỗ truyền.

            Viêm khớp dạng thấp là một loại bệnh phong thấp thuộc phạm vi chứng Tý của y học cổ truyền.  Bệnh biểu hiện rõ khi thời tiết thay đổi hoặc khí trời ẩm ướt.  Phongthấp là hai yếu tố gây bệnh luôn đi kèm với bệnh viêm khớp mãn tính.  Tỳ Vị thuộc Thổ.  Trong ngũ hành khí, Thổ khí là loại khí đối kháng với thấp khí.  Nếu Tỳ Vị sung mãn sẽ giúp tiêu trừ thấp khí, tăng cường chuyển hóa và thúc đẩy khí huyết lưu thông.  Khi “huyết hành, phong sẽ tự diệt”, những điểm ứ trệ khí huyết gây tê, đau  cũng sẽ dần dần được giải tỏa.  Do đó, ngoài việc bổ Can Thận, sơ phong tán thấp thì việc kiện Tỳ, bổ khí là khâu chủ đạo trong phép chữa bệnh thấp khớp.  Tỳ Vị là cơ quan thu nạp và chuyển hoá thức ăn, Tỳ  lại “chủ tứ chi và cơ nhục” nên chế độ ăn uống và vận động hợp lý  có liên quan mật thiết đến thịnh suy của Tỳ.  Dù có dùng thuốc hay không thì chế độ ăn uống và luyện tập thể lực luôn là yếu tố quyết định trong việc phòng ngừa và điều trị viêm khớp.  Chế độ ăn uống ngoài việc  cung cấp đủ những nhóm thức ăn thiết yếu và vi chất cần thiết còn phải biết nhận dạng và kiêng cử những thức ăn sinh phong, có phong  để loại bỏ các tác nhân có khả năng kích hoạt quá trình viêm nhiễm.

 

 



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp
    8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp không đơn giản chỉ điều trị một vài ngày đã khỏi ngay vì đây là bệnh viêm mạn tính. Do đó rất nhiều người lo lắng bệnh viêm khớp dạng thấp lâu ngày có gây tàn phế và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể không? Dưới đây là 8 điều cần biết về căn bệnh này, giúp bệnh nhân điều trị đúng hướng giúp bệnh ổn định, ngăn ngừa biến chứng.

  •         Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?
    Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?

    Ngoài việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất béo không no, rau xanh, hoa quả tươi…kết hợp với việc vận động tập luyện, kiên trì sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để bệnh viêm khớp nhanh được cải thiện. Bệnh nhân cần kiêng những gì để bệnh viêm khớp tái phát ?