Viêm khớp dạng thấp không chỉ gây đau nhức khớp xương mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí người mắc sẽ phải đối diện với nguy cơ tàn phế. Để khắc phục tình trạng này, nhiều người có xu hướng lựa chọn các sản phẩm từ tự nhiên và có hiệu quả tích cực.
Tình hình dịch tễ bệnh viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp xảy ra ở tất cả các nước trên thế giới chiếm 0,5 - 3% dân số. Tại Việt Nam, tỷ lệ bị viêm khớp dạng thấp là 0,5%, chiếm 20% tổng số bệnh nhân mắc các bệnh khớp nhập viện. Bệnh tấn công chủ yếu tại các khớp ở nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể. Cứ 5 người trưởng thành thì 1 người mắc, phổ biến hơn cả là những đối tượng đang trong độ tuổi từ 20 – 40, nữ giới thường chiếm tỷ lệ cao gấp 2-3 lần nam giới.
Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp
Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp, tuy nhiên, qua các nghiên cứu và khảo sát thực tế, giới chuyên gia cho rằng, bệnh có liên quan mật thiết đến sự rối loạn, suy yếu của hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Bình thường, để cơ thể phát triển toàn diện và khỏe mạnh thì hệ miễn dịch có chức năng phát hiện các tế bào lạ như vi khuẩn, virus, vi sinh vật, những tế bào già, lỗi lạ xâm nhập vào cơ thể và kích thích sinh ra kháng thể để tấn công, phá hủy chúng. Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch bị suy yếu, rối loạn thì chúng không thể đảm nhận được chức năng đó hoặc không làm tròn “trách nhiệm” như bình thường. Cụ thể, chúng nhận diện nhầm những mô, tế bào trong cơ thể (trong trường hợp này là bao màng hoạt dịch, sụn, xương dưới sụn, khớp xương,…) là các tác nhân lạ, tế bào già, lỗi nên sản xuất ra kháng thể để tấn công, phá hủy chúng, gây nên bệnh viêm khớp dạng thấp với các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau, cứng khớp,... và đặc biệt là thường đối xứng hai bên cơ thể. Tình trạng này người ta gọi là tự miễn. Hiện nay, tự miễn gây ra rất nhiều bệnh lý khác nhau, điển hình như viêm khớp dạng thấp, bệnh vảy nến, lupus ban đỏ, tiểu đường tuýp 1,...
Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp có liên quan đến sự suy yếu, rối loạn của hệ miễn dịch
Bên cạnh đó, một số yếu tố như: Thói quen hút thuốc lá, di truyền, sự phơi nhiễm với hóa chất, thừa cân béo phì,... cũng góp phần hình thành nên viêm khớp dạng thấp.
Triệu chứng viêm khớp dạng thấp qua các giai đoạn
Triệu chứng phổ biến của viêm khớp dạng thấp phần lớn là đau khớp và cứng khớp, nặng nhất vào buổi sáng sau khi thức dậy hoặc sau khi ngồi bất động trong khoảng thời gian dài. Tình trạng cứng khớp thường xuất hiện đột ngột và đỡ hơn sau khi nắn bóp hoặc cố gắng cử động nhiều lần.
Viêm khớp dạng thấp gây sưng đau, cứng khớp ảnh hưởng đến khả năng vận động
Cụ thể các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp theo từng giai đoạn như sau:
- Giai đoạn I: Viêm màng trên khớp dẫn đến sưng khớp và đau khớp. Các tế bào miễn dịch di chuyển đến vùng viêm dẫn đến số lượng tế bào tăng cao trong dịch khớp.
- Giai đoạn II: Mô xương bắt đầu phát triển ảnh hưởng đến không gian khoang khớp và trên sụn, dần dần phá hủy sụn khớp và khớp bắt đầu thu hẹp do mất sụn. Trong giai đoạn này, thường không có dị dạng khớp.
- Giai đoạn III: Đây là giai đoạn nặng, tình trạng mất đi sụn khớp trong các khớp bị tổn thương làm lộ xương dưới sụn. Bệnh nhân đau khớp, sưng tấy với mật độ dày hơn, hạn chế chuyển động, cứng khớp vào buổi sáng, suy nhược cơ thể, teo cơ, hình thành các nốt sẩn dị dạng.
- Giai đoạn IV: Đây được gọi là giai đoạn cuối của bệnh viêm khớp dạng thấp. Ở giai đoạn này, quá trình viêm giảm đi, hình thành các mô xơ và xương chùng (xương kết hợp) dẫn đến việc ngừng chức năng khớp. Lâu ngày, cơ thể không chỉ xuất hiện tình trạng các khớp bị sưng đỏ, viêm và gây đau mà còn tổn hại đến cơ quan khác như da, tim, phổi, sốt nhẹ hoặc sốt cao, khô miệng, đục thủy tinh thể, đỏ mắt, loãng xương,…
Giải pháp nào cho người bị viêm khớp dạng thấp?
Vì có liên quan tới cơ chế tự miễn nên hiện nay vẫn chưa có thuốc chữa viêm khớp dạng thấp khỏi hoàn toàn, các phương pháp điều trị chủ yếu là cải thiện triệu chứng và ngăn chặn quá trình diễn tiến bệnh, giúp người mắc giảm thiểu nguy cơ gặp phải biến chứng nghiêm trọng như biến dạng khớp, mắc bệnh tim mạch, vô sinh,…
Các chuyên gia nhận định, để mang lại hiệu quả trong điều trị viêm khớp dạng thấp thì phương pháp đó cần đáp ứng 2 mục tiêu là:
- Trước mắt: Khắc phục các triệu chứng, giúp chống viêm, giảm đau,…
- Về lâu dài: Cần phải điều hòa hệ miễn dịch, tăng cường năng lượng cho tế bào, cải thiện khả năng nhận diện của tế bào miễn dịch, chống tự miễn, chống thoái hóa tại các tổ chức, đặc biệt là mô, sụn khớp.
Hiện nay, có nhiều loại thuốc giúp hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp như các thuốc giảm đau, chống viêm không steroid hoặc các thuốc glucocorticoid. Tuy nhiên, việc sử dụng nhóm thuốc này như “con dao 2 lưỡi”. Bên cạnh tác dụng cải thiện triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau, cứng khớp,... nhóm thuốc này có thể gây ức chế miễn dịch, nếu dùng lâu dài sẽ khiến tình trạng suy giảm miễn dịch, tự miễn trầm trọng hơn. Như vậy, có thể thấy rằng, các thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp chỉ đáp ứng được 1 mục tiêu là cải thiện triệu chứng mà bỏ qua phần quan trọng nhất trong điều trị các bệnh mạn tính nói chung và viêm khớp dạng thấp nói riêng đó là tác động vào nguyên nhân gây bệnh (sự rối loạn, suy yếu của hệ thống miễn dịch, hiện tượng tự miễn).
Thuốc tây điều trị viêm khớp dạng thấp
Các bài thuốc đông y tuy lành tính nhưng đòi hỏi tốn công đun sắc, điều này hơi bất tiện đối với những ai có công việc bận rộn hoặc thường xuyên công tác xa nhà. Hơn nữa, rất khó để cân đo đong đếm chính xác liều lượng, nguồn gốc dược liệu không rõ ràng,... Đứng trước những bất cập và khó khăn này, các nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu để tìm ra giải pháp giúp hỗ trợ điều trị viêm khớp hiệu quả, an toàn. Sau nhiều nỗ lực, kết hợp tinh hoa y học cổ truyền và công nghệ bào chế hiện đại, đến năm 2009, các nhà khoa học đã bào chế thành công thảo dược đáp ứng đầy đủ mục tiêu điều trị viêm khớp dạng thấp, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng.