Sản phẩm thảo dược khắc phục tình trạng đau khớp cổ chân như thế nào?

Đau khớp cổ chân là một trong những vấn đề thường gặp và gây không ít khó khăn trong quá trình vận động. Hiện nay, để giúp cải thiện tình trạng này, rất nhiều người đã ưu tiên lựa chọn sản phẩm thảo dược. Để hiểu rõ hơn sản phẩm giúp khắc phục đau khớp cổ chân như thế nào thì mời các bạn cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết sau đây.

Đau khớp cổ chân – Nguyên nhân do đâu?

Tuy không có kích thước lớn nhưng khớp cổ chân giữ một vai trò khá quan trọng trong việc đảm bảo mọi hoạt động của cơ thể. Khớp cổ chân được bao quanh bởi một hệ thống xương và các dây chằng có tác dụng giúp cổ chân hoạt động dễ dàng hơn. Do nhiều nguyên nhân tác động làm cho dây chằng bị rách, cổ chân sẽ kém vững khiến bàn chân bị lệch, gây nên hiện tượng đau khớp cổ chân. Thủ phạm được xác định gây ra căn bệnh này chính là:

- Sự lão hóa khớp: Quá trình này khiến sụn khớp bị thoái hóa, xương cọ xát sẽ gây nên tình trạng đau nhức và khó khăn trong việc di chuyển, gây viêm đau khớp cổ chân.

- Rối loạn miễn dịch: Sự suy yếu, rối loạn của hệ miễn dịch cũng khiến cho các vi khuẩn, virus có hại dễ dàng xâm nhập và tấn công vào mô, sụn khớp, gây nên tình trạng viêm, đau. 

- Chấn thương: Tình trạng này còn có thể do một số chấn thương xương khớp gây ra như vận động quá mạnh, tai nạn lao động, làm tổn hại tới khớp cổ chân, gây nên viêm khớp nhiễm khuẩn.

- Các bệnh xương khớp: Gút hay viêm khớp dạng thấp là căn bệnh phổ biến ai cũng có thể mắc phải. Trong đó, gút thường gặp ở nam giới, những người ăn uống thừa chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất đạm. Viêm khớp dạng thấp khả năng cao xảy ra ở chị em phụ nữ, người cao tuổi,… Triệu chứng đau khớp cổ chân điển hình của bệnh gút, còn đối với viêm khớp dạng thấp là tình trạng viêm đau khớp cổ chân, viêm bàn chân, mắt cá chân, thậm chí lan lên khu vực khớp gối.

- Thừa cân, béo phì: Trọng lượng cơ thể càng cao, áp lực đè nén lên bàn chân, cẳng chân, đầu gối càng nặng, từ đó rất dễ dẫn đến các vấn đề về xương khớp, điển hình là đau khớp cổ chân.

 Thừa cân, béo phì là một trong những nguyên nhân gây đau khớp cổ chân

Thừa cân, béo phì là một trong những nguyên nhân gây đau khớp cổ chân

- Căng thẳng: Khi cơ thể quá căng thẳng sẽ làm mất cân bằng lượng hormone, dẫn đến giảm khả năng miễn dịch, tăng nguy cơ bị viêm khớp. Điều này cũng khiến cho khớp cổ chân bị đau.

Dấu hiệu đau khớp cổ chân

Ở giai đoạn đầu, người mắc có thể cảm thấy mệt mỏi, mắt cá chân sưng đỏ, đặc biệt, khi ấn vào vùng xung quanh khớp cổ chân sẽ cảm thấy đau, nhất là khi cử động, di chuyển. Mức độ đau tăng dần từ nhẹ đến nặng, tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi. Sở dĩ người bệnh cảm thấy khó chịu, đau nhức mỗi khi đi đứng, chạy nhảy là bởi sụn khớp bị thoái hóa, 2 đầu xương không còn được bảo vệ sẽ cọ xát vào nhau, gây đau đớn khi cử động.

Đồng thời, tình trạng xương dưới sụn bị tổn thương sẽ dẫn đến hậu quả là hình thành gai xương. Các gai này va chạm vào đầu xương còn lại hoặc chèn ép rễ dây thần kinh, gây đau nhức. Đau khớp cổ chân không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày, hạn chế hoạt động như đi lại, chạy nhảy mà nếu kéo dài thời gian có thể gây teo cơ, biến dạng xương khớp, người bệnh mất dần khả năng vận động do tàn phế.

Một vài dấu hiệu đau khớp cổ chân mà người mắc thường gặp:

- Khớp cổ chân sưng lên, đỏ, nóng.

- Cảm giác bị nhức nhối ở khớp cổ chân.

- Cơn đau quặn khiến cổ chân, bàn chân khó vận động, đi lại.

- Nắn xung quanh một vài khớp xương có biểu hiện đau dữ dội.

- Nghe hay cảm thấy tiếng kêu lạo xạo khi vận động, gây đau quặn khớp cổ chân.

- Các cơn đau khớp có khả năng khiến người mắc đuối sức, sốt.

Bị đau cổ chân uống thuốc gì?

Thông thường, chúng ta sẽ băn khoăn bị đau khớp cổ chân nên uống thuốc gì khi có biểu hiện đau nhức. Các chuyên gia cho biết, tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà có những loại thuốc chữa đau khớp cổ chân khác nhau. Thông thường, để khắc phục tình trạng này, một số thuốc giảm đau thường sử dụng đó là loại chứa các thành phần chính: Ibuprofen, paracetamol, meloxicam, diclofenac,... giúp giảm đau nhanh chóng, ngoài ra, có thể kết hợp với một số loại thuốc giãn cơ. Mặc dù vậy, việc sử dụng thuốc sau một thời gian dài rất dễ dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc và gây ra tác dụng không mong muốn như: Viêm loét dạ dày, chảy máu dạ dày,... Bên cạnh đó, nhiều người thường có thói quen tự ý dùng các thuốc chống viêm nặng có thành phần corticoid để tiêu viêm, giảm sưng. Tuy đem lại hiệu quả nhanh chóng nhưng về lâu dài lại gây nên nhiều mối nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe như: Bệnh về gan, thận, tiểu đường,...

 Thuốc giảm đau chống viêm giúp giảm đau khớp

Thuốc giảm đau chống viêm giúp giảm đau khớp

Các loại thuốc tây y trên đây tuy có thể giúp người mắc giảm được sự đau đớn nhưng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng đau khớp cổ chân, giúp tái tạo và nuôi dưỡng sụn khớp từ bên trong một cách an toàn và hiệu quả? Hiểu được điều này, các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu và bào chế thành sản phẩm thảo dược luôn nhận được sự đánh giá cao từ giới chuyên gia và phản hồi tích cực của người dùng.



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp
    8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp không đơn giản chỉ điều trị một vài ngày đã khỏi ngay vì đây là bệnh viêm mạn tính. Do đó rất nhiều người lo lắng bệnh viêm khớp dạng thấp lâu ngày có gây tàn phế và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể không? Dưới đây là 8 điều cần biết về căn bệnh này, giúp bệnh nhân điều trị đúng hướng giúp bệnh ổn định, ngăn ngừa biến chứng.

  •         Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?
    Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?

    Ngoài việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất béo không no, rau xanh, hoa quả tươi…kết hợp với việc vận động tập luyện, kiên trì sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để bệnh viêm khớp nhanh được cải thiện. Bệnh nhân cần kiêng những gì để bệnh viêm khớp tái phát ?